Học Cách Chia Sẻ Về Công Việc Với Chồng
Có thể bạn quan tâm
Nàng đừng đánh giá thấp việc chia sẻ về công việc với chồng nhé. Thử hỏi chúng ta ở công sở nhiều hơn hay ở với chồng nhiều hơn. Chúng ta chịu đựng mọi áp lực ở công sở cũng chỉ vì tiền, vì tương lai gia đình, con em chúng ta. Vậy thì mọi áp lực, khổ đau, khó khăn do công việc mang lại cần phải được ghi nhận, chia sẻ, giải tỏa ở mức độ ưu tiên nhất. Công việc của tớ và chồng cũng ngược hoàn toàn như nhà bạn ý, thậm chí còn ngược đến không tưởng tượng được nổi cơ.
Muathuytinhtrang
Cả nhà ơi có cách nào để chồng giảm stress công việc, không mang tâm trạng ở nơi làm việc về nhà không? Cứ khi nào công việc trôi chảy thì nhà cửa yên ấm vui vẻ. Mà khi công việc bận rộn thì về đá thúng đụng nia. Thường thì em không biết phải chia sẻ về công việc với chồng như thế nào, vì chồng thích chui vào thế giới riêng, mà như thế nhà em lặng lẽ, và đi vào lối mòn nhàm chán. Em muốn cải tạo mà 1 tay chả nên tiếng vỗ, hôm nào em không làm khỉ pha trò thì nhà em lại lặng lẽ. Tối qua em phải dạy học nên để chồng kèm con 1 tối mà nhặng hết cả lên với nhau. Bố nhìn như hổ dữ, em thương con mà thấy buồn quá. Em lại đang nghén 3 tháng đầu, mệt nhưng vẫn cố gắng làm được những gì có thể. Hôm nay em mệt, em hết EQ cho em bán than tí…
Xem thêm:
Nghệ thuật “chiến tranh lạnh”
Duy trì sự lãng mạn trong hôn nhân
DonkeyC: Để bớt lệ thuộc tình cảm vào chồng
Venguon14
Đầu óc đàn ông chỉ bị chi phối bởi một trong hai chuyện: việc làm và xxx. Muốn chồng giảm stress thì chỉ có cách đè hắn ra tấn công thôi. Vài lần hắn quen sẽ tự động bỏ việc làm sau lưng khi bước chân về nhà.
Wicket
@mưa thủy tinh: chồng stress thì phải cho nó xả ở nhà, cấm nó xả ở nhà, nó tìm gái để xả thì sao? Chồng muốn rút vào khoảng riêng thì cứ để chồng rút. Chỉ cần pha nước cam cho nó, giữ cho con đừng quấy nó, vòng tay ôm nó 1 tí (đừng nói gì cho đau đầu) là ok. Làm gì có nhà nào lúc nào cũng phải cười nói rổn rảng cả ngày. Cũng cần có khoảng lặng chứ?
Muathuytinhtrang
Thì mình cũng biết là như thế, mà sao cứ thấy chạnh lòng, kiểu tự kỉ là chồng ghét cái gia đình này đến thế sao mà cứ đá cái bàn rồi đá cái ghế thế kia. Mình có làm cái quái gì đâu mà cáu mình. Tất nhiên, mình không căng thẳng, không nói ra, mình tránh đi chỗ khác. Mình chơi với con, mình lướt mạng, và cho đến khi đi ngủ chả nói với nhau câu nào, sáng ra lại đứa nào dắt xe đứa đấy đi làm, lặng lẽ kinh khủng wic ạ. Nó như kiểu chiến tranh lạnh ấy. Mà hoàn toàn không có cãi nhau, không có gì hết nhá, kéo dài 1-2 tuần cũng được. Trong cái công cuộc giữ lửa này kiểu như tớ mà buông tay thì tắt ngấm ấy. Biết là không nên nghĩ nhiều hay suy diễn nhưng tớ đang lo đứa thứ 2 ra xoay như thế nào? Vì nhà tớ không chỉn chu như thế này thì chồng tớ xì trét lượn tìm nơi bình yên là cái chắc. Mà sức tớ thì có hạn, chưa kể nếu sinh mổ lần 2 xong chắc yếu như sên…
Wicket
Ừ thì tối như thế đành rồi. Sao sáng ra không tự pha cho mình cho chồng ấm trà mạn ngon (hoặc li cà phê thơm lừng), rồi nhẹ nhàng hỏi chồng (kiểu nửa hỏi nửa khẳng định), công việc dạo này mệt mỏi lắm hả anh? Tạo đk cho chồng chia sẻ. Mỗi ngày cố 1 tí, lúc nào mệt quá thì buông ra nghỉ ngơi một tí. Rồi lại xắn áo xắn quần học chị gud thôi. Mình muốn níu kéo hạnh phúc của mình cơ mà.
