15+ Cách Dạy Trẻ 5 Tuổi Bướng Bỉnh Trở Nên Ngoan Ngoãn Hơn

Trẻ bướng bỉnh biểu hiện như thế nào?

Các phụ huynh nên lưu ý rằng không phải tất cả các bé thích làm theo ý kiến của mình là trẻ không ngoan ngoãn. Đôi khi bé không nghe lời là do con có chính kiến và cá tính mạnh mẽ. Vì thế, bạn cần tìm hiểu thật kỹ hành động của con là tính quả quyết hay không nghe lời.

Những đứa trẻ có cá tính mạnh và chính kiến thường là những đứa trẻ rất thông minh và sáng tạo. Nhưng những đứa trẻ này thường cố chấp theo ý kiến của mình mà không sẵn sàng lắng nghe ý kiến của người khác. Dưới đây là những biểu hiện của trẻ bướng bỉnh:

  • Tìm kiếm sự chú ý: Có nhu cầu được thừa nhận và lắng nghe mạnh, trẻ sẽ tìm kiếm sự chú ý của bạn thường xuyên.
  • Độc lập cực đoan: Bé có thể độc lập tới mức cực đoan, thích đưa ra ý kiến riêng của bản thân.
  • Phản kháng khi mọi thứ không theo ý mình: Làm những gì mình thích cho bằng được, không được làm là phản kháng quyết liệt.
  • Dễ nổi giận: Trẻ nổi giận nhiều hơn những trẻ khác, hay phản hồi lại những ý kiến của bà mẹ.
  • Thích áp đặt: Trẻ có nhiều tố chất của một nhà lãnh đạo nhưng đôi khi áp đặt người khác.
  • Làm theo ý thích: Trẻ thích được làm mọi việc theo khả năng và tốc độ của mình.

Trẻ 5 tuổi ngang ngạnh thích làm những gì mình thích. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Việc dạy dỗ trẻ không ngoan ngoãn có thể sẽ khó khăn và khiến các bậc cha mẹ đau đầu. Tuy nhiên, nếu hiểu con, bạn nên điều chỉnh cách dạy trẻ 5 tuổi biết nghe lời một cách phù hợp và sẽ có nhiều điều thú vị hơn trong hành trình nuôi con khôn lớn.

Nguyên nhân vì sao trẻ 5 tuổi bướng bỉnh?

Một phần do tính cách của trẻ sinh ra đã có chút quyết đoán, cá tính và mặt khác cũng có nhiều yếu tố dẫn tới sự không chịu nghe lời của trẻ. Đây là những nguyên nhân dẫn tới trẻ 5 tuổi không nghe lời:

Nuông chiều quá mức

Hiện nay, có rất nhiều ba mẹ nuông chiều con quá mức, điều này lập trình vô thức để trẻ không vâng lời, khiến chúng có phản xạ cứ yêu cầu là lại được đáp ứng. Khi bé yêu cầu mà không được đáp ứng, bé sẽ khó chấp nhận và có những hành động phản kháng, ăn vạ để đạt được mong muốn. Đó cũng chính là một biểu hiện ngang ngạnh phổ biến thường xuất hiện trong những gia đình nuông chiều con cái quá mức.

Mâu thuẫn trong cách dạy con

Có nhiều gia đình ở chung hai hoặc ba thế hệ, vì thế sẽ xuất hiện mâu thuẫn trong phương pháp dạy con giữa bố với mẹ hoặc giữa bố mẹ và ông bà. Đầu tiên, bé sẽ hoang mang không biết nên nghe lời ai, nhưng sau khi đã quen với môi trường như vậy bé sẽ lợi dụng điểm khác biệt này. Bé sẽ đòi hỏi những điều có lợi cho mình, làm nũng và bướng bỉnh hơn khi được bố mẹ hoặc ông bà nuông chiều.

Ba mẹ thường mâu thuẫn trong cách dạy con. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cha mẹ gia trưởng, gây áp lực cho con

Có nhiều gia đình, ba mẹ lại kỳ vọng quá nhiều vào con nên đặt ra những điều vượt quá khả năng của bé. Trẻ sẽ không thể thực hiện và trái lời cha mẹ trong nhiều trường hợp.

