11+ Ví Dụ ứng Dụng Nguyên Tắc SMART Trong Công Việc - Blog OKRs
Có thể bạn quan tâm
Có quá nhiều mục tiêu bạn mong muốn đạt được trong công việc nhưng cũng có quá nhiều điều cản trở bạn thực hiện chúng. Ứng dụng nguyên tắc SMART trong việc đặt mục tiêu cho công việc giúp bạn dễ dàng thực hiện chúng để hoàn thiện bản thân và hạnh phúc hơn trong công việc mỗi ngày.
1. Xác định mục tiêu cá nhân trong công việc
Mỗi cá nhân trong công việc đều có những mục tiêu riêng của mình. Mục tiêu chính là thứ tạo động lực để bạn hành động mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và dài hơn nữa đến khi hoàn thành được mục tiêu.
Mục tiêu cá nhân là gì?
Mục tiêu cá nhân là những điều cá nhân đó mong muốn và nỗ lực hành động để đạt được:
- Mục tiêu của tiền đạo trong một trận bóng đá là ghi bàn thắng.
- Mục tiêu của thủ môn là ngăn cản đối phương ghi bàn.
- Mục tiêu của lãnh đạo là phát triển doanh nghiệp, gia tăng lợi nhuận.
- Mục tiêu của một nhạc sĩ là sáng tác được nhiều bản nhạc hay…
Bất cứ ai cũng sẽ có những mục tiêu cá nhân riêng của mình. Mục tiêu chính là động lực, là thứ thôi thúc giúp bạn hành động mỗi ngày để hướng tới kết quả mong muốn. Mục tiêu cá nhân sẽ đem lại sức mạnh to lớn để bạn duy trì, vượt trội hơn rất nhiều trong công việc.
Mục tiêu là những điều còn ở phía trước, thôi thúc chúng ta hành động đạt được.
Mục tiêu có rất nhiều loại đa dạng như: mục tiêu sự nghiệp, tài chính, giáo dục, gia đình, thể chất… Tuy nhiên, chúng ta có thể phân loại mục tiêu ra thành mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu được thiết lập với chương trình hành động dài hạn, có thể là 5, 10, 20 năm thậm chí là mục tiêu cả cuộc đời.
Ví dụ mục tiêu dài hạn trong công việc của bạn có thể là:
- Mục tiêu 5 năm: Trở thành Quản lý trong doanh nghiệp mình đang làm việc.
- Mục tiêu 10 năm: Xây dựng một Business của riêng mình.
Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu được thiết lập với chương trình hành động ngắn hạn, có thể là ngày mai, tuần sau, tháng sau, năm sau.
Ví dụ mục tiêu ngắn hạn của bạn có thể là:
- Mục tiêu hàng tuần: Ký được 5 hợp đồng mới mỗi tuần
- Mục tiêu tháng sau: Học được một kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc
- Mục tiêu năm: Nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu hơn
2. Hiểu rõ nguyên tắc SMART để áp dụng thành công
Việc sử dụng thuật ngữ S.M.A.R.T được biết đến đầu tiên trong ấn bản “Management Review ” tháng 11 năm 1981 của George T. Doran. Ưu điểm chính của các mục tiêu SMART là chúng dễ hiểu và cho biết khi nào chúng được thực hiện.
Nguyên tắc SMART là gì?
Nguyên tắc SMART là nguyên tắc giúp thiết lập mục tiêu hiệu quả. SMART là viết tắt của 5 yếu tố:
- S – Specific (Cụ thể)
- M – Measurable (Đo lường được)
- A – Attainable (Khả thi)
- R – Relevant (Phù hợp, liên quan)
- T – Time-bound (Tính giới hạn về thời gian)
SMART là nguyên tắc nổi tiếng và đã được áp dụng, kiểm nghiệm sự thành công trong thiết lập mục tiêu cho các công ty, tổ chức. Với các cá nhân, SMART cũng hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả để thiết lập mục tiêu cho công việc của bạn.
Nguyên tắc SMART có thể giúp bạn xác định mục tiêu hiệu quả hơn.
>> TÌM HIỂU THÊM VỀ: Mục tiêu SMART và 5 điều về nguyên tắc SMART ít ai biết đến
Cách áp dụng mục tiêu SMART vào công việc
Một nghiên cứu của Đại học Scranton đã chỉ ra rằng chỉ 8% chúng ta thật sự đạt được những mục tiêu đã đề ra vào đầu năm. Điều đó tương ứng 92% những người đặt mục tiêu đều thất bại, bỏ cuộc giữa chừng hoặc thậm chí còn chưa bao giờ nỗ lực đạt được mục tiêu.