Pearl84
@muathuytinhtrang: em cảm giác 2 vợ chồng chị không có communicate tốt với nhau. Chị đã đọc cuốn men from mars, women from venus chưa? Chị thử download về đọc đi, sẽ vỡ ra nhiều thứ cho case của chị lắm. Mỗi lần chồng chị về nhà, đá thúng đụng nia, chị cũng mặt mày sưng sỉa, không khí gia đình u ám là phải rồi. Chị wicket tư vấn cho chị chuẩn quá rồi. Chồng về thì pha cho li nước cam, cắt cho dĩ anh trái cây. Hỏi han chồng có việc gì hay không. Nếu chồng nói thì tốt, không nói thì thôi, mình vòng tay ôm chồng thủ thỉ, em luôn sát cánh cùng anh. Ôm chút rồi tung tăng đi chơi với con. Đến tối đi ngủ thì níu tay chồng mà nói là vợ và con cảm ơn chồng nhiều. Chồng đã vì gia đình mà phải suy nghĩ nhiều, lúc nào em cũng ở bên anh, hỗ trợ anh. Vậy thôi. Chủ yếu là chị nhắn được với chồng thông điệp là vợ sẽ luôn ủng hộ chồng, chồng cứ yên tâm, nếu muốn tâm sự với vợ thì cứ nói, còn không thì không sao cả. Em nghĩ chắc người thứ 3 cũng chỉ làm được như thế hihi.
Xem thêm:
mekun_2008: Vợ chồng không có sự chia sẻ, ít trò chuyện cùng nhau
Người với người, có tâm ắt mọi sự sẽ đúng
Muathuytinhtrang
@wicket: À, sáng ra thì nhà mình bận nên không trà cháo gì được cả, con tớ đi học xa, sáng cho con ăn với sắp cơm trưa đi làm cho hai vợ chồng, mấy lị chồng tớ bữa cơm nào cũng nói chuyện công việc, tớ không cần hỏi cũng khai sạch mờ, nên tớ mới biết mệt vì công việc. Thôi thì chờ qua đoạn mệt lại đến đoạn vui nhỉ. Hôm qua tớ đi siêu âm về, trộm vía bác sĩ bảo mẹ con bình thường thế là tớ lại thấy vui vẻ, vẫn thấy cuộc sống có nhiều niềm vui khác ngoài chồng lắm.
Tớ cũng đang làm những điều như wic nói wic ạ nhưng chưa được thật lòng hoàn toàn như chị good bẩu. Có gì đó vẫn còn gợn nên đôi lúc làm tớ chán nản, nên cộng vào những cái chưa vừa ý thì tớ thấy chán lắm ý cậu ạ, nhiều lúc chả muốn cố gắng gì nữa hết ấy. Nhưng tớ vẫn luôn nhận thức đường đi còn rất dài và cần rất nhiều sự cố gắng của tớ. Hiện tại thì chồng tớ vẫn đang cảm thấy chia sẻ được với tớ, trước đây là có 1 thời gian tớ bỏ bẵng chồng, vì con nhỏ, vì trăm thứ đổ lên mình tớ, cả về kinh tế nữa. Giờ tớ biết rồi, nhưng lắm lúc lực bất tòng tâm ghê, mọi cái vẫn đổ lên mình tớ, bớt hơn về kinh tế, nhưng tớ cứ sợ sẽ đi vào vết xe đổ khi một lúc nào đó tớ không lo chỉn chu được như thế nào và khi tớ mệt quá tớ cũng không để mắt được đến chồng nữa. Thôi thì cứ nghỉ ngơi tạm thời, rồi đứng lên chiến tiếp.
