Hành Trang Cho Việc Khởi Nghiệp Cần Chuẩn Bị Gì?
Có thể bạn quan tâm
Khởi nghiệp là khi bạn đang có ý định tự mình thực hiện việc kinh doanh, quản lý và tìm kiếm thu nhập thông qua quá trình sản xuất, cung cấp và phát triển một sản phẩm mới hoặc dịch vụ nào đó ra thị trường, ngoài ra còn có thể mua bán lại sản phẩm đang có. Trước làn sóng khởi nghiệp hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã và đang có những bước tiến rõ rệt. Vậy còn những người chuẩn bị khởi nghiệp cần chuẩn bị gì để có khởi đầu triển vọng?
Mỗi người sẽ có các cách khác nhau để bước chân vào cuộc chơi khởi nghiệp. Thế nhưng bạn vẫn cần phải đảm bảo được một số yếu tố cơ bản làm nền tảng cho doanh nghiệp mình sắp xây dựng. Đó là:
1. Khả năng sáng tạo, tìm kiếm ý tưởng
Yếu tố đầu tiên và có tính quan trọng nhất khi bắt đầu con đường khởi nghiệp của bạn đó là bạn phải có khả năng sáng tạo và không ngừng tìm tòi những ý tưởng mới mẻ. Nó cũng là câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi "khởi nghiệp từ đâu?". Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ ai cũng có thể cho ra đời ý tưởng song sự khác biệt lớn nhất giữa những người bình thường và người khởi nghiệp là họ sẽ áp dụng chúng vào hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Sự sáng tạo cũng làm cho chúng ta khác biệt hoàn toàn so với các đối thủ. Ngay cả khi đối thủ đang kinh doanh mặt hàng giống bạn nhưng nhờ có sáng tạo, chúng ta dễ dàng nghĩ ra nhiều cách để khách hàng nhớ ngay đến mình khi trông thấy sản phẩm đó. Sự sáng tạo giúp bạn có cái nhìn bao quát toàn bộ những gì đang diễn ra trên thị trường hiện tại rồi từ đó tìm kiếm những nhu cầu chưa được đáp ứng của khách hàng, cuối cùng đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp sao cho vừa tạo nên sự đột phá, vừa tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp bạn.
Thị trường là mảnh đất màu mỡ với vô vàn doanh nghiệp, hình thức, ngành nghề kinh doanh. Tạo nên sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp cũng chính là điểm tựa quan trọng để bạn đứng vững trên thị trường ngày ngày vẫn đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt ấy.
2. Nguồn vốn cho khởi nghiệp
Một yếu tố quan trọng khác bên cạnh ý tưởng khởi nghiệp chính là nguồn vốn. Giả sử doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn là một cái cây thì vốn là nguồn dinh dưỡng nuôi sống nó. Bạn không thể thực hiện được những kế hoạch mình ấp ủ cho dù nó có tiềm năng đến đâu nếu như không có vốn. Vốn có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, do bạn tự chuẩn bị hoặc kêu gọi, đi vay,.... Chúng cũng được nhìn nhận như thứ đòn bẩy cho sự thành công sau này của doanh nghiệp khởi nghiệp.
3. Kiến thức nền tảng và kiến thức chuyên môn về khởi nghiệp
Khi làm chủ một doanh nghiệp, bạn buộc phải sở hữu lượng kiến thức cơ bản đồng thời không ngừng trau dồi thêm cho mình thật nhiều kiến thức chuyên môn của ngành nghề phục vụ cho mục đích khởi nghiệp. Khởi nghiệp cần chuẩn bị gì trong một lĩnh vực bất kì, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ càng về những kiến thức xung quanh lĩnh vực đó. Chẳng hạn doanh nghiệp của bạn làm về sản phẩm vật liệu xây dựng thì chủ doanh nghiệp phải am hiểu về tất cả các loại vật liệu và cách thức thi công. Ngày nay khi có càng nhiều agency ra đời đòi hỏi người đứng đầu doanh nghiệp luôn cần nắm bắt đa dạng về kiến thức khởi nghiệp và lĩnh vực kinh doanh.