Nếu cha mẹ không dạy con đúng cách và sử dụng quá nhiều đòn roi hay đay nghiến, ép buộc con thái quá khiến trẻ bất mãn và quay lại phản kháng. Điều này lặp lại nhiều lần và môi trường sống luôn gây áp lực cho con bé sẽ trở thành một đứa trẻ bướng bỉnh, không chịu thay đổi. Bé luôn cảm thấy trong mắt ba mẹ, bé luôn là đứa trẻ không ngoan, kém cỏi.

Cha mẹ không làm gương

Trẻ nhỏ thường rất thích bắt chước các hành vi của người lớn nhất là bố mẹ và những người sống cùng trẻ. Vì vậy, ba mẹ sẽ có có thể đòi hỏi con ngoan ngoãn, lễ phép khi bản thân chưa có những hành vi, cư xử chuẩn mực, đạo đức, lễ phép. Điều này cũng khiến bé thường xuyên bướng bỉnh, hay phản kháng và chống trả với cha mẹ, ông bà.

Ba mẹ không làm gương cho con cái dẫn đến con có thói quen phản kháng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tác động bởi môi trường xung quanh

Môi trường sống, học tập vui chơi sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới tính cách của trẻ. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy nuôi dạy con biết nghe lời, tạo cho con một môi trường tốt nhất để phát triển về tư duy và cách ứng xử với mọi người xung quanh.

13+ cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên nghe lời hơn

Những đứa trẻ ngang ngạnh, khó nói sẽ khiến ba mẹ khó khăn trong việc chăm sóc và dạy dỗ, trẻ sẽ không chịu ăn, ngủ đúng giờ. Monkey sẽ hướng dẫn một số cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh để ba mẹ có thể tham khảo khiến bé hợp tác hơn.

Cố gắng lắng nghe

Giao tiếp luôn mang tính chất hai chiều, nếu bạn muốn con lắng nghe mình, đầu tiên bạn phải sẵn sàng lắng nghe bé trước. Trẻ không nghe lời có thể có ý kiến riêng và thường hay xảy ra tranh luận với người khác. Bé sẽ trở nên ngang tàng nếu cảm thấy như không ai lắng nghe và chấp nhận ý kiến của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy thật sự lắng nghe để thấu hiểu con hơn, trò chuyện cởi mở để bé ngoan ngoãn và cảm nhận được tình yêu thương cũng như sự tôn trọng.

Ba mẹ hãy lắng nghe và thấu hiểu con hơn bé cảm nhận được tình yêu thương. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Không ép buộc con

Khi bạn ép trẻ làm một điều gì đó, bé sẽ có tâm lý chống đối và làm ngược lại những gì bạn nói. Đây cũng chính là biểu hiện của những đứa trẻ ương bướng và thường xuyên xuất hiện mỗi ngày.

Để tránh điều này, bạn cần kết nối được với con, hãy quan tâm và chia sẻ cùng con. Ví dụ như con bạn đang xem tivi khi đã quá giờ đi ngủ, thay vì quát mắng và ép con tắt tivi, ba mẹ hãy ngồi xem cùng con. Sau đó cùng bé bàn luận về chương trình tivi và dần hướng tới việc đi ngủ. Con sẽ hợp tác hơn khi thấy bạn quan tâm như vậy, điều này đều rất tốt đối với mọi trường hợp nhé.

Các bài viết không thể bỏ lỡ \displaystyle

Bộ Ứng Dụng Học Tập Của Monkey - Giải Pháp Giúp Con Phát Triển Toàn Diện Tư Duy Và Ngôn Ngữ

\displaystyle

Dạy trẻ 5 tuổi kỹ năng sống: Tổng quan từ A - Z

\displaystyle

Tham khảo ngay top 16+ cuốn sách dạy trẻ 5 tuổi hay và bổ ích nhất

Cho con lựa chọn

Những đứa trẻ không chịu lắng nghe thường có suy nghĩ riêng, cá tính và tính quả quyết. Do đó, bé sẽ không thích ba mẹ mình chỉ bảo phải làm gì. Thế nên, bạn hãy cho con mình quyền lựa chọn cũng là cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh hiệu quả.

