11 Cách để Nói Chuyện Với Chồng - Sức Khỏe Gia đình

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạn có bao giờ cảm thấy rằng “đối tác” của bạn không lắng nghe bạn? Có vẻ như mỗi lần bạn đưa ra những chủ đề nhạy cảm như nuôi dậy con cái, tiền bạc, chia sẻ việc nhà… thì cuộc nói chuyện với chồng bị biến hóa thành một cuộc khẩu chiến. Hoặc đôi khi bạn im lặng cho xong chuyện. Hoặc nếu bạn nói gì, chồng bạn cũng chỉ gật đầu hứa hẹn rồi để đấy.

Dưới đây là lời khuyên về cách giao tiếp sẽ phá vỡ sự phòng thủ và bất hợp tác của hai người:

1. Chọn chủ đề chồng thích

Không phải lúc nào cũng được nói về bản thân. Chìa khóa để có một cuộc trò chuyện cởi mở là hãy nói về những điều cả hai người quan tâm, nhất là mối quan tâm của chồng bạn. Gợi chuyện bằng chủ đề chồng bạn thích và cùng trao đổi. Nếu bạn không biết chồng mình thích gì thì chắc bạn cần tìm hiểu ngay bây giờ.

2. Biến bữa cơm thành cuộc trò chuyện

Rất nhiều gia đình thường ăn tối với chiếc tivi trước mặt và cả nhà chả ai nói với ai chuyện gì ngoài việc chăm chú vào chiếc tivi. Loại bỏ những âm thanh không cần thiết sẽ giúp mọi người dễ trò chuyện với hơn và câu chuyện cũng tập trung hơn.

3. Gợi chuyện

Có rất nhiều cuốn sách thú vị mà có đầy đủ các chủ đề cuộc trò chuyện ngẫu nhiên. Đôi khi người ta không muốn nói chuyện về ngày của họ, công việc của họ, cuộc sống của họ. Nói về những tình huống giả định là một cách tuyệt vời để có một cuộc trò chuyện thú vị và thông tin. Bạn có thể học hỏi rất nhiều những điều mới lạ về nhau bởi có cuộc trò chuyện mới.

4. Thể hiện bản thân

Để bắt đầu câu chuyện thực sự, bãn hãy yêu cầu chồng ngồi lại, mặt đối mặt, nhìn thẳng vào chồng và nói những gì bạn muốn. Hãy thể hiện rằng bạn rất nghiêm túc, câu chuyện quan trọng với bạn để anh ấy tập trung, chú ý và trò chuyện. Hãy trung thực, nói thẳng vấn đề và không quy kết đỗ lỗi. Bạn nên chấp nhận những trách nhiệm thuộc về mình và cũng yêu cầu sự hợp tác, giúp đỡ của chồng để giải quyết vấn đề.

5. Nói ít và lắng nghe

Đừng cố gắng níu kéo chồng nói chuyện bằng cách lan man các vấn đề. Hãy cho chồng một cơ hội, khi anh ta quyết định nói chuyện, bạn sẽ có một người lắng nghe.

6. Bắt đầu từ cái nhỏ

Bắt đầu với các cuộc hội thoại nhỏ và xây dựng cho những vấn đề lớn hơn. Làm sao để chồng bạn có thể tin tưởng bạn như là một người nghe.

7. Cụ thể về những gì bạn muốn

Thay vì nói “Em muốn anh giúp làm việc nhà”, bạn sẽ nhận được phản ứng tốt hơn nếu giải thích rõ ràng hơn những gì bạn thực sự muốn. Ví dụ: Anh có thể giúp em đi chợ chiều nay không? Em muốn chủ nhật anh dành nhiều thời gian ở nhà với vợ con thay vì đi uống bia.

Khi bạn cụ thể về nhu cầu của bạn, chồng bạn cảm thấy rằng bạn không “tấn công” anh ta mà chỉ là yêu cầu làm một việc cụ thể. Nếu bạn chỉ nói “Anh làm việc nhà cho em” thì chồng bạn có thể nghĩ bạn đang ám chỉ rằng anh ta lười biếng hoặc không quan tâm tới nhà cửa, chả khác gì bạn đang càu nhàu rằng “Anh chẳng bao giờ giúp vợ việc gì”.

8. Đừng lôi chuyện quá khứ ra

Bạn cần đặc biệt lưu ý tới vấn đề này. Đừng có chuyện nọ xọ chuyện kia. Ví dụ bạn đang nói chuyện với chồng về vấn đề của ngày hôm nay mà lại quàng xiên sang lỗi lầm cách đây 1 năm của chồng mà anh ta đã xin lỗi. Một mối quan hệ không phải là một chiếc thẻ tích điểm của tất cả các sai lầm và quyền cam kết trong lịch sử của nó.