Có thể vào dịp đầu năm bạn có rất nhiều mục tiêu trong công việc để hướng tới một sự nghiệp hoàn hảo hơn. Nhưng, đó chỉ là những mong muốn ở trong tâm trí bạn thôi. Nó chưa trở thành mục tiêu vì bạn chưa nỗ lực, chưa hành động để đạt được. Bạn có thể ứng dụng nguyên tắc SMART vào công việc để dễ dàng đạt được mục tiêu của mình.
Mục tiêu dịp đầu năm mới của bạn có thể chỉ mãi nằm trên giấy nếu bạn không quyết tâm hành động.
Bước 1 – Hình dung những điều bạn mong muốn đạt được
Mục tiêu chỉ có thể đạt được nếu bạn thực sự mong muốn và tìm mọi cách để biến mong muốn thành hành động. Bạn hãy suy nghĩ xem mình cần phải đạt được mục tiêu nào trong công việc vào năm tới và hình dung niềm hạnh phúc khi đạt được điều đó sẽ như thế nào.
Chỉ khi tập trung hình dung và thật sự cảm nhận về điều bản thân mong muốn, bạn mới có động lực để biến ước mơ thành hiện thực.
Bước 2 – Xác định tại sao bạn mong muốn điều đó
Mục tiêu trong công việc thường được bắt đầu từ suy nghĩ sẽ giúp sự nghiệp của bạn phát triển tốt hơn hay những mục tiêu đó sẽ đóng góp vào những mục tiêu chung của tổ chức. Nhưng để đạt được mục tiêu cần những nỗ lực lâu dài, cụ thể. Để hành động liên tục hướng đến mục tiêu thì bạn cần xác định:
- Tại sao bạn lại mong muốn đạt được mục tiêu này?
- Mục tiêu này có thực sự quan trọng với bạn và tổ chức của bạn?
- Mục tiêu này có xứng đáng để bạn dành thời gian, công sức, trí tuệ trong thời gian dài nhằm đạt được hay không?
Hãy nghiêm túc nghĩ về sự thiết thực, tầm quan trọng của mục tiêu khiến chúng ta phải hành động.
Bước 3 – Xác định cách thức thực hiện điều bạn mong muốn
Ở bước 1 và 2, chúng ta đã vẽ ra những nét phác thảo về điều bạn mong muốn và hiểu rõ những điều đó thực sự quan trọng, bạn cần hành động để đạt được chúng. Ở bước 3 này, bạn hãy xác định cách thức thực hiện điều bạn muốn. Đây là bước cụ thể hóa cho các hành động hướng đến mục tiêu.
Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu trở thành một nhân viên kinh doanh suất sắc. Chúng ta có thể cụ thể hóa hơn cách: Học tập thêm 3 khóa học kỹ năng Sale hay tăng được số lượng khách hàng gặp mặt chẳng hạn.
Chúng ta có thể hình dung cách thức thực hiện mục tiêu cũng như những nấc thang giúp bạn tiến lên từng bước, từng ngày và sẽ dần đạt được mục tiêu đề ra.
Hình dung việc thực hiện mục tiêu giống như những nấc thang giúp bạn bước đi từng bước chắc chắn tiến đến đích.
Bước 4 – Thiết lập mục tiêu SMART
Lúc này, bạn đã có bản phác thảo về những điều mình mong muốn và cách thức thực hiện chúng. Bạn nên ứng dụng nguyên tắc SMART để thiết lập mục tiêu cụ thể hơn. Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ sau:
Tôi sẽ được thăng chức lên đại diện dịch vụ khách hàng cấp cao bằng cách hoàn thành các mô-đun đào tạo bắt buộc trong ba tháng và đạt được điều này vào cuối quý tới.
- Cụ thể: Người đặt mục tiêu đã đặt ra mục tiêu rõ ràng để được thăng chức lên đại diện dịch vụ khách hàng cấp cao.
- Có thể đo lường: Thành công có thể được đo lường bằng cách hoàn thành mô-đun đào tạo.
- Có thể đạt được: Người đặt mục tiêu sẽ hoàn thành khóa đào tạo cần thiết để được thăng chức.