@Pearl Chị có đọc cuốn em nói rồi, nếu không hiểu anh ấy thế chắc chị quăng đi mất tiêu rùi, hì hì. Chị chưa bao giờ xưng xỉa lên khi anh ấy mệt mỏi em à. Chị chỉ thấy buồn trong lòng là khi anh ấy mệt, vợ con là người phải hứng những điều đó. Chồng chị vẫn kể chị nghe có chuyện gì đối với anh ấy mà, nhưng nhiều khi chị mệt quá, cố tỏ ra chăm chú hay thích thú là rất khó, đó chính là mấu chốt trong communicate nhà chị. Còn khi chị cần nói anh cũng cố lắng nghe nhưng cũng không thích nên chị cũng hạn chế nói chuyện công việc của chị nhiều. Nhà chị dù có chuyện gì hai vợ chồng cũng luôn ôm nhau hàng ngày rất nhiều lần để chia sẻ, như kiểu ngôn ngữ không lời ấy nên chắc hem cần mấy bài ôm iếc như em nói. Chị cũng tán đồng chị wic nói là mệt quá phải nghỉ ngơi, có sức rồi lại làm hàng tiếp vậy, ủn mông chị nhé. Giờ đang ngén ngẩm, ăn chả ăn ngon mà ngủ cũng không ngon, oải quá nên chả muốn nghĩ đến ai nữa.
Wicket
@muathuytinh: thế theo bạn nếu lúc vợ chồng mệt mỏi chán đời không xả ra với chồng/vợ thì nên tìm người ngoài để xả? Hay là không nên xả tí nào? Hay là phải nhìn mặt đối phương rồi hẵng xả? Nếu bạn cũng rất mệt khi chồng kể lể việc mệt của chồng thì bạn cũng chỉ bảo là: ừ, em cũng mệt quá. Cuộc sống mệt mỏi quá, anh nhỉ. Cho chồng cảm nhận là bản thân bạn cũng mệt. Thôi không cần phải kể lể/than thở thêm. Rồi sau đó lại nắm tay chồng bảo: thôi chúng mình cùng cố gắng anh nhé, vì các con. Chả hạn thế. Mình vẫn nghĩ rằng các bạn có vấn đề về communication. Về hình thức thì có vẻ là không, nhưng sau khi chia sẻ với nhau xong mà vẫn thấy ấm ức, bực bội với đối phương (ít nhất về phía bạn) thì mình nghĩ là các bạn chưa thông đâu.
Dab Ma I
@ muathuytinh: thực ra cái vấn đề nhạt nhẽo khi chia sẻ của nàng ý, quanh đi quẩn lại nó vẫn chỉ là vì nàng ấm ức do “tại sao thằng dở kia nó ngoại tình, mà giờ mình lại vẫn phải cười tình với nó”. Chính vì cái sự ngoại tình, rồi đang trong giai đoạn hàn gắn dẫn đến các việc:
+ Chồng cáu, chồng mệt, chồng rên, chồng rỉ… Lúc đấy nàng cũng mệt, nhưng cố gồng lên nhỏ nhẹ, dịu dàng, lắng nghe. Nàng muốn phủi đít bỏ đi nhưng lại không dám làm – vì sợ chồng nghĩ là mình không biết chia sẻ.
+ Nàng cáu, nàng mệt, nàng muốn là hét…nhưng lại không dám làm – vì sợ chồng nghĩ là mình ghê gớm.
+ Nàng bải hoải, muốn sẻ chia…nhưng chồng tiếp nhận với thái độ hờ hững, thậm chí từ chối, nàng muốn gào thét, bùng nổ mọi uất ức của mình…nhưng lại không dám làm làm – vì sợ chồng nghĩ là mình chỉ giỏi than vãn… vv… Rất nhiều thứ nàng gồng mình lên làm, với mục đích là cố EQ, để hâm nóng, để giữ lửa, để hàn gắn, để xây đắp.
+ Trong khi nàng thấy chồng nàng chỉ phải nhấc tay chân có tí ti, thậm chí chả làm cái éo gì – mà rõ nó là đứa có lỗi, ấy thế mà mình lại phải cố gắng gấp đôi. Uất ức quá, bất công quá. Mọi thứ tích tụ, tích tụ thành một ngọn núi, đến một ngày đổ cái ụp xuống nàng, lúc nàng vẫy vùng, thoát ra khỏi cả đống cảm xúc đổ nát ấy, cũng là ngày nàng ném mọi thứ khổ ải bấy lâu nay nàng chịu đựng vào mặt chồng. Thế là xong, là đi tong hết mọi thứ nàng đã cố gắng bấy lâu.
+ Chuyến tàu lại quay lại vạch xuất phát ban đầu, nơi mà cảm xúc vụn vỡ, thất vọng về nhà, nơi mà chồng nàng cắm đầu đi tìm cô em khác. Nàng tha thứ – nhưng nàng không sống thật với cảm xúc của chính mình. Nàng tha thứ – nhưng nàng lại luôn “sợ” chồng một cách vô hình. Đấy mới là vấn đề.
Cụ thể như nhà tớ, lão già chuyên rắc hạt tiêu vào mũi tớ, làm tớ điên tiết, tớ như cái sọt để lão trút, nhưng tớ có một nguyên tắc: “ngửi” thấy mùi không ổn là té
+ Lão cáu kỉnh, đá thúng vụng nia, mình ân cần hỏi han, vẫn sưng xỉa, lập tức cho lão 1 mình một không gian, mình lướt đi chỗ khác, không đoái hoài gì luôn. Trong lúc nó ngồi tự kỉ thì mình đi làm việc khác, nhớ là đừng có tự suy diễn, rồi tự tức giận là tôi quan tâm anh thì anh phải vui vẻ đón nhận, đằng này anh còn đá thúng vụng nia. Nó cáu đơn giản vì nó có nhiều chuyện khiến nó cáu – chứ không phải “vì mình quan tâm mà nó cáu”. Nghĩ thông suốt như thế thì chả bao giờ đầu óc nặng nề cả, vui vẻ mà đi làm việc khác.
+ Chồng cáu kỉnh, than vãn, mình ân cần hỏi han, nó ôm mình như cái sọt mà trút, nếu lúc đấy mình đang khỏe mạnh, vui vẻ thì đương nhiên có thể vỗ về an ủi nó. Còn nếu lúc đấy mình cũng mệt rũ ra, cảm thấy ngồi ghế nói chuyện đối mặt mệt quá, thì ra tận nơi, kéo nó ra giường, ra sof anh và bảo: ra đầy ngồi nói chuyện lâu cho thoải mái anh ạ – lúc đấy thì tựa người vào nó, hoặc chui hẳn vào nằm trong lòng nó. Nghe chuyện tai nọ lọt tai kia, còn mình được trút mệt mỏi thể xác khi nằm với nó.
Thiếu gì cách có thể vừa giải tỏa cảm xúc của mình, vừa tránh cho chồng không nhìn thấy khuôn mặt “giả tạo, chịu đựng, gồng lên” của mình. Lúc nó nói mà vẫn cảm thấy mệt quá, mệt không chịu được, thì ngắt lời bảo: “em bảo này, ở nhà tù túng, 2 vợ chồng ra ngoài đi ăn, nói chuyện, xả cho sướng đời đi. Coi như đi xả xui”. Chứ cứ gồng lên vì “tha thứ ” “vì sợ anh ý nghĩ” thì 3 7 21 ngày lại tòi cái đuôi giả tạo ra ngay. Sống thật, thể hiện thật từ trong tâm ý, chỉ có cách thể hiện cho khéo léo thôi.
Haizzzzzz, mình nghiệm ra mọi vấn đề các chị em gặp phải, rồi không thể giải quyết, đều bắt nguồn từ việc:
+ Không sống thật với cảm xúc
+ Không biết cách sống thật với cảm xúc
+ Sống thật với cảm xúc nhưng không biết cách làm đối phương hiểu cảm xúc của mình, thậm chí đối phương còn chán ngán, thù ghét. Tớ quan tâm đến chồng, nhưng tớ cũng cực quan tâm đến tớ, và EQ chính là phương tiện, công cụ để tớ trung hòa cảm xúc của cả 2, tìm ra điểm cân bằng. Khi làm, tớ không đặt lên bàn cân là tại sao tôi phải làm trước, mà không phải là anh làm, rồi ấm ức, bực mình. Khi thấy chồng không làm – tại thời điểm đó tớ không suy diễn là thằng đấy nhạt nhẽo, ghét mình, không yêu mình. Mà tớ chỉ nhìn đơn giản nó lười làm, hoặc không biết làm. Vậy thì mình làm trước, rồi lôi kéo nó làm để nó bớt lười, hoặc làm trước, rồi tìm cách “dạy” để nó biết làm.
Mở lòng mình ra, mở rộng góc nhìn, các mẹ sẽ thấy mọi chuyện thực ra cực đơn giản. Bố mẹ yêu con cái hơn máu thịt, hàng chục năm nuôi, hi sinh hàng ngày, hàng giờ, mà lớn nó còn bật tanh tách, cãi nhem nhẻm. Nữa là vợ chồng mới yêu, ăn ở với nhau có tí, lại đòi mình làm a, thì đương nhiên anh ý phải hiểu, và cũng làm a.
Xem thêm:
Hành xử bậc thầy và thảm họa
Greenbean_soup: Tìm lại niềm tin sau bão ngoại tình
Muathuytinhtrang
Có vấn đề về communicate thì đúng 1 phần mà. Nhà tớ về giải trí thì có tiếng nói chung chứ về công việc thì cả 2 đều chả hiểu gì về công việc của nhau. Tớ cũng tìm hiểu về công việc của chồng để communicate được đấy, chứ cậu bảo ngồi nghe 1 vấn đề toàn ngôn ngữ riêng của nó, chả hiểu gì nên mặt cứ ngu ngu chồng nói sao mà thích được. Tớ đang sửa nên ngồi im, lắng nghe, thỉnh thoảng thêm mấy câu thế à, thế ư, hì hì. Chồng tớ làm ngoài thì cho rằng rất vất vả, còn tớ thì làm nhà nước nên chồng tớ tưởng tớ nhàn hạ, nên khi tớ mà than thì chồng tớ không tin tớ bận thế. Còn chồng tớ than toàn về các mối quan hệ, mà tớ làm nhà nước nên nhường nhịn cũng quen nên thấy thế là bình thường. Nó tréo ngoe thế, 2 đứa sau vụ kia đang đều cố gắng ngồi lắng nghe nhau.
Tớ thì hạn chế kể về tớ hơn cho hắn đỡ xì trét, tớ kiếm đứa bạn thân để kể. Còn chồng tớ kể thì tớ tập cách lắng nghe, chia sẻ. Câu hỏi của wic thì tất nhiên phải nên mang về nhà roài, kẻo chồng xả chỗ khác thì mình chết dí. Nhưng quan điểm của tớ là về nhà nên vui vẻ, chứ con trẻ có tội gì, mình cáu xong lôi con ra đánh, tớ là tớ không phục chỗ này. Tớ cứ ra khỏi cơ quan là vứt công việc ra khỏi đầu, vì về nhà còn cơm nước, chăm con, chiều chồng, nghĩ công việc nữa chắc thiên tài. Đàn ông thì chả làm được thế. Về nhà chỉ có ngồi với máy tính xả xì trét thôi mà còn đá thúng đụng nia nhể. Dưng mà tớ biết sức chịu đựng của đàn ông là có hạn. Thanks wic vì mỗi lần tớ hâm hâm lại cảnh báo tớ, làm tớ lại nhớ cảnh em kia chia sẻ như thế nào với chồng, tớ cần phải cố gắng hơn nữa vậy!!!.
Wicket
@muathuytinh: riêng việc cáu kỉnh mà đánh con thì bạn cần phải chọn thời điểm thích hợp (khi chồng đang vui vẻ và cởi mở ấy) thì nhẹ nhàng góp ý với chồng là không nên trút lên đầu con. Con nó không hiểu rằng anh làm thế vì anh đang bức xúc và thiếu kiềm chế, nó chỉ get được cái fact là bố nó đánh nó,vv… Lần sau bố đang cáu loạn xạ thì đừng có giao cho nó cho bố nếu biết bố nó thiếu kiềm chế.