9. Không độc quyền trò chuyện

Điều này rất quan trọng khiến người đối thoại với bạn có thể dễ dàng trao đổi cảm xúc, làm không khí bớt căng thẳng và không làm người khác hay chính mình tổn thương. Có phải bạn luôn khư khư ý nghĩ rằng những lời duy nhất bạn muốn nghe bây giờ là “Anh xin lỗi” hay “Anh sẽ làm những gì em muốn”? Đó không phải là cách một cuộc trò chuyện thực sự giữa hai vợ chồng tồn tại. Có được và mất, chia sẻ và trách nhiệm. Không vấn đề nào hoàn toàn là lỗi của một người. Có thể chính bạn cũng góp phần tạo nên vấn đề và chắc chắn cũng có những cách bạn có thể cải tạo nó.

Hãy nhớ rằng việc cố bắt lỗi sai hay đúng cho nhau không làm tình hình tốt hơn. Lắng nghe nhau và thừa nhận những mặt chưa được của nhau và cùng giúp nhau giải quyết sẽ luôn tạo ra lối thoát cho vấn đề.

10. Thể hiện rằng bạn đánh giá cao chồng mình

Bạn từng nghe các chuyên gia nuôi dậy con cái khuyên rằng không nên mắng mỏ con khi con mắc lỗi và cần phải khen ngợi chúng khi chúng làm được việc gì đó. Hãy làm điều tương tự với chồng bạn. Hãy thừa nhận những điều chồng bạn đã làm hoặc ít nhất là thái độ hợp tác chân thành của chồng trong việc thay đổi.

Ít nhất, bạn có thể cảm ơn anh ấy đã nghe bạn và dành thời gian nói chuyện quan trọng của anh ấy với bạn. Sau cuộc trò chuyện, thái độ duy nhất bạn nên giữ chính là tỏ ra biết ơn bất cứ sự thay đổi tích cực của chồng dù là nhỏ. Chúng ta thường ám ảnh về tính bảo thủ của chồng về chuyện anh ta luôn coi mình đúng.

11. Cho chồng biết bạn cần họ

Đôi khi chỉ vì cách nói mà khiến mọi chuyển bị đẩy xa hơn vấn đề của nó. Ví dụ bạn càu nhàu với chồng rằng “Anh không bao giờ giúp em việc nhà”, “Anh làm hư lũ trẻ quá!”. Và khi đó chồng bạn sẽ cố gắng biện minh cho những gì anh ta nói với cả chuỗi những bất bình kiểu: Tôi phải làm cả đống việc để lo kiếm tiền cho cái nhà này, còn đòi hỏi gì nữa… Bạn muốn chồng giúp mình nhưng cách nói đó lại “phản chủ”. Thực ra chồng bạn sẽ có thể giúp bạn nếu như bạn không tỏ thái độ kiểu phàn nàn về cách làm việc của chồng và chồng bạn thì nghĩ rằng mình chẳng bao giờ làm hài lòng vợ.

Vì vậy hãy lựa chọn ngôn từ một cách cẩn thận. Bạn thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách nói khác: “Em rất mệt, anh có thể giúp em rửa bát được không?”, “Thứ bẩy anh cũng đi suốt, em ở nhà rất buồn”. Bằng cách này bạn làm cho đối tác thấy rằng bạn cần anh ta và cả hai đang cùng một phía, tìm kiếm một giải pháp. Tất cả mọi người đều thích cảm thấy mình cần thiết chứ không vô tích sự. Về cơ bản, phương pháp này cho phép đối tác nhìn thấy mọi thứ từ quan điểm của bạn, nhưng bạn không phải “tấn công” anh ta.

Khi phụ nữ nói

Đàn ông sẽ hiểu là

Sao anh có thể về muộn như thế được?

Không có lý do chính đáng nào cho việc anh về muộn! Anh thật vô trách nhiệm. Em chưa bao giờ về muộn như thế. Em có trách nhiệm hơn anh.

Sao anh có thể quên được nhỉ?

Không có lí do chính đáng nào cho việc anh quên. Anh thật tồi tệ và không đáng tin cậy. Em đã chịu đựng anh quá nhiều trong mối quan hệ này.

Chúng ta cần phải nói chuyện

Vì lỗi của anh mà chúng ta nói chuyện với nhau chưa đủ. Anh nên nói chuyện với tôi thường xuyên hơn. (đổ tội)

(Theo cuốn "Đàn ông đến từ sao hỏa, đàn bà đến từ sao kim")

Phương Linh

Từ khóa » Học Cách Chia Sẻ Với Chồng