- Có liên quan: Người đặt mục tiêu đang có kế hoạch đăng ký thăng tiến sau khi kết thúc các mô-đun đào tạo của họ.
- Dựa trên thời gian: Người đặt mục tiêu đã đặt ra thời hạn để đạt được mục tiêu của họ vào cuối quý kinh doanh tiếp theo.
Qua ví dụ trên, chúng ta nhận thấy SMART giúp bạn vẽ ra “bức tranh” mục tiêu cụ thể, đo lường, có tính khả thi, liên quan và xác định thời điểm. Mục tiêu của bạn lúc này sẽ trở nên rõ ràng với từng màu sắc, hình khối và bạn sẽ có thể hành động, nỗ lực từng ngày đúng hướng để đạt mục tiêu.
Bước 5 – Kiên nhẫn
Xác định được mục tiêu đúng, phù hợp là bạn mới bước đi được bước đầu tiên. Để đi được các bước tiếp theo, chúng ta cần sự kiên nhẫn. Bất cứ mục tiêu nào cũng cần sự kiên nhẫn mới có thể đạt được kết quả.
Bạn có thể chia kế hoạch hành động của mình ra thành từng bước, từng giai đoạn nhỏ và hãy tận hưởng niềm vui chiến thắng ở từng bước đi đến mục tiêu. Đó cũng là một cách để bạn duy trì, gia tăng cảm hứng và sự kiên nhẫn của mình. Chúng ta cần những chiến thắng nhỏ để duy trì, hướng tới mục tiêu cuối cùng.
Bước 6 – Hành động
Mục tiêu chỉ có thể đạt được khi chúng ta hành động. Bạn hãy hành động để đạt mục tiêu. Hành động mỗi giờ, mỗi ngày, mỗi tuần và dài hơn nữa, cho đến khi đạt được mục tiêu.
Hãy nhớ: Mục tiêu nếu chỉ nằm trên trang giấy hay trong tâm trí của bạn thì mãi chỉ là những mong ước không thể đạt được. Chỉ có hành động mới giúp hiện thực hóa mục tiêu!
Bạn hãy hành động và hành động mạnh mẽ, kỷ luật để hướng tới mục tiêu.
Bước 7 – Nhất quán
Hành động hướng đến mục tiêu của bạn cần phải nhất quán. Điều này có nghĩa rằng bạn luôn phải bám sát mục tiêu và các hành động bạn thực hiện đều nhằm đạt được mục tiêu của mình. Thậm chí khi gặp trở ngại cản trở các kế hoạch hành động của bạn, nếu bạn nhất quán với mục tiêu, bạn sẽ nghĩ được giải pháp cho mình.
Hãy nhớ: Sự nhất quán, kỷ luật sẽ giúp mục tiêu SMART của bạn sớm trở thành hiện thực.
Bước 8 – Dành thời gian cho mục tiêu
Mục tiêu càng khó khăn, càng dài hạn thì càng cần đầu tư thời gian. Hãy dành thời gian tương xứng cho các mục tiêu của mình. Bạn cũng nên thực tế về mặt thời gian.
Chúng ta không nên nóng vội, đốt cháy giai đoạn và ép mình vào những khung thời gian quá eo hẹp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên thả lỏng bản thân với kế hoạch quá dài, tiêu tốn thời gian không cần thiết.
3. 25+ Ví dụ nguyên tắc SMART trong công việc hay nhất
Trong cuộc sống, chúng ta có rất nhiều các mục tiêu như về gia đình, sự nghiệp, nghề nghiệp, sức khỏe, thể chất, sức khỏe tinh thần, các mối quan hệ, tài chính, giáo dục… Các mục tiêu này đều có thể ứng dụng nguyên tắc SMART.
Ví dụ SMART về sự nghiệp – nghề nghiệp
Ví dụ 1 – Trở thành vận động viên chạy bộ
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khối lượng và kinh nghiệm tập luyện hiện nay, tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ
- R – Relevant (Tính liên quan): Với khối lượng và kinh nghiệm tập luyện hiện nay, tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ, nhằm đạt chuẩn tham dự Boston Marathon
- T – Timely (Tính thời điểm): Với khối lượng và kinh nghiệm tập luyện hiện nay, tôi muốn trở thành vận động viên chạy bộ chuyên nghiệp với thành tích chạy Marathon dưới 3 giờ đồng hồ, nhằm đạt chuẩn tham dự Boston Marathon. Mục tiêu đạt thành tích chạy mới được thực hiện vào ngày 15 tháng 8 năm 2021.