Xem thêm:
Khoảng trống trong giáo dục gia đình
Giúp con phòng tránh bạo lực học đường
Muathuytinhtrang
Thanks chị good nhiều lắm nhé. Chị nói như đúng tim đen em roài. Đọc đến đâu đúng đến đó. Em chưa sống thật hoàn toàn với cảm xúc của mình, tận tâm em chưa thật lòng tha thứ. Tính cách em rất độc lập nhưng lại cũng sống rất tình cảm. Em không thích đổ lỗi cho bất cứ hoàn cảnh gì đưa đẩy, mà em cho rằng nó là bản lĩnh. Thế nên khi tha thứ, em chưa thấy phục, em rất cần chồng làm những gì em nhìn thấy được đã thay đổi. Cũng may là chồng em có hợp tác, tuy không hoàn hảo nhưng cũng ổn, hơi dở dở ương ương. Lúc trầm, lúc bổng, mà phụ thuộc ít nhiều vào em, em biết thế nên hết sức kiềm chế và hay sử dụng phương án té khi có khói. Em rất phục cách ứng xử của chị, và nó cũng đang là con đường em đi, một cách tự nhiên nhưng rất giống chị, tuy nhiên em không có ai biết chuyện này, nên không khỏi ấm ức. Dù sao em vẫn yêu cái gia đình nhỏ nhà em lắm. Chỉ muốn cải tạo nó tốt hơn thôi.
Dab Ma I
@muathuytinh: nàng đừng đánh giá thấp việc chia sẻ về công việc nhé. Thử hỏi chúng ta ở công sở nhiều hơn hay ở với chồng nhiều hơn. Chúng ta chịu đựng mọi áp lực ở công sở cũng chỉ vì tiền, vì tương lai gia đình, con em chúng ta. Vậy thì mọi áp lực, khổ đau, khó khăn do công việc mang lại cần phải được ghi nhận, chia sẻ, giải tỏa ở mức độ ưu tiên nhất. Công việc của tớ và chồng cũng ngược hoàn toàn như nhà bạn ý, thậm chí còn ngược đến không tưởng tượng được nổi cơ. Thời gian đầu, tớ nói lão ý phủi tay bảo “anh không hiểu gì đâu, em đừng có nói”. Nếu tớ cố gắng nói với suy nghĩ, có nói ra thì dần dần anh mới hiểu chứ, thì lão phủi tay “thôi em đứng trước gương mà nói”. Đến lượt lão nói, tớ chả hiểu gì cả, nhưng tớ có kiên nhẫn nên vẫn nghe, nhưng vì không hiểu gì nên kiểu gì cũng tòi ra một số phát ngôn cực ngu, hoặc thái độ tai nọ lọt tai kia. Cuối cùng là chả chia sẻ gì về công việc, mà như thế sẽ là gì, là khuyết đi tận 10/24 giờ chồng sống, làm gì vợ không hiểu, không thể chia sẻ. Đi lại và vệ sinh cá nhân, ăn uống mất 3 tiếng, ngủ mất 8 tiếng. Còn lại 3 tiếng trong ngày cho các sở thích cá nhân, con cái vv.vv. Thế thì biết chia sẻ cái gì nhỉ, ngày nào chả nhìn thấy vợ chồng, con cái, vv…
Tớ làm nước ngoài, nên các mối quan hệ như kiểu nhà nước tớ chưa hề được va vấp, thậm chí hay bị “shock” khi phải nịnh nọt, uốn éo, luồn lách. Nhưng chồng tớ thì coi đó là chuyện thường, đơn giản, thậm chí không hiểu nổi có gì mà tớ phải gào mồm lên thế. Hồi đầu, cái cảm giác mình bị shock, bị không thể tưởng tượng nổi, chỉ muốn gặp được người cũng tung hô, cũng thế á, thế à, múa phụ họa về cái sự shock nặng ấy. Bị chồng hờ hững, khiến tớ thấy mình như biến thành một con ngu si thế nào ý, cực kỳ ức chế. Rồi chuyển sang nhìn chồng bằng ánh mắt “không hiểu anh là loại người gì mà nghĩ như thế là bình thường” “rồi chuyện như thế mà cho là bình thường thì phải như thế nào mới là bất thường”. Tóm lại éo hiểu anh là loại người gì nữa, kiểu kiểu thế.