Điều này, cho bé không có cảm giác bị ép buộc làm một việc gì đó. Tuy cho con quyền lựa chọn là rất tốt nhưng tùy trường hợp và nằm trong khuôn khổ, không mang ra quá nhiều lựa chọn bé sẽ rối và không biết chọn hướng nào.

Ba mẹ hãy cho con quyền lựa chọn để con cảm thấy được tôn trọng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Luôn giữ bình tĩnh

Khi trẻ bướng bỉnh và chống đối, bạn có thể thấy tức giận và có những lời quát mắng, lớn tiếng với bé. Tuy nhiên, phản kháng này không làm cho con hiểu ý của bạn mà chỉ khiến bé tỏ ra chống đối hơn nữa. Vì thế, trong mọi trường hợp, cha mẹ hãy thật bình tĩnh để giải thích rõ ràng cho bé tại sao con phải làm theo lời ba mẹ.

Để luôn giữ được tâm trạng bình tĩnh và cân bằng với con, bạn hãy cùng bé chơi thể thao, nghe nhạc và làm những việc mà con thích. Khi chơi cùng con, bé cũng dần nhận ra ba mẹ là “bạn” và hợp tác hơn trong những tình huống khác.

Tôn trọng con

Con có thể không chấp nhận quyền hạn của ba mẹ nếu luôn ép buộc con hoặc ra lệnh cho con. Điều này khiến trẻ luôn cảm thấy bạn không tôn trọng con cái. Vì thế, bạn nên thể hiện sự tôn trọng để bé hợp tác hơn qua các cách sau:

  • Hợp tác với con chứ không yêu cầu con tuân thủ theo chỉ thị, mệnh lệnh của mình.
  • Đưa những quy tắc nhất quán với tất cả các con, không được tùy tiện phá bỏ quy tắc này.
  • Hãy lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con để hiểu con hơn.
  • Để con tự làm những gì ở khả năng của con, điều này giúp bé thấy bạn tin tưởng con nữa đấy.
  • Không được nói dối và nên giữ lời hứa với con, giúp hình thành nên tính cách của con sau này.
  • Hãy làm gương cho con, nếu bạn muốn con làm gì hãy làm trước để bé quan sát và làm theo.

Ba mẹ hãy tôn trọng con trong mọi tình huống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hợp tác với con

Những đứa trẻ bướng bỉnh hoặc cá tính mạnh sẽ rất nhạy cảm với cách ba mẹ đối xử với mình. Vì vậy, bạn hãy chú ý đến giọng điệu và ngôn ngữ cơ thể cũng như từ ngữ sử dụng để bé không cảm thấy mình bị áp đặt hay ra lệnh. Đôi khi bạn thay đổi cách tiếp cận là con đã thay đổi phản ứng và hợp tác hơn trong mọi tình huống.

Trò chuyện với con

Đôi khi, trẻ không chịu nghe lời bởi vì không có được thứ mình thích. Vì thế, để có cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh, bạn nên trò chuyện với con xem có mong muốn, khó chịu hay buồn bực gì không. Bạn có thể thể hiện sự quan tâm đối với con mình bằng việc đặt ra các câu hỏi quan tâm bé. Việc này cũng cho bé thấy bạn đang rất tôn trọng và lắng nghe con, con cũng trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn.

Tuy nhiên, việc trò chuyện cùng con không có nghĩa là bạn nhượng bộ và chiều theo những mong muốn của con. Mục đích trò chuyện là để thấu hiểu con, để bé cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương. Nếu bé có mong muốn chưa hợp lý, cha mẹ hãy tìm phương án phù hợp hơn.

Ba mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với con để thấu hiểu con hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tạo không khí vui vẻ ở nhà

Trẻ em học thông qua việc quan sát và trải nghiệm, nên những gì diễn ra hằng ngày và xung quanh bé có ảnh hưởng rất lớn tới tính cách bé. Nếu bé thường xuyên thấy ba mẹ cãi nhau, bé cũng bắt chước và dần hình thành thói quen chống đối, phản kháng.