Ví dụ 2 – Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao được chứng nhận bởi Đại học Thể dục Thể thao TP Hà Nội
- A – Attainable (Tính khả thi): Với kế hoạch phát triển nghề nghiệp hiện nay, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao được chứng nhận bởi Đại học Thể dục Thể thao TP Hà Nội
- R – Relevant (Tính liên quan): Với kế hoạch phát triển nghề nghiệp hiện nay, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao được chứng nhận bởi Đại học Thể dục Thể thao TP Hà Nội, nhằm phát triển kiến thức chuyên môn liên quan
- T – Timely (Tính thời điểm): Với kế hoạch phát triển nghề nghiệp hiện nay, tôi muốn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng thể thao được chứng nhận bởi Đại học Thể dục Thể thao TP Hà Nội, nhằm phát triển kiến thức chuyên môn liên quan. Mục tiêu sẽ bắt đầu được thực hiện từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2025.
Ví dụ 3 – Mở cửa hàng kinh doanh riêng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh riêng
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng
- A – Attainable (Tính khả thi): Với nguồn vốn và địa điểm kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng
- R – Relevant (Tính liên quan): Với nguồn vốn và địa điểm kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân
- T – Timely (Tính thời điểm): Với nguồn vốn và địa điểm kinh doanh sẵn có, tôi muốn mở quán cafe tại nhà quy mô 50 khách để kinh doanh riêng, nhằm phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Quán cafe sẽ bắt đầu khai trương từ ngày 1/1/2021.
Ví dụ 4 – Chuyển việc
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay
- A – Attainable (Tính khả thi): Với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hiện nay, tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay
- R – Relevant (Tính liên quan): Với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hiện nay, tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay, nhằm tìm kiếm những cơ hội mới và phát triển nghề nghiệp bản thân
- T – Timely (Tính thời điểm): Với kinh nghiệm và năng lực chuyên môn hiện nay, tôi muốn chuyển sang làm việc tại công ty khác với vị trí tương đương và có thu nhập tăng ít nhất 10% so với hiện nay, nhằm tìm kiếm những cơ hội mới và phát triển nghề nghiệp bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành sau Tết Âm lịch 2021.
Ví dụ 5 – Trở thành lãnh đạo phòng
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự
- R – Relevant (Tính liên quan): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân
- T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và kinh nghiệm hiện nay, tôi muốn trở thành lãnh đạo Phòng Kinh doanh của một công ty có quy mô ít nhất 500 nhân sự, nhằm tiếp tục phát triển kinh nghiệm kinh doanh của bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành trước 31/12/2021.
Ví dụ 6 – Giành giải báo chí quốc gia
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn giành giải báo chí quốc gia
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hiện nay, tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia
- R – Relevant (Tính liên quan): Với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hiện nay, tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia, nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân
- T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực, kinh nghiệm chuyên môn hiện nay, tôi muốn giành giải A, giải báo chí quốc gia, nhằm phát triển nghề nghiệp bản thân. Mục tiêu cần hoàn thành vào ngày 21/6/2021.
Ví dụ SMART về kỹ năng
Ví dụ 7 – Cải thiện kỹ năng thuyết trình
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người
- R – Relevant (Tính liên quan): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người, nhằm gia tăng lợi thế cho phát triển nghề nghiệp sau này
- T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và đầu tư thời gian hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết trình của bản thân, đủ để tự tin nói trước hội trường ít nhất 500 người, nhằm gia tăng lợi thế cho phát triển nghề nghiệp sau này. Buổi thuyết trình thử nghiệm đầu tiên sẽ bắt đầu vào ngày khai xuân toàn Group.
Ví dụ 8 – Cải thiện kỹ năng thuyết phục
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2021
- A – Attainable (Tính khả thi): Với năng lực và đầu tư tìm hiểu hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2021
- R – Relevant (Tính liên quan): Với năng lực và đầu tư tìm hiểu hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2021, nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn trong công việc
- T – Timely (Tính thời điểm): Với năng lực và đầu tư tìm hiểu hiện nay, tôi muốn cải thiện kỹ năng thuyết phục của bản thân, đủ để thuyết phục lãnh đạo duyệt ít nhất 80% kế hoạch truyền thông trong năm 2021, nhằm tạo nhiều thuận lợi hơn trong công việc. Mục tiêu bắt đầu được thực hiện ngay từ ngày 1/1/2021.
