12 Công Dụng Của Chanh Và Tác Dụng Của Vỏ Chanh Cần Biết

Tổng quan về chanh

Chanh là loài thực vật có quả, thuộc chi Cam Chanh. Khi quả chanh chín có màu vàng, chanh xanh có màu xanh lục. Hai loại chanh phổ biến hiện nay là chanh vàng và chanh xanh đều có thể ăn được. Chanh được sử dụng làm thực phẩm và nước giải khát là chủ yếu. Cấu tạo của quả chanh gồm hai phần: phần vỏ bên ngoài và ruột có các múi bên trong. Nước cốt chanh có tới 80% là nước, 5% (khoảng 0,3 mol/lít) axit citric - chất khiến chanh có vị chua. Độ pH của chanh là từ 2 - 3 - có tính axit. Ngoài chức năng làm gia vị cho ẩm thực, tác dụng của quả chanh rất đa dạng. Bao gồm cả làm đẹp, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn…

12 công dụng của chanh, dùng một lần nghiền cả đời

1. Công dụng của chanh trong điều hòa huyết áp

Vỏ chanh có chứa pectin - một loại chất xơ hòa tan. Pectin có khả năng liên kết với cholesterol tồn tại trong đường tiêu hóa để làm chậm đi sự hấp thụ glucose của cơ thể. Nhờ cơ chế hấp thu glucose, chanh có tác dụng điều hòa huyết áp.

2. Tác dụng của nước chanh trong điều hòa hệ thống miễn dịch ở người

Ở những thời điểm dịch bệnh bùng nổ, bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều hướng dẫn chế độ ăn uống và tập luyện để nâng cao sức đề kháng. Liệu bạn có để ý, chanh luôn được đề cập đến để tăng cường hệ thống miễn dịch ở người. Vitamin C trong nước cốt chanh có tác dụng tiêu diệt các loại vị khuẩn, virus. Bên cạnh đó, chanh giúp cơ thể tạo ra interferon - một loại protein ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Một trong những lợi ích việc uống chanh ấm mỗi sáng là giúp hệ miễn dịch của chúng ta luôn khỏe mạnh. 

Hình ảnh có hai nửa quả chanh và một quả chanh nguyên trên đá viên.

3. Tác dụng của vỏ chanh trong thải độc cơ thể

Trong vỏ chanh nói riêng và quả chanh nói chung có chứa lượng lớn vitamin C. Vitamin C là khoáng chất chống oxy hóa hàng đầu. Nhờ vậy, vỏ chanh giúp kiểm soát, đẩy lùi các tổn thương ở các tế bào trong cơ thể người. Đồng thời, đẩy lùi các gốc tự do và đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt khi bạn đang ở trạng thái căng thẳng, thần kinh bị ảnh hưởng. Nước chanh có tác dụng hỗ trợ giảm stress rất hiệu quả.

4. Công dụng của chanh trong việc cấp nước cho cơ thể

Chanh thuộc loại quả mọng nước. 80% thành phần trong quả chanh là nước. Thay vì uống các loại nước ngọt, trà sữa… vì chê nước lọc nhạt miệng, hãy uống một ly chanh muối để bổ sung vitamin C và giải nhiệt cơn khát cho cơ thể.

5. Tác dụng của vỏ chanh làm giảm hôi miệng, giúp răng chắc khỏe 

Vitamin C trong chanh có khả năng kháng khuẩn mạnh. Vỏ chanh giúp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng, viêm nướu, ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn - nguyên nhân hàng đầu gây ra hôi miệng ở nhiều người.

6. Công dụng của chanh trong làm sạch gan

Uống nước quả chanh có tác dụng gì? Với gan, nước chanh có tác dụng kích thích gan sản xuất mật gan nhằm đẩy độc tố ra ngoài. Chanh góp phần ngăn ngừa tích tụ sỏi thận. Đồng thời, thúc đẩy các chức năng gan cùng cơ quan tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Axit citric có trong chanh giúp ngăn ngừa sỏi thận bằng cách tăng lượng nước tiểu và độ pH trong nước tiểu giúp tiểu tiết tốt hơn, hạn chế tối đa môi trường hình thành sỏi thận.

Bạn chỉ cần uống khoảng 125ml nước chanh mỗi ngày, cơ thể sẽ được cung cấp đủ axit citric để ngăn ngừa sỏi thận

7. Bảo vệ cơ thể, chống lại bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu, đặc biệt ở những trẻ em suy dinh dưỡng hoặc phụ nữ đang mang thai là bệnh tương đối phổ biến tại Việt Nam. Điều này xảy ra khi lượng Sắt trong khẩu phần ăn không được cung cấp đầy đủ. Do đó, bạn có thể sử dụng chanh tươi để bổ sung thêm nhé!Theo các nghiên cứu, chanh có chứa sắt giúp bạn cải thiện sự hấp thụ của chất sắt từ thực phẩm. Hệ tiêu hóa của bạn được hấp thụ sắt từ thịt, cá, gà (sắt heme) rất dễ dàng. Tuy nhiên, đối với sắt có nguồn thực vật lại khó khăn trong quá trình hấp thụ hơn. Do đó, sử dụng chanh (có axit citric và vitamin C) sẽ cải thiện vấn đề đó.