Hơn nữa, mâu thuẫn giữa ba mẹ có thể tạo ra không khí vui vẻ hay căng thẳng gây ảnh hưởng lớn đến những hành vi và tâm trạng của bé. Vậy nên, ba mẹ hãy tạo không khí vui vẻ, hòa thuận luôn giúp đỡ, yêu thương và tôn trọng nhau ở trong nhà góp phần tích cực tới tính cách của trẻ.

Tìm hiểu quan điểm của trẻ

Để hiểu hơn về hành vi không chịu nghe lời của con, bố mẹ hãy nhìn nhận tình huống từ góc độ của bé. Bạn hãy đặt mình vào vị trí của con và tưởng tượng những gì bé đã trải qua. Đây cũng là cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh hiệu quả, ba mẹ càng hiểu rõ con, con có thể thay đổi được tính ương bướng của mình tốt hơn.

Mặc dù, ba mẹ có thể không đồng tình với các yêu cầu của con, nhưng điều này cũng giúp ba mẹ thông cảm và thấu hiểu được cảm xúc của bé. Bạn hãy cho bé biết mình có thể hiểu được sự thất vọng, tức giận và bực vội dù không đáp ứng được yêu cầu của bé.

Hãy hướng con tới phản ứng tích cực thay vì tiêu cực

Đôi khi, bạn sẽ có những hành vi nổi nóng, tức giận với tính cách bướng bỉnh của con mình. Tuy nhiên, phản ứng tiêu cực sẽ khiến trẻ ngày càng không nghe lời. Vì vậy, để bé hợp tác hãy cố gắng hướng hành vi của trẻ theo hướng tích cực.

Ba mẹ có thể phản ứng vui vẻ, tích cực từ việc đặt ra các câu hỏi như “Con có thích đi tưới cây không?”, “Con thích ăn kem không?”... Điều này sẽ giúp bé cảm thấy sự quan tâm của ba mẹ, không khí phấn khích và hứng thú cho bé, bé dễ dàng hợp tác với bạn hơn.

Hãy hướng con cái tới những điều tích cực trong cuộc sống. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Khen thưởng

Một trong những cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan hiền và biết hợp tác cố gắng hơn đó là khen thưởng. Bất kỳ ai cũng luôn muốn được nhận lời khen từ người khác. Do đó, khi con mình làm được điều tốt, ba mẹ đừng quên dành những lời khen cho con. Điều này sẽ giúp con có động lực, giúp trẻ phát huy các hành vi tích cực và tạo lập nên thói quen tốt hơn. Từ đó, trẻ sẽ làm những điều tốt, điều hay mà bỏ dần tính phản kháng, chống đối.

Hãy dành cho con những lời khen ngợi và những món quà ý nghĩa khi con làm việc tốt. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Quyền và nghĩa vụ

Là một thành viên trong gia đình, trẻ cũng có những quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Bố mẹ nên làm rõ được điều này để con cảm nhận thấy được đâu là nghĩa vụ và quyền lợi của mình là gì. Nhiều trường hợp bạn cũng có thể thực hiện theo phương pháp “Lùi 1 bước tiến hai bước” để trẻ có quyền lựa chọn phạm vi bạn đã đề ra.

Kỷ luật

Kỷ luật cũng là một cách dạy trẻ 5 tuổi nghe lời được nhiều gia đình áp dụng. Kỷ luật thể hiện dưới hình thức các quy tắc và hình phạt nếu như bé làm việc gì đó sai trái. Nếu đối với những bé rất bướng bỉnh, ngang tàng, không chịu hợp tác và thay đổi tính cách. Ba mẹ hãy dùng tới biện pháp kỷ luật để bé quen dần với việc làm sai sẽ phải chịu tội.

Hãy đưa ra kỷ luật để bé biết được làm sai sẽ phải chịu hình phạt từ ba mẹ. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lưu ý khi dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh ba mẹ nên biết

Để dạy trẻ 5 tuổi ba mẹ cần có sự tinh tế, khéo léo trong cách dạy con. Dưới đây là những lưu ý mà ba mẹ cần ghi nhớ khi dạy trẻ ngang ngạnh, khó bảo.