Hiểu biết về các kiến thức cơ bản lẫn kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình khởi nghiệp và nhiều khía cạnh khác của doanh nghiệp như sản phẩm, thị trường, nguồn nhân lực, công nghệ, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp,... là một nền tảng vững chắc để bạn tránh khỏi sự thất bại vì thiếu kiến thức và những sự cố ngoài ý muốn xảy đến. Mặt khác, khi đã có kiến thức, bạn cũng sẽ không quá khó khăn để đưa ra nhiều ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời, sát với thực tế!
4. Sự nỗ lực và kiên trì
Không phải ai khi mới bắt đầu khởi nghiệp cũng có được thành công, ngược lại tỷ lệ thất bại chiếm đa số. Nhưng tại sao hiện nay ngày càng có nhiều người vẫn không ngừng khởi nghiệp? Khởi nghiệp làm gì mà lại có sức hấp dẫn đến như vậy? Đó chỉ có thể là nhờ sự kiên trì và nỗ lực của con người.
Khi mới bắt đầu, chúng ta nào biết được bản thân cần làm thế nào cho đúng mà chỉ có thể lên kế hoạch và dần thực hiện để rồi liên tục rút kinh nghiệm cho đến khi tìm ra quy trình làm việc phù hợp nhất, tối ưu hóa nhất mà thôi. Nếu bạn là người sợ thất bại hoặc nóng vội, bạn khó có thể tồn tại được trong làn sóng khởi nghiệp hiện nay.
Thực tế đã chứng minh rằng những doanh nhân thành công chúng ta vẫn thường hâm mộ đều là những người có tinh thần quyết tâm cao hơn hẳn so với những người bình thường ngay cả khi tưởng như họ không bao giờ bị thất bại. Suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm. Thất bại không phải là sự chấm dứt hoạt động mà để chúng ta nhận ra vấn đề thực sự nằm ở đâu, đưa ra giải pháp nhằm vượt qua trở ngại đang cản bước. Đây cũng có thể cho là một dạng của sự đam mê, đi kèm với tính kiên trì sẽ khiến chúng ta đứng lên nhanh chóng sau những thất bại.
Hành trang khởi nghiệp cần chuẩn bị gì ngoài những điều mà Cen X Space vừa chia sẻ? Đó có thể là một loạt kỹ năng cá nhân như quản lý tài chính, nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược,... đều đóng vai trò nhất định vào công cuộc xây dựng doanh nghiệp khởi nghiệp. Chúng tôi tin rằng mỗi người sẽ tự đưa ra những câu trả lời thích hợp theo cách của riêng mình.
Từ khóa » Những Yếu Tố để Khởi Nghiệp Thành Công
-
5 Yếu Tố Quan Trọng để Khởi Nghiệp Thành Công - ITP-GROUP
-
Khởi Nghiệp Thành Công Cần Những Yếu Tố Nào? - HIU
-
10 Yếu Tố Cần Biết Trước Khi Bắt đầu Khởi Nghiệp ở Mọi Lĩnh Vực
-
8 Yếu Tố Quan Trọng Cần Có Khi Bắt Đầu Khởi Nghiệp - Way
-
Khởi Nghiệp Là Gì? 8 Yếu Tố Cần Phải Có để Khởi Nghiệp Thành Công
-
7 Yếu Tố Cần Thiết Không Thể Thiếu Khi Mới Khởi Nghiệp
-
Những Yếu Tố để Khởi Nghiệp Thành Công - Hoàn Cầu Office
-
Khởi Nghiệp Thành Công - Báo điện Tử Chính Phủ
-
6 YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÀNH CÔNG CỦA Ý TƯỞNG ...
-
Startup Là Gì? Các Yếu Tố Quan Trọng để Khởi Nghiệp Thành Công - Sapo
-
10 Kỹ Năng Cần Phải Có để Khởi Nghiệp Thành Công | Vân Nguyên
-
Những Yếu Tố để Khởi Nghiệp Thành Công?
-
Những Yếu Tố Cần Thiết để Khởi Nghiệp Thành Công - Social Marketing
-
Khởi Nghiệp Là Gì? Những Yếu Tố để Khởi Nghiệp Thành Công - F88