Khởi Nghiệp Là Gì? 8 Yếu Tố Cần Phải Có để Khởi Nghiệp Thành Công

Chắc hẳn cụm từ khởi nghiệp bạn đã nghe qua rất nhiều nhưng không phải ai cũng biết Khởi nghiệp là gì? Startup là gì? Lập nghiệp là gì? Chúng có những điểm nào giống và khác nhau? Và khởi nghiệp kinh doanh cần những yếu tố nào để bắt đầu?

Khái niệm khởi nghiệp, start-up, lập nghiệp

Khởi nghiệp là gì?

Khởi nghiệp là thuật ngữ nói về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh, thường được dùng với nghĩa hẹp các công ty công nghệ trong giai đoạn lập nghiệp, Khởi nghiệp là một tổ chức cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho cộng đồng. 

Startup là gì?

Startup là một danh từ chỉ một nhóm người hoặc một công ty cùng nhau làm một điều chưa chắc đã thành công.

Rất nhiều người thường nhầm khởi nghiệp với Startup, khởi nghiệp một hành động bắt đầu một nghề nghiệp, khái niệm khởi nghiệp đã xuất hiện từ rất lâu và diễn ra tại nhiều quốc gia trong khi đó khái niệm “startup” chỉ mới xuất hiện gần đây.

You might also like

No Content Available Load More

Lập nghiệp là gì?

Lập nghiệp và việc gây dựng cơ nghiệp bằng cách thành lập doanh nghiệp tư nhân mà rất nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đang  làm theo mô hình kinh doanh này.

Theo ông Trương Gia Bình (phó giáo sư – Tiến sĩ, trưởng khoa quản trị kinh doanh, đại học Quốc gia Hà Nội thì khởi nghiệp đòi hỏi phải đổi mới, sáng tạo, đặc tính của khởi nghiệp là đột phá nhằm mang đến những sản phẩm hay dịch vụ chưa hề có trên thị trường hay mang đến một giá trị tốt hơn so với những thứ đã có sẵn.

Lập nghiệp là chỉ gây dựng cơ nghiệp từ việc lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể mà vô số những doanh nghiệp, hộ gia đình khác đã và đang làm cùng mô hình kinh doanh giống nhau, chẳng hạn như mở nhà hàng, quán ăn, tiệm hớt tóc, quán cà phê… 

Để dễ hiểu hơn khi phân biệt giữa lập nghiệp và khởi nghiệp là chăn nuôi bò, nếu bạn mua bò về và chăn nuôi như các hộ khác trong vùng là bạn đang lập nghiệp, còn nếu bạn mua bò về để kinh doanh điều gì đó chưa có thì là bạn đang khởi nghiệp.

Khởi nghiệp kinh doanh cần những yếu tố nào?

Năng lực sáng tạo

Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu con đường khởi nghiệp, do đó bản thân bạn phải có năng lực sáng tạo. Chỉ có sự sáng tạo mới làm nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ, năng lực sáng tạo sẽ giúp bạn tìm ra những nhu cầu chưa được đáp ứng, từ đó lập kế hoạch kinh doanh cho riêng mình, kế hoạch này phải tạo nên sự đột phá và lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Chính sự khác biệt trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp là điểm mạnh của bạn trong thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này. Bạn không phải là người đi đầu tiên trong lĩnh vực này, bạn không có đủ sức để cạnh tranh với những doanh nghiệp lớn thì bạn cần phải có một cái gì đó mới mẻ hơn, thu hút được người tiêu dùng và trở thành người dẫn đầu. 

Sự kiên trì

Kiên trì là một trong những yếu tố quan trọng là vì trong quá trình khởi nghiệp sẽ không có thành công ngay, có rất nhiều người thất bại không chỉ hai hay ba lần, điều bạn cần ngay lúc này là không từ bỏ, tiếp túc kiên trì đứng dậy và bắt đầu lại ý tưởng của mình, tìm hiểu xem chỗ nào không thích hợp và thay đổi nó.

Chính sự quyết tâm và lòng kiên trì trong con người đó đã tạo nên sự thành công sau này. “Thất bại là mẹ thành công”, dù 100 lần thất bại thì cũng là 100 bài học để rút kinh nghiệm cho mình.

Vốn khởi nghiệp kinh doanh

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng khi muốn khởi nghiệp kinh doanh, là nguồn nuôi dưỡng chính cho kế hoạch kinh doanh và là đòn bẩy giúp bạn thành công trong sự nghiệp của mình.

Nếu bạn không có đủ vốn liếng để khởi nghiệp, hãy tìm kiếm nhà đầu tư, nhà đầu tư, tuy nhiên bạn không nên quá tính toán với nhà đầu tư, hãy để họ tự trải nghiệm về ý tưởng của bạn.

Kiến thức nền tảng cơ bản

Khi muốn làm một việc gì đó bạn cũng cần phải có kiến thức về ngành nghề đó, vì thế nếu muốn khởi nghiệp trong một lĩnh vực nào đó bạn cũng nên tìm hiểu kĩ các kiến thức xung quanh lĩnh vực đó.

Nếu bạn muốn khởi nghiệp từ việc kinh doanh home stay thì bạn cần phải tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nghề dịch vụ, thiết kế nhà cửa, phục vụ ăn uống…

Khi đã có những kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực bạn đang muốn khởi nghiệp thì bạn đã tự tạo cho mình một bước đệm quan trọng, giảm bớt việc thất bại trong quá trình khởi nghiệp của bạn. Do vậy khi mới bắt đầu khởi nghiệp bạn cần nắm vững cho mình những kiến thức cơ bản cẩn thiết.

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Việc nghiên cứu thị trường sẽ đem đến cho bạn những thông tin quan trọng về lĩnh vực mà bạn đang có nhu cầu hoạt động. Ngoài ra, khi nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn phát triển kế hoạch kinh doanh tốt hơn, thích ứng với thị trường trong tương lai nhanh chóng. 

Khi nghiên cứu thị trường những yếu tố bạn cần quan tâm là:

  • Xu hướng thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.
  • Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh và đối chiếu với doanh nghiệp mình.
  • Nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.

Kỹ năng quản lý tài chính

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng đối với người khởi nghiệp, khi bắt đầu khởi nghiệp bạn sẽ cần một số vốn nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực mà chưa thể có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý ngay từ giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển sau này của doanh nghiệp.

Ngay sau khi khởi nghiệp bước vào giai đoạn đầu thì việc quản lý tài chính để tránh việc thất thu là việc vô cùng quan trọng và cần thiết.

Kỹ năng ủy quyền

Việc ủy quyền hay việc phân bổ trách nhiệm cho từng người để hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất đạt hiệu quả tốt nhất là vô cùng cần thiết.

Việc nhìn người chính xác và ủy thác một cách hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả quản lý và hiệu quả hoàn thành công việc của mọi người. Nhân tố chìa khóa chính là nhìn người chuẩn xác và giao cho nhân viên của bạn làm việc cho mình, chứ không phải là bạn tất bật chạy theo quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.

Kỹ năng hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược là một hoạt động rất quan trọng trong kinh doanh, đây là quá trình xác định chiến lược công ty của bạn, phương hướng và quyết định việc phân bổ nguồn vốn cũng như nhân sự. Bạn cần dự kiến được khả năng hoạt động của công ty trong tương lai từ 3 đến 5 năm tới với kế hoạch chi tiết.

Ngoài những yếu tố trên thì thái độ cũng là một yếu tố rất quan trọng, có rất nhiều nhà đầu tư cho rằng 70% thành công nằm trên thái độ của bạn, một người biết nhún nhường đúng luc thì sẽ đem lại hiệu quả thành công cao hơn.

Đối tượng khởi nghiệp gồm những ai?

Bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể khởi nghiệp nếu muốn, không phân biệt nam nữ, già trẻ hay không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn… miễn là bạn có một ý tưởng kinh doanh hay, độc đáo và có thể thực hiện được, đem lại lợi ích cho bản thân mình và toàn xã hội.

Hiện nay rất nhiều ý tưởng khởi nghiệp được đưa ra từ các bạn trẻ đam mê làm giàu và sáng tạo, nhất là những bạn sinh viên đang đi học hoặc vừa ra trường. đây là những người tràn đầy nhiệt huyết, họ sở hữu sự nhanh nhạy, khả năng nắm bắt những kiến thức và công nghệ mới, có lòng can đảm, kiên trì và sự khát khao khẳng định bản thân, có chăng cái họ thiếu chính là nguồn vốn.

Vì thế nếu bạn còn trẻ và chưa có gì trong tay, đừng lo sợ gì cả, bạn có quyền sáng tạo, khởi nghiệp, khi thất bại bạn chỉ cần nhớ “không từ bỏ” thì việc khởi nghiệp của bạn đã có khả năng thành công.

Khởi nghiệp không bao giờ là con đường dễ dàng, nó không dành cho tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn có đủ quyết tâm và lòng kiên trì, đủ dũng cảm để đối mặt với những thử thách trên con đường khởi nghiệp thì đây chính là con đường phù hợp của bạn.

Từ khóa » Những Yếu Tố để Khởi Nghiệp Thành Công