10 Yếu Tố Cần Biết Trước Khi Bắt đầu Khởi Nghiệp ở Mọi Lĩnh Vực

Khởi nghiệp mang đến cho bạn nhiều cơ hội để đột phá trong sự nghiệp, phát triển bản thân và biến ước mơ trở thành hiện thực. Ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời nhưng cũng không kém thử thách bởi bạn cần chuẩn bị nhiều yếu tố trước khi bắt đầu. Hãy theo dõi top 10 yếu tố đáng giá cần chuẩn bị khi khởi nghiệp dưới đây cùng LPTech.

1. Kế hoạch kinh doanh

Khởi nghiệp thành công cần một kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Tâm lý chung của những bắt đầu khởi nghiệp sẽ vô cùng hào hứng và mong chờ đến lúc có thể biến ý tưởng thành hiện thực mà quên đi việc lập kế hoạch kinh doanh.

Một kế hoạch kinh doanh càng chi tiết càng tăng cơ hội thực hiện khả quan hơn. Một chiến lược đầy đủ cần định hướng, triển khai thực hiện và đánh giá qua nhiều yếu tố, sau đây là một số yếu tố chính cần thiết:

  1. Mục tiêu rõ ràng
  2. Phạm vi cụ thể
  3. Giá trị khách hàng
  4. Năng lực của công ty, doanh nghiệp
  5. Cách thức hoạt động

Kế hoạch kinh doanh khi khởi nghiệp

2. Loại hình kinh doanh

Hãy lưu ý đến việc xác định loại hình kinh doanh cụ thể trước khi bắt tay vào khởi nghiệp tại một lĩnh vực nào đó.

Loại hình kinh doanh là yếu tố nghiêm túc cần suy nghĩ, bạn cần nghiên cứu những loại hình đang có, cân nhắc từng vấn đề, so sánh những giá trị và hạn chế của chúng. Từ đó, bạn có thể lựa chọn chúng và tiến đến thực hiện các yêu cầu pháp lý, các yêu cầu tài sản thích hợp. Một vài loại hình kinh doanh phổ biến cho bạn tham khảo:

  1. Doanh nghiệp liên doanh
  2. Công ty TNHH một thành viên
  3. Doanh nghiệp tư nhân
  4. Công ty hợp danh

3. Nguồn vốn, tài sản công ty hoặc doanh nghiệp

Nguồn vốn và tài sản của công ty là những thứ cần được chuẩn bị và quản lý kỹ càng trước khi bắt đầu khởi nghiệp. LPTech lưu ý bạn đừng nhầm lẫn giữa khái niệm nguồn vốn và tài sản

Nguồn vốn có nhiều loại chẳng hạn vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn góp, vốn pháp định,…. Nguồn vốn có thể là tiền hoặc các trị được đưa vào công ty. Đây là nguồn hình thành nên tài sản. Có thể xem tổng các nguồn vốn là tổng giá trị tài sản.

Tài sản là toàn những nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ chẳng hạn: tài sản cố định (nhà cửa, máy móc, kho bãi, phương tiện vận tải,..), nguyên vật liệu, công dụng cụ,…..

4. Tài liệu pháp lý

Yếu tố hữu ích cho khởi nghiệp tiếp theo trong top 10 tại đây là pháp lý khi khởi nghiệp. Tùy vào loại hình kinh doanh và lĩnh vực cụ thể mà các yêu cầu pháp lý sẽ khác nhau.

Hãy chú ý tìm hiểu và thực hiện đầy đủ theo các điều khoản, chính sách, giấy phép, quy định kinh doanh cụ thể của nhà nước liên quan đến việc kinh doanh của bạn nhằm đảm bảo tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tránh các vấn đề pháp lý

Đối với những yêu cầu pháp lý phức tạp mà bạn chưa hiểu rõ hoặc không có nhiều thời gian tìm hiểu, hãy tìm đến sự cố vấn từ luật sư

5. Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng

Sự hiểu biết và kinh nghiệm góp phần quan trọng trong việc lựa chọn lĩnh vực khởi nghiệp. Việc kinh doanh sẽ khá rủi ro nếu bạn không có kiến thức về chúng.

Kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để sáng tạo, tìm ra các góc ngách của thị trường, điều hành tốt hơn và biết cách để mang đến nhiều lợi nhuận hơn cho công ty cũng như giá trị cho khách hàng.

Trường hợp bạn quá đam mê với lĩnh vực đó và quyết tâm khởi nghiệp dù chưa chuẩn bị sẵn có kiến thức, hãy tham khảo hai cách sau:

  1. Tham gia các khóa đào tạo liên quan đến lĩnh vực đó
  2. Tìm chuyên gia hoặc người cố vấn có kinh nghiệm và chuyên môn cao

6. Lựa chọn nhà cung cấp

Việc lựa chọn nhà cung cấp nhằm đảm bảo có đủ nguồn nguyên liệu phục vụ cho việc khởi nghiệp kinh doanh của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tìm được những đơn vị chất lượng, giá tốt để hợp tác nhằm tăng thêm lợi nhuận cho công ty. Một vài yếu tố lựa chọn nhà cung cấp gồm:

  1. Thời gian hoạt động của nhà cung cấp
  2. Mức độ uy tín và sự chuyên nghiệp của họ trên thị trường
  3. Hiệu suất cung cấp
  4. Giá thành nhập vào của công ty bạn

Lưu ý:Hạn chế rủi ro đình trệ sản xuất vì thiếu nguồn hàng, bạn không nên chỉ hợp tác với một nhà cung cấp nhất định mà hãy hợp tác nhiều hơn

Vấn đề pháp lý khi khởi nghiệp

7. Tuyển dụng nhân sự chất lượng

Nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng. Việc tuyển dụng và quản lý nhân sự được xem là một chuyện khó khăn. Một số doanh nghiệp, công ty khởi nghiệp lựa chọn phương án thuê ngoài thay vì tuyển dụng nhân sự. Bạn có thể cân nhắc việc tuyển dụng hoặc tìm đơn vị cung cấp bên ngoài để hoàn thành công việc nào đó.

Nếu doanh nghiệp bạn lựa chọn thuê ngoài, hãy quan tâm đến chuyên môn và độ tin cậy của đơn vị đó. Đối với lựa chọn tuyển dụng nhân sự cho công ty, bạn hãy cân nhắc với các đàm phán về mức lương, phúc lợi, KPI, thời gian làm việc, môi trường,…

8. Thái độ tích cực

Việc khởi nghiệp ban đầu sẽ khá khó khăn, thái độ với công việc sẽ quyết định bản lĩnh mà bạn có và hiệu quả công việc.

Thái độ làm việc tích cực ảnh hưởng đến công việc rất nhiều, đặc biệt là trong gian đoạn khởi nghiệp đầy thử thách. Bạn cần luyện tập một tâm thái tốt, suy nghĩ tích cực và không nản chí mỗi khi thất bại. Đa số các Founder, CEO thành công từ khởi nghiệp đều nuôi dưỡng một thái độ đáng ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, sở hữu một tâm thái tốt không phải điều đơn giản, LPTech chia sẻ một số bí quyết giúp bạn cải thiện tâm trạng chẳng hạn:

  1. Thay đổi cách suy nghĩ
  2. Làm những điều bạn thích để giải tỏa Stress
  3. Ngồi thiền, tập yoga
  4. Tập hít thở sâu

9. Lựa chọn thời điểm hợp lý

Trên thực tế, không có câu trả lời khuôn mẫu nào để giải đáp cho câu hỏi thời điểm khởi nghiệp nào là hợp lý. Điều này sẽ tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh và các yếu tố liên quan để đưa ra quyết định về thời gian hợp lý.

Thời điểm quyết định sự thành công đối với dự án khởi nghiệp. Bạn cần quan tâm đến những yếu tố chủ quan (vốn, sự nghiệp, kinh nghiệm, trình độ,….) và khách quan (hoàn cảnh thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhu cầu người tiêu dùng, quy mô thị trường, định vị sản phẩm dịch vụ trong tâm trí khách hàng…) tại thời điểm đó.

10 yếu tố cần biết trước khi bắt đầu khởi nghiệp ở mọi lĩnh vực

10. Đam mê và niềm tin

Sau tất cả, niềm đam mê, lòng tin là động lực để bạn hành động vững vàng trong suốt quá trình khởi nghiệp, bạn sẽ vượt qua được những khó khăn, thất bại. Bạn sẽ thật sự yêu thích công việc của mình và luôn biết cách để làm gì khiến nó tốt hơn.

Trên đây là top 10 yếu tố chính cần biết nhưng cũng không phải là tất cả. Bên cạnh các yếu trên, bạn khi khởi nghiệp cần lưu ý thêm các khía cạnh khác chẳng hạn: chi phí hoạt động, địa điểm công ty, đối tượng khác hàng, qui mô công ty,….Ngoài ra, nếu bạn biết thêm các yếu tố nào khác, hãy bình luận phía dưới để chia sẻ kiến thức nhé!

>> Xem thêm bài viết:

Mô hình kinh doanh là gì? 5 mô hình kinh doanh phổ biến cho người muốn khởi nghiệp

Top 10 ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp vốn ít lãi cao năm 2021

Liên hệ tư vấn - LPTech

Thông tin liên hệ

Nếu bạn có thắc mắc gì, có thể gửi yêu cầu cho chúng tôi, và chúng tôi sẽ liên lạc lại với bạn sớm nhất có thể .

Công ty TNHH TMĐT Công nghệ LP

Giấy phép kinh doanh số 0315561312/GP bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hồ Chí Minh.

Văn phòng: Lầu 4, Toà nhà Lê Trí, 164 Phan Văn Trị, Phường 12,Quận Bình Thạnh, HCMC

Hotline: 0338 586 864

Mail: sales@lptech.asia

Zalo OA:LP Tech Zalo Official

Zalo Sales:033 85 86 86 64 (Sales)

Từ khóa » Những Yếu Tố để Khởi Nghiệp Thành Công