Ví dụ 9 – Thành thạo thêm 1 kỹ năng thiết kế đồ họa
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn thành thạo thêm 1 kỹ năng thiết kế đồ họa
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty
- A – Attainable (Tính khả thi): Với khả năng tự học của mình, tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty
- R – Relevant (Tính liên quan): Với khả năng tự học của mình, tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty, nhằm chủ động hơn trong các hoạt động, chiến dịch PR
- T – Timely (Tính thời điểm): Với khả năng tự học của mình, tôi muốn thành thạo sử dụng phần mềm đồ họa Corel, đủ để thiết kế backdrop cho công ty, nhằm chủ động hơn trong các hoạt động, chiến dịch PR. Thời gian tự học bắt đầu từ tháng 11/2020 và cần hoàn thành xong trước tháng 2/2021.
Ví dụ 10 – Học thêm một ngoại ngữ
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn học thêm một ngoại ngữ
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức
- A – Attainable (Tính khả thi): Với việc đầu tư thời gian, chi phí học tập hiện nay, tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức
- R – Relevant (Tính liên quan): Với việc đầu tư thời gian, chi phí học tập hiện nay, tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức, nhằm tìm kiếm các cơ hội việc làm mới
- T – Timely (Tính thời điểm): Với việc đầu tư thời gian, chi phí học tập hiện nay, tôi muốn thành thạo nghe, nói, đọc, viết một ngoại ngữ mới là tiếng Đức, nhằm tìm kiếm các cơ hội việc làm mới. Mục tiêu cần hoàn thành xong trước 31/12/2021.
Ví dụ 11 – Rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác
- S – Specific (Tính cụ thể): Tôi muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác
- M – Measurable (Tính đo lường): Tôi muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện
- A – Attainable (Tính khả thi): Với sự kiên nhẫn và thói quen hiện nay, tôi muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện
- R – Relevant (Tính liên quan): Với sự kiên nhẫn và thói quen hiện nay, tôi muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện, nhằm gia tăng sự thoải mái cho khách hàng khi tư vấn sản phẩm
- T – Timely (Tính thời điểm): Với sự kiên nhẫn và thói quen hiện nay, tôi muốn rèn luyện kỹ năng lắng nghe người khác, với ít nhất 90% cuộc hội thoại trong tuần không ngắt lời người đối diện, nhằm gia tăng sự thoải mái cho khách hàng khi tư vấn sản phẩm. Mục tiêu bắt đầu được thực hiện ngay từ tuần làm việc tới, ngày… tháng… năm…
Lời kết,
Tất cả hoạt động trong công việc hàng ngày của chúng ta đều hướng tới việc đạt được một số mục tiêu. Hiểu được SMART và ứng dụng nguyên tắc SMART trong công việc sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề gặp phải trong quá trình biến mục tiêu thành hiện thực. VNOKRs chúc bạn áp dụng thành công!
Từ khóa » Ví Dụ Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân Smart
-
9 Ví Dụ Về Nguyên Tắc SMART đơn Giản & Dễ Hiểu Nhất - Blog GoalF
-
25+ Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Hay Nhất (theo Ngành Nghề)
-
Ví Dụ Về Mục Tiêu Cá Nhân Smart - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Ứng Dụng Nguyên Tắc SMART Trong Thiết Lập Mục Tiêu Cuộc Sống Cá ...
-
Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân - Phạm Thống Nhất
-
11+ Ví Dụ ứng Dụng Nguyên Tắc SMART Trong Công Việc
-
Mục Tiêu SMART Là Gì? Ví Dụ Thực Tế Về Mục Tiêu SMART Trong Kinh ...
-
Mục Tiêu Smart Là Gì? Cách Thiết Lập Mục Tiêu Smart Hiệu Quả - Zafago
-
Một Vài Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Trong Kinh Doanh
-
Một Vài Ví Dụ Về Mục Tiêu Smart
-
Top 10 Ví Dụ Về Smart Goal để Giúp Bạn đạt được ước Mơ Của Mình
-
Ví Dụ Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân Smart - Livestream
-
Tiểu Luận Thiết Lập Mục Tiêu Cá Nhân Theo Phương Thức SMART
-
Làm Thế Nào Thiết Lập Mục Tiêu Tài Chính Cá Nhân Với Mô Hình SMART?