Sau khi thấm EQ, shock về tớ vẫn kể, nhưng với tâm trạng là kể ra để anh ý chỉ ra cho mình những điều bình thường với mọi người, nhưng là bất thường với tớ. Tớ chăm chú lắng nghe, lúc đầu anh ý nói theo kiểu kẻ cả, chế giiễu như kiểu “em thì biết cái gì, gà mà ngây thơ lắm”. Sau rồi thấy tớ cầu thị, thì giọng lại nhẹ nhàng phân tích, rồi kể nhiều tình huống, rồi hướng dẫn tớ cách xử lý ra sao. Tương tự, công việc của anh ý tớ chả hiểu gì cả, nhưng có những việc với anh ý là mổ bò, mổ trâu, với tớ nó làm dễ như đập muỗi. Vd cụ thể là: anh ý cực dốt excel, không thể biết vba, macro, rồi hàm lệnh các kiểu như tớ. Ôi giời cậu chàng được giao làm cái báo cáo phải tổ hợp số liệu, mình nghe qua thấy dễ ợt, ngày trước là bĩu môi bảo, ui xời ơi anh chỉ cần abcd lọ chai các kiểu… Thế là chồng nó tức, nó ghét lắm. Giờ thì ngồi nghe anh rên rỉ cái sự khó khăn khi phải làm nhiệt tình, xong còn phụ họa khó nhỉ, thế giờ làm thế nào, có cần em trợ giúp gì không. Tóm lại anh đã bảo khó, thì cứ tôn trọng cái cảm xúc “khó” của anh ý. Mình ngỏ ý giúp, anh từ chối thì mình nguẩy đít đi. Anh không làm được là việc của anh chứ không phải lúc đấy lại tức bực là “đấy, đã bảo là phải làm abcd như thế rồi mà còn không chịu nghe”. Còn anh mà nhờ, thì không bao giờ thể hiện là “em cực giỏi”, trong lúc làm hộ, thì cố gắng hạ trình độ của mình xuông bằng người “không biết” như anh, để truyền đạt, hướng dẫn anh một cách dễ hiểu nhất.
Dần dần, 2 vợ chồng tớ tìm được tiếng nói chung trong chia sẻ về công việc, thậm chí trong giờ còn nhờ nhau giúp, việc mà trước đây là không tưởng. Anh mà đang quá bận, mà lại bị dồn ép nhiều thứ, anh chụp luôn ảnh thứ anh cần làm, gửi cho tớ bảo em ơi hộ anh abcd. Tớ mà cũng đang quá bận, nhắm thấy việc này anh có thể xử trong tay, nhấc máy gọi luôn anh ơi em đang bị ép tiến độ con dấu, anh giúp em với. Tối về thì lại ân cần hỏi han, chia sẻ được cho nhau. Đứa nào cũng thấy nhẹ lòng, ngày mai tỉnh taó đối đầu với cuộc chiến cơm áo gạo tiền. Vài vd nho nhỏ như thế, để bạn hiểu là: không có gì là không thể chia sẻ, chỉ là cách chúng ta chia sẻ, và chọn chia sẻ ở góc độ nào mà thôi.
.
Chia sẻ bài viết này
- Tweet
- In
Có liên quan
Từ khóa » Học Cách Chia Sẻ Với Chồng
-
15+ Cách Nói Chuyện Với Chồng Khôn Khéo Mà Chị Em Cần Biết!
-
Nghệ Thuật Giao Tiếp Với Chồng: Bí Quyết Giữ Lửa Trong Hôn Nhân
-
4 Cách Giúp Chồng Cởi Mở Và Chia Sẻ Với Vợ Nhiều Hơn - Gia Đình Mới
-
Hướng Dẫn Cách Nói Chuyện Với Chồng - TinyBook
-
9 Cách Giúp Chồng Lắng Nghe Và Luôn Muốn Nói Chuyện Với Vợ, Bí ...
-
Lắng Nghe, Chia Sẻ - Bí Quyết Gìn Giữ Hạnh Phúc Gia đình
-
Cách Nói Chuyện Với Chồng | Tư Vấn Tâm Lý - Hôn Nhân Gia đình
-
10 Cách Làm Chồng Yêu Vợ Hơn để Hôn Nhân Ngọt Lịm Như Ngày Mới ...
-
11 Cách để Nói Chuyện Với Chồng - Sức Khỏe Gia đình
-
Nghệ Thuật Khiến Chồng Trút Bầu Tâm Sự - Doi Song Phap Luat
-
Khi Vợ Chồng Chỉ Nói Với Nhau 10 Câu Mỗi Ngày - VnExpress
-
Tâm Sự - Diễn đàn Tư Vấn Tình Yêu, Gia đình, Cuộc Sống - VnExpress
-
Cách Giao Tiếp Với Chồng Hiệu Quả| Thêm Gắn Kết Tình Cảm
-
7 Nguyên Do Làm Vợ Chồng Không Muốn Nói Chuyện Với Nhau