12 Sự Kiện Thay đổi Lịch Sử Loài Người - Báo Nghệ An

12 sự kiện thay đổi lịch sử loài người 24/08/2017 17:11

(Baonghean.vn) - Nhân loại từng chứng kiến hàng nghìn sự kiện lịch sử trọng đại và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển, tiến bộ của loài người. Trong số ấy, có những sự kiện được xem là những dấu mốc quan trọng đã làm thay đổi cả thế giới.

1. Con người tìm ra lửa cách đây 1,4 triệu năm

Phát minh đầu tiên đánh dấu bước tiến hóa của người hiện đại là tạo ra lửa. Trong khi những loài trước đó như Homo erectus tận dụng lửa do hỏa hoạn trong tự nhiên tạo ra, người hiện đại (Homo sapiens) bắt đầu tự tạo ra lửa. Con người sử dụng lửa để nấu ăn, sưởi ấm, và chiếu sáng. Tạo ra lửa là điểm khởi đầu cho tất cả các công nghệ khác của con người, dẫn đến việc rèn kim loại để sản xuất công cụ. Ảnh minh họa: Freedom Phoenix.
Phát minh đầu tiên đánh dấu bước tiến hóa của người hiện đại là tạo ra lửa. Trong khi những loài trước đó như Homo erectus tận dụng lửa do hỏa hoạn trong tự nhiên tạo ra, người hiện đại (Homo sapiens) bắt đầu tự tạo ra lửa. Con người sử dụng lửa để nấu ăn, sưởi ấm, và chiếu sáng. Tạo ra lửa là điểm khởi đầu cho tất cả các công nghệ khác của con người, dẫn đến việc rèn kim loại để sản xuất công cụ. Ảnh minh họa: Freedom Phoenix.

2. Cung tên được phát minh cách đây 15.000 năm TCN

Ban đầu, cung tên được làm từ vật liệu dễ gãy. Cung tên lâu đời nhất mang tên Holmegaard được tìm thấy ở Đan Mạch khoảng 9.000 năm trước Công nguyên. Con người phát triển cung tên để săn bắn động vật. Cung tên có thể ra đời sau các vật phóng nguyên thủy như giáo và boomerang. Tuy nhiên, cung tên nhanh chóng được sử dụng cho mục đích quân sự. Theo National Geographic, vào năm 5.400 trước Công nguyên, cung tên là vũ khí chủ lực trong chiến tranh. Những pháo đài trên đỉnh đồi của Anh còn lại dấu tích của các cuộc tấn công phối hợp bắn cung. Ảnh minh họa: kotaku.
Ban đầu, cung tên được làm từ vật liệu dễ gãy. Cung tên lâu đời nhất mang tên Holmegaard được tìm thấy ở Đan Mạch khoảng 9.000 năm trước Công nguyên. Con người phát triển cung tên để săn bắn động vật. Cung tên có thể ra đời sau các vật phóng nguyên thủy như giáo và boomerang. Tuy nhiên, cung tên nhanh chóng được sử dụng cho mục đích quân sự. TVào năm 5.400 trước Công nguyên, cung tên là vũ khí chủ lực trong chiến tranh. Những pháo đài trên đỉnh đồi của Anh còn lại dấu tích của các cuộc tấn công phối hợp bắn cung.

3. Phát minh ra bánh xe cách đây 3.500 TCN

Bánh xe tròn được sử dụng rộng rãi từ năm 3.500 trước Công nguyên, dẫn đến thay đổi lớn trong khâu vận chuyển. Vào năm 2.000 năm trước Công nguyên, người Hittites, sinh sống ở khu vực nay là Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành dân tộc đầu tiên điều khiển xe ngựa, bao gồm một khung gầm gắn với các bánh xe để ngựa kéo, cho phép tiến hành cuộc chiến nhanh chóng và hiệu quả. Ảnh minh họa: Filfiction.
Bánh xe tròn được sử dụng rộng rãi từ năm 3.500 trước Công nguyên, dẫn đến thay đổi lớn trong khâu vận chuyển. Vào năm 2.000 năm trước Công nguyên, người Hittites, sinh sống ở khu vực nay là Thổ Nhĩ Kỳ, trở thành dân tộc đầu tiên điều khiển xe ngựa, bao gồm một khung gầm gắn với các bánh xe để ngựa kéo, cho phép tiến hành cuộc chiến nhanh chóng và hiệu quả.

4. Sự ra đời của Kỷ nguyên sắt cách đây 1.200 TCN

Đồ sắt đầu tiên được người Hittites sản xuất hàng loạt vào năm 1.400 năm trước Công nguyên. Công nghệ chế tạo đồ sắt bắt đầu lan rộng từ Tiểu Á đến châu Âu, châu Phi và toàn bộ châu Á từ sau năm 1.200 trước Công nguyên. Công cụ bằng sắt cho phép trồng trọt hiệu quả hơn. Vũ khí và áo giáp bằng sắt cũng thay thế các kim loại trước đó như đồng, cho phép các nước có nhiều sắt mở rộng lãnh thổ dễ dàng hơn những quốc gia láng giềng. Ảnh minh họa: Global tech.
Đồ sắt đầu tiên được người Hittites sản xuất hàng loạt vào năm 1.400 năm trước Công nguyên. Công nghệ chế tạo đồ sắt bắt đầu lan rộng từ Tiểu Á đến châu Âu, châu Phi và toàn bộ châu Á từ sau năm 1.200 trước Công nguyên. Công cụ bằng sắt cho phép trồng trọt hiệu quả hơn. Vũ khí và áo giáp bằng sắt cũng thay thế các kim loại trước đó như đồng, cho phép các nước có nhiều sắt mở rộng lãnh thổ dễ dàng hơn những quốc gia láng giềng.

5. Sự ra đời của bê tông (cách đây 200 năm TCN)

Cách đây khoảng 200 năm TCN, người La Mã cổ đại đã bắt đầu xây dựng những công trình bằng bê tông. Nhờ khả năng chịu lực, kêt cấu vững chãi và không thấm nước, bê tông trở thành nguyên liệu chính của tất cả các công trình xây dựng từ cảng biển, đền thờ, điện, nhà ở, đến cầu cống.  Với sự trợ giúp của bê tông, những pháo đài trở nên kiên cố hơn làm chùn bước kẻ thù, những công trình độc đáo hơn cũng được ra đời đưa La Mã trở thành một đế chế hùng mạnh ít nơi nào sánh kịp.
Cách đây khoảng 200 năm TCN, người La Mã cổ đại đã bắt đầu xây dựng những công trình bằng bê tông. Nhờ khả năng chịu lực, kêt cấu vững chãi và không thấm nước, bê tông trở thành nguyên liệu chính của tất cả các công trình xây dựng từ cảng biển, đền thờ, điện, nhà ở, đến cầu cống. Với sự trợ giúp của bê tông, những pháo đài trở nên kiên cố hơn làm chùn bước kẻ thù, những công trình độc đáo hơn cũng được ra đời đưa La Mã trở thành một đế chế hùng mạnh ít nơi nào sánh kịp.

6. Bùng nổ cách mạng công nghiệp (năm 1712)

Việc sử dụng sắt và thép kết hợp phát hiện ra các nguồn năng lượng mới thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh vào thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, động cơ hơi nước do Thomas Newcomen tạo ra năm 1712 cho phép tăng năng suất lao động, vận chuyển và sản xuất, giúp nâng cao công tác hậu cần. Ảnh: Marketectsinc.
Việc sử dụng sắt và thép kết hợp phát hiện ra các nguồn năng lượng mới thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp nổ ra ở Anh vào thế kỷ 18. Trong thời kỳ này, động cơ hơi nước do Thomas Newcomen tạo ra năm 1712 cho phép tăng năng suất lao động, vận chuyển và sản xuất, giúp nâng cao công tác hậu cần.

7.Chiếc điện thoại đầu tiên ra đời (năm 1876)

Ngày 07/03/1876, cơ quan bản quyền Hoa Kỳ quyết định tặng thưởng cho Alexander Graham Bell vì phát minh mà ông vừa cho ra đời. Đó là “một trong những sáng chế giá trị nhất trong lịch sử”.  Ba ngày sau khi nhận được giấy chứng nhận bản quyền, nhà phát minh đã dùng chính chiếc điện thoại vừa sáng chế để gọi điện cho trợ lí của mình đang ngồi ngay dưới hội trường “ Watson, anh lên đây. Tôi đang cần gặp anh”.  Sau khi chiếc điện thoại đầu tiên ra đời và lan truyền đến nhiều châu lục. Cuộc gọi quốc tế đầu tiên được thực hiện vào năm 1927 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc gắn kết và đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến gần nhau hơn.
Ngày 7/3/1876, cơ quan bản quyền Hoa Kỳ quyết định tặng thưởng cho Alexander Graham Bell vì phát minh mà ông vừa cho ra đời- một trong những sáng chế giá trị nhất trong lịch sử. Đó chính là chiếc điện thoại. Sau khi chiếc điện thoại đầu tiên ra đời và lan truyền đến nhiều châu lục. Cuộc gọi quốc tế đầu tiên được thực hiện vào năm 1927 đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc gắn kết và đưa mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến gần nhau hơn.

8. Máy bay ra đời (năm 1903)

Dù chiếc máy bay của anh em nhà Wright chỉ bay được trong vòng 12 giây, đó là lần đầu tiên trong lịch sử một cỗ máy nặng hơn không khí có thể bay lượn trên không. Anh em nhà Wright hoàn thiện thiết kế của họ và máy bay đi vào phục vụ nhiệm vụ trinh sát trong Thế chiến I (1914-1918). Theo National Geographic, người Anh và Italy thiết kế những chiếc máy bay ném bom đầu tiên vào năm 1913. Ảnh: wright-brothers.org.
Dù chiếc máy bay của anh em nhà Wright chỉ bay được trong vòng 12 giây, đó là lần đầu tiên trong lịch sử một cỗ máy nặng hơn không khí có thể bay lượn trên không. Anh em nhà Wright hoàn thiện thiết kế của họ và máy bay đi vào phục vụ nhiệm vụ trinh sát trong Thế chiến I (1914-1918). Theo National Geographic, người Anh và Italy thiết kế những chiếc máy bay ném bom đầu tiên vào năm 1913.

9. Vũ khí hạt nhân (năm 1941)

Một tháng trước khi thế chiến II bùng nổ, nhà vật lý thiên tài người Đức Albert Einstein viết một bức thư dài hai trang tuyên bố Mỹ tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức quốc xã. Trong bức thư năm 1939, Einstein cho biết phản ứng hạt nhân dây chuyền từ uranium có thể cho ra đời những quả bom nguyên tử với sức tàn phá chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì sức tàn phá kinh khủng của nó mà ngày nay, nhiều nước tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và lên án mạnh mẽ việc phát triển loại vũ khí này. Ảnh: scmp.
Một tháng trước khi thế chiến II bùng nổ, nhà vật lý thiên tài người Đức Albert Einstein viết một bức thư dài hai trang tuyên bố Mỹ tham gia vào cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân chống lại Đức quốc xã. Trong bức thư năm 1939, Einstein cho biết phản ứng hạt nhân dây chuyền từ uranium có thể cho ra đời những quả bom nguyên tử với sức tàn phá chưa từng có trong lịch sử. Tuy nhiên, cũng vì sức tàn phá kinh khủng của nó mà ngày nay, nhiều nước tham gia hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân và lên án mạnh mẽ việc phát triển loại vũ khí này.