Bàn gỗ với chanh, vỏ chanh đã bào, và dụng cụ bào vỏ chanh.

8. Vỏ chanh trong hỗ trợ giảm cân 

Cân nặng của bạn khó kiểm soát thì có thể sử dụng chanh, vỏ chanh để hỗ trợ giảm cân. Trong chanh có chất xơ pectin hòa tan giúp mở rộng dạ dày nên cảm thấy no lâu hơn.

9. Vỏ chanh giúp trị nấm móng 

Do có tính kháng khuẩn cực cao, vỏ chanh giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm, các vi khuẩn gây hại ký sinh trên các vùng da, móng, chân tóc. Từ đó làm giảm tình trạng viêm nhiễm, nấm ngứa, đặc biệt tình trạng nấm móng mà rất nhiều người đang mắc phải.

Người phụ nữ đang nằm trên giường và che mặt bằng tay.

10. Công dụng của chanh trong chăm sóc sắc đẹp 

Tắm chanh có tác dụng gì? Công dụng của chanh và vỏ chanh đối với sắc đẹp là loại bỏ các tế bào chết trên bề mặt. Đặc biệt, nhờ vitamin C có trong chanh, làn da của chúng ta sẽ trở nên sáng và đều màu hơn nếu tắm chanh thường xuyên. Một công dụng khác của vỏ chanh mà bạn không nên bỏ qua chính là hỗ trợ làm sáng tóc giúp tóc chắc khỏe và loại bỏ bớt gàu. Vỏ chanh giúp tăng cường độ ẩm cho da đầu, giúp làm giảm các bã nhờn trên tóc, giúp mái tóc của bạn luôn chắc khỏe và sạch sẽ.

>>> Xem thêm chi tiết: Lợi ích việc uống nước chanh ấm mỗi sáng

>>> Xem thêm chi tiết: Nhà đẹp hơn với những công dụng của chanh

11. Chống say tàu xe

Tác dụng của chanh khô trong chống say tàu xe: Vỏ chanh chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng giúp làm dịu dạ dày đang nôn nao vì say tàu xe.Thậm chí mùi chanh cũng có thể giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn. Bởi tinh dầu kích thích những vùng não cao hơn, ngăn chặn cảm giác say xe.

12. Tác dụng của vỏ chanh để hỗ trợ khử mùi hôi đồ vật gia dụng

Đặt vỏ chanh khô vào tủ lạnh, tủ gỗ… Chỉ vài tiếng đồng hồ sau tủ của của bạn đã ngập tràn hương chanh. Hương chanh khử mùi hôi của tủ lạnh, đồng thời góp phần khử khuẩn cho đồ gia dụng của bạn. Như vậy là bạn đã có ngôi nhà đẹp hơn với những công dụng của chanh rồi.

Tác hại của chanh

Uống nước chanh lợi ích nhiều. Nhưng có tốt đến đâu, nếu sử dụng không đúng cách, không đúng liều lượng, chanh vẫn có thể gây ra nhiều tác hại cho cơ thể.

- Loét dạ dày: Axit dư thừa gây kích thích dạ dày, dẫn đến viêm loét. Nếu dạ dày của bạn không tốt, bạn sử dụng quá nhiều chanh sẽ làm tăng lượng axit dư thừa, gây viêm loét dạ dày.

- Trào ngược dạ dày: Axit dư thừa làm mỏng và làm yếu lớp màng ngăn cách dạ dày và thực phẩm. Axit không được hấp thu di chuyển ngược lên cổ họng, làm mòn niêm mạc và gây ra hiện tượng trào ngược thực quản.

- Mất nước: Vitamin C trong chanh khiến chúng ta phải tiểu tiện thường xuyên, dẫn đến nguy cơ bị mất nước.

- Gây sỏi thận: Vỏ chanh thường được sử dụng ẩm thực. Oxalat trong vỏ chanh ngăn cản sự hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến sỏi thận.

- Làm tăng nguy cơ sâu răng: Axit citric và axit ascorbic trong chanh bào mòn men răng, làm tăng nguy cơ sâu răng.

Những lầm tưởng về chanh

Nước chanh có tác dụng giải bia, giải rượu

Nếu bạn uống nhiều nước chanh khi cơ thể đang chứa nhiều cồn, bạn sẽ có xu hướng buồn nôn. Cơn say khiến bạn buồn ngủ, nếu buồn nôn và nôn trong cơn buồn ngủ, dịch nôn có thể gây sặc phổi.

Người bị bệnh dạ dày không nên uống cam, chanh

Thực ra nếu uống với một lượng nhỏ và không thường xuyên, chanh sẽ không gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Các tác dụng của chanh với sức khỏe và đời sống vô cùng phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, sử dụng nhiều chanh cũng gây ra những tác hại nhất định. Phải biết cách sử dụng quả chanh khoa học, dùng vừa đủ để chanh phát huy các lợi ích cho sức khỏe và sắc đẹp nhé.

>>> Xem thêm:

  • Công dụng của chanh trong nhà bếp

  • Công dụng của baking soda

  • Than hoạt tính

  • Tác dụng của trà xanh

Tác giả: Team Cleanipedia 

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Từ khóa » độ Ph Của Chanh Xanh