Việc Con Người Biết Dùng Lửa Và Tạo Ra Lửa Thời Kỳ Nguyên Thủy Có ý ...

Các thời kỳ của xã hội nguyên thủyTrong lịch sử phát triển của xã hội loài người, xã hội nguyên thủy chiếm một thời gian hết sức lâu dài. Nếu chúng ta giả định rằng từ khi loài người xuất hiện cho đến ngày nay là chừng một triệu năm, thì xã hội nguyên thủy phải chiếm một thời gian gần tương đương, vì từ khi xã hội có giai cấp hình thành đến bây giờ chỉ mới có năm, sáu nghìn năm thôi. Những quốc gia tối cổ trong lịch sử thế giới chỉ xuất hiện vào khoảng trên dưới bốn nghìn năm trước công nguyên.

Trong thời kỳ xã hội nguyên thủy, loài người đã tiến triển một cách rất chậm chạp nhưng vững chắc trong cuộc đấu tranh để sinh tồn. Về mặt sinh hoạt kinh tế cũng như về mọi mặt tổ chức xã hội, đều có sự tiến bộ lớn lao không ngừng. Việc chế tạo những công cụ lao động nguyên thủy, trong đó có những công cụ dùng làm vũ khí, việc tìm ra lửa, việc thuần dưỡng động vật, việc trồng trọt ngũ cốc và cây có quả, việc chế tạo ra đồ gốm, sự hình thành của ngôn ngữ, văn tự, sự nảy nở của tri thức khoa học kỹ thuật, sự phôi thai của văn học, nghệ thuật đều là những thành tựu lớn lao mà loài người đã đạt được trong thời kỳ xã hội nguyên thủy.

Vì thời kỳ xã hội nguyên thủy tồn tại hết sức lâu dài và phát triển hết sức chậm chạp, mà trong thời gian dài đằng đẵng đó, sinh hoạt kinh tế và tổ chức xã hội trước sau có khác nhau rõ rệt, cho nên người ta có thể phân chia lịch sử xã hội nguyên thủy thành những giai đoạn phát triển cao thấp khác nhau.

Từ đầu thế kỷ XIX, các nhà khảo cổ học bằng cứ vào những vật liệu người nguyên thủy đã dùng để chế tác công cụ lao động mà chia lịch sử phát triển của xã hội nguyên thủy ra làm ba giai đoạn: thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng (chủ yếu là đồ đồng thau) và thời đại đồ sắt. Vì thời đại đồ đá tồn tại trong một thời gian rất lâu dài (trên thế giới đồ bằng kim loại xuất hiện sớm nhất vào khoảng bốn nghìn năm trước công nguyên, từ đó trở về trước là thời đaị đồ đá), cho nên các học giả trên lại còn bằng cứ vào trình độ kỹ thuật chế tạo đồ đá và công dụng của nó để chia thời đại đồ đá ra làm ba thời kỳ: thời kỳ đồ đá cũ, thời kỳ đồ đá giữa, thời kỳ đồ đá mới. Mỗi một thời kỳ đó lại được chia ra làm ba thời kỳ nhỏ hơn: sơ kỳ, trung kỳ, hậu kỳ thời đại đồ đá cũ hay đồ đá mới.

Phương pháp căn cứ vào vật liệu chế tạo và kỹ thuật chế tác công cụ lao động để phân chia các thời kỳ lịch sử như vậy tất nhiên là có những ưu điểm nhất định của nó. Song phương pháp phân kỳ theo khảo cổ học đó không đủ để biểu hiện những mối liên hệ tất yếu giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa sự phát triển của kỹ thuật sản xuất với sự phát triển của tổ chức xã hội.

Các nhà sử học đã tiến lên một bước trong việc xác định phương pháp phân kỳ lịch sử xã hội nguyên thủy. Họ phân biệt hai giai đoạn: “bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc”, coi như hai giai đoạn của quá trình phát triển lịch sử xã hội nguyên thủy. Họ lại đem giai đoạn công xã thị tộc nói trên chia ra làm hai thời kỳ: thời kỳ công xã thị tộc mẫu quyền và thời kỳ công xã thị tộc phụ quyền.

Bầy người nguyên thủy ở thời đại đồ đá cũ sơ kỳViệc tìm được những di cốt hóa thạch của người Pi-tê-can-tơ-rôp – cũng gọi là người vượn Gia-va – phát triển cao hơn loài vượn phương Nam là một thành tựu của nền khoa học cuối thế kỷ XIX. Người vượn Gia-va được coi là người nguyên thủy cổ nhất mà người ta được biết, là giống người trung gian xưa nhất giữa vượn và người do một bác sĩ người Hà Lan tên là Đuy-boa (E.Dubois) phát hiện được ở Tơ-rin-nin trên đảo Gia- va (Indonexia) vào những năm 1891-1894. Ông tìm ra hai cái sọ, một hàm răng dưới, ba cái răng, một cái xương, vai, sau đó lại tìm được bốn mảnh xương ống chân tay. Ở cùng một lớp đất, người ta cũng tìm thấy những công cụ lao động bằng đá chế tạo rất thô sơ mà người ta đoán là của người Pi-tê-can-tơ-rôp. Công cụ tiêu biểu nhất của giống người này là cái rìu tay kiểu Sen, thuộc thời kỳ văn hóa Sen, có hình dáng rõ rệt và có tác dụng vạn năng, có thể dùng để cắt, chặt, đào đất, làm vũ khí tự vệ hoặc tấn công trong khi săn bắt thú vật. Người vượn Gia-va trú dưới những lùm cây rậm, dưới các mái đá hoặc dưới những mái lều thô sơ làm bằng những cành cây. Họ không có quần áo, nhiều lắm họ chỉ biết lấy da thú che thân. Họ cũng chưa tìm ra lửa. Nguồn sống chính của họ là săn bắt các thú nhỏ và lượm hái hoa quả trong rừng đào bới củ cây, r

Từ khóa » Tìm Ra Lửa Gắn Với Thời Kì Nào Của Con Người