10. Chinh phục vũ trụ bao la

Năm 1954, lần đầu tiên, Nga đưa ra đề xuất xây dựng một vệ tinh nhân tạo. Trong vòng 3 năm, chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên quay quanh Trái Đất mang tên Sputnik 1 ra đời.  Năm 1958, kỹ sư hàng không của Đức Wernher von Braun hợp tác với quân đội Mỹ khởi động thành công vệ tinh Explorer 1.  Ba năm sau, phi hành gia người Nga Yuri Gagarin vinh dự trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Bước tiến nhảy vọt đã khiến nước Mỹ phải ghen tị mà “thề” sẽ là nước đầu tiên đưa con người bước chân lên mặt trăng- và điều đó đã trở thành thành hiện thực vào ngày 20 tháng 7 năm 1969.
Năm 1954, lần đầu tiên, Nga đưa ra đề xuất xây dựng một vệ tinh nhân tạo. Trong vòng 3 năm, chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên quay quanh Trái Đất mang tên Sputnik 1 ra đời. Năm 1958, kỹ sư hàng không của Đức Wernher von Braun hợp tác với quân đội Mỹ khởi động thành công vệ tinh Explorer 1. Ba năm sau, phi hành gia người Nga Yuri Gagarin vinh dự trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ. Bước tiến nhảy vọt đã khiến nước Mỹ phải ghen tị mà “thề” sẽ là nước đầu tiên đưa con người bước chân lên mặt trăng- và điều đó đã trở thành thành hiện thực vào ngày 20 tháng 7 năm 1969.

11. Liên kết mạng Internet ( từ năm 1991)

Nhân loại bước vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử phát triển khi nhà khoa học Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) vào cuối những năm 1960. Ông đã phát triển được “một phần mềm có thể tạo ra những đường dẫn liên kết giữa tất cả những tập tin liên quan trong máy tính của mình, liên kết nhiều máy tính với nhau. Từ đó, người dùng có thể chia sẻ những dữ liệu”.  Phần mềm đó được ông cho truy nhập công cộng vào năm 1991 và kể từ đó đến nay, đã có ít nhất là 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet.
Nhân loại bước vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử phát triển khi nhà khoa học Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web (mạng lưới toàn cầu) vào cuối những năm 1960. Ông đã phát triển được “một phần mềm có thể tạo ra những đường dẫn liên kết giữa tất cả những tập tin liên quan trong máy tính của mình, liên kết nhiều máy tính với nhau. Từ đó, người dùng có thể chia sẻ những dữ liệu”. Phần mềm đó được ông cho truy nhập công cộng vào năm 1991 và kể từ đó đến nay, đã có ít nhất là 3 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet.

12. Y học tái tạo

Bước đi lớn đầu tiên đưa con người đến ngành y học tái tạo, phục hồi lại những bộ phận đã bị tổn thương hay đã mất là vào năm 1999, khi các bác sĩ tại trường Đại học Wake Forest University chế tạo thành công bàng quang từ tế bào gốc cho một bệnh nhân nhí tên là Luke Marsell.  Kể từ đó, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm tòi và phát triển thêm các kỹ thuật phức tạp và ngày càng tinh vi hơn, không chỉ áp dụng được với các bộ phận như bàng quang, gan, xương mà còn áp dụng được với cả não bộ- cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể con người.  Y học tái sinh cũng mang lại hy vọng cho những cựu chiến binh cụt tay chân,… những người may mắn trở về nhưng lại không lành lặn sau những cuộc chiến tranh đẫm máu.
Bước đi lớn đầu tiên đưa con người đến ngành y học tái tạo, phục hồi lại những bộ phận đã bị tổn thương hay đã mất là vào năm 1999, khi các bác sĩ tại trường Đại học Wake Forest University chế tạo thành công bàng quang từ tế bào gốc cho một bệnh nhân nhí tên là Luke Marsell. Kể từ đó, các nhà nghiên cứu không ngừng tìm tòi và phát triển thêm các kỹ thuật phức tạp và ngày càng tinh vi hơn, không chỉ áp dụng được với các bộ phận như bàng quang, gan, xương mà còn áp dụng được với cả não bộ - cơ quan phức tạp nhất trong cơ thể con người.

Thái Bình

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN
  • Những công trình hiện đại khổng lồ làm thay đổi thế giới
  • Những sáng chế kỳ cục hứa hẹn 'thay đổi' thế giới
  • Ra mắt bộ sách về "Những gương mặt làm thay đổi thế giới"
  • Những phát minh làm thay đổi thế giới năm 2013

Từ khóa » Tìm Ra Lửa Gắn Với Thời Kì Nào Của Con Người