Nhất quán trong cách giáo dục trẻ của ba mẹ, ông bà

Sự đồng nhất của bố mẹ, ông bà trong phương pháp dạy con là vô cùng quan trọng và cần thiết. Ba mẹ hãy thiết lập nên một nội quy trong nhà rõ ràng để áp dụng cho bé. Nếu cứ làm ngơ và không quan tâm tới thói quen xấu sẽ là cơ hội để bé bướng bỉnh và khó nói hơn.

Do đó, khi con mắc lỗi và bị phạt, ba mẹ cũng đồng nhất và nghiêm túc để bé nhận thức được lỗi sai của mình. Nếu như trong nhà có một người bênh bé, bé sẽ không bao giờ bỏ được tính ngoan cố và khó có thể giáo dục thành công.

Hay nhất quán trong cách giáo dục trẻ từ ba mẹ, ông bà. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Truyền đạt thông tin tới bé cụ thể và rõ ràng để bé hiểu

Thay vì nói qua loa đại khái hãy đưa ra những yêu cầu dứt khoát, bố mẹ hãy truyền đạt một cách rõ ràng hơn để bé hiểu và tôn trọng lời chỉ dạy của bố mẹ. Bố mẹ cũng nên có cảnh báo cụ thể về thời gian để bé bắt tay vào làm việc ngay lập tức mà không hề có ý định phản kháng lại hoặc ì ạch, kéo dài thời gian.

Hãy truyền đạt thông tin tới con một cách rõ ràng nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tôn trọng và không áp đặt

Một đứa trẻ 5 tuổi đã có nhận thức hơn về cuộc sống, bé cần nhiều hơn sự tôn trọng của bố mẹ. Nếu bố mẹ làm bạn và được con tin tưởng hơn, đầu tiên ba mẹ hãy tôn trọng con. Bố mẹ cần tôn trọng quyền riêng tư của con, giữ lời hứa và không dùng đòn roi để đánh con. Điều này giúp bé ít chống đối và phản kháng hơn trong mọi tình huống.

Dạy trẻ phù hợp với lứa tuổi

Ở độ tuổi lên 5 bé cũng có nhận thức hơn về thế giới xung quanh, tuy nhiên bé vẫn còn là một đứa trẻ. Do đó, ba mẹ hãy dạy con bằng phương pháp phù hợp với lứa tuổi. Không nên so sánh con với các anh chị lớn tuổi hơn và cũng không sử dụng những hình phạt hay đòn roi nặng nề bé sẽ cảm thấy sợ hãi. Do đó, ba mẹ hãy dạy con bằng tình yêu thương, sự quan tâm và chia sẻ nhé.

Xem thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non và những điều ba mẹ cần biết

Cách đối phó với trẻ 5 tuổi bướng bỉnh trong một số trường hợp hay gặp

Một đứa trẻ không chịu nghe lời thường sẽ có nhiều biểu hiện phản kháng, chống đối khiến ba mẹ rất mệt mỏi và khó khăn trong dạy bảo. Dưới đây là một số cách đối phó đối với một số trường hợp hay xay ra, ba mẹ có thể tham khảo:

Trẻ không chịu ăn

Trẻ em thường có xu hướng rất hay quấy khóc và làm nũng khi nói đến việc ăn. Điều đó, không có nghĩa ba mẹ có thể chiều chuộng cho con ăn những gì chúng muốn. Cách tốt nhất đảm bảo đứa trẻ ương bướng, ngang ngạnh của bạn nhận thức được những gì tốt cho chúng và giúp bữa ăn trở nên vui vẻ thoải mái hơn. Dưới đây là những biện pháp hữu hiệu mà ba mẹ nên áp dụng trong bữa ăn:

  • Hãy sử dụng những cách sáng tạo để trình bày đồ ăn cho con của bạn.
  • Hãy thu hút con tham gia vào việc dọn ăn, phục vụ, giúp đỡ mẹ, bé sẽ thích thú hơn.
  • Khuyến khích con ăn thử một miếng trước khi từ chối, mang tới cho con những món ăn con yêu thích để lựa chọn.
  • Hãy thưởng cho con món tráng miệng hoặc đãi ngộ bằng một thứ gì đó trẻ yêu thích nếu như hoàn thành bữa ăn của mình

Hãy giúp con cùng tham gia vào nấu nướng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạy trẻ bướng bỉnh đi vệ sinh đúng chỗ

Dạy trẻ ngồi bô là khó khăn và càng trở nên vất vả hơn đối với một đứa trẻ bướng bỉnh. Ba mẹ có thể dạy con đi vệ sinh đúng chỗ bằng cách:

  • Hãy giải thích cho con, cách con thực hiện và lợi ích của việc làm này.
  • Hãy tạo niềm vui, đừng quá nghiệm trọng và áp đặt nếu như con không chịu đi vệ sinh. Hãy từ từ và dần dần không được nôn nóng để con có thể thích ứng.

Hãy hướng dẫn con đi vệ sinh đúng nơi quy định. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trừng phạt trẻ bướng bỉnh

Trẻ em cần phải có nguyên tắc và kỷ luật nhất định, bạn cần cho con biết được rằng sẽ có những hậu quả tốt hay xấu cho những hành động của mình. Và dạy con nhận thức được rằng vi phạm quy tắc chắc chắn sẽ có hình phạt.

Hậu quả xảy ra ngay lập tức, nhất là khi bạn đối xử với trẻ em để chúng có thể kết nối hành động của mình và kết quả. Thời gian nghỉ ngơi, cắt giảm thời gian chơi hoặc xem Tivi, giao các công việc nhà nhỏ cũng là cách kỷ luật trẻ ba mẹ nên áp dụng. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên nhớ rằng, việc làm này không phải là để trừng phạt mà để cho con nhận ra hành vi sai trái của mình.

Nên có những biện pháp xử phạt để bé nhận thức tốt hơn

Nên sử dụng các phần mềm học tập

Monkey Việt Nam cung cấp bộ ứng dụng học tập chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế đến mọi trẻ em ở mọi vùng miền khác nhau. Mỗi sản phẩm của Monkey đều gửi gắm tình yêu, định hướng và ước mơ, sự nỗ lực và đồng hành của ba mẹ dành cho con cái trên hành trình khám phá tri thức.

Bộ ứng dụng học tập của Monkey gồm:

  • Monkey Junior: Là chương trình dành cho trẻ 0 - 10 tuổi giúp trẻ bắt đầu học tiếng Anh dễ dàng, thú vị và hiệu quả hơn. Vì ứng dụng có tích hợp các phương pháp giáo dục sớm dạy tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả nhất thế giới, đã được các chuyên gia giáo dục hàng đầu và các ba mẹ thông thái công nhận.
  • Monkey Stories: Là app học tiếng Anh cho trẻ mầm non & tiểu học được tải nhiều nhất tại Việt Nam (tính đến năm 2022). Các chương trình học tiếng Anh có trong ứng dụng sẽ phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh cho trẻ. Hơn thế, Monkey Stories đã dành được rất nhiều giải thưởng thuộc lĩnh vực giáo dục trong nước và cả Quốc Tế.
  • Monkey Math: Là ứng dụng học Toán theo Chương trình GDPT mới cho trẻ Mầm non & Tiểu học tốt nhất tại Việt Nam, được các chuyên gia giáo dục công nhận thông qua các giải thưởng lớn nhỏ khác nhau.
  • VMonkey: Là phần mềm dạy trẻ học đánh vần, nuôi dưỡng tâm hồn, làm giàu vốn từ tiếng việt cho trẻ theo chương trình GDPT mới. Các nội dung truyện được xây dựng trên các tiêu chí phù hợp với sự phát triển của trẻ ở 2 cấp độ Mầm non và Tiểu học.

Hơn nữa, những app học tập này cũng tạo điều kiện và cơ hội để ba mẹ đồng hành học tập cùng con, hiểu và chia sẻ, giúp đỡ con hơn trong học tập. Bởi Monkey đã xác định rằng không có công cụ, phương pháp, thầy cô hay trường lớp nào thay thế được ba mẹ trên hành trình học tập của con yêu.

Vì thế, thông qua app này, ba mẹ sẽ gắn kết, thể hiện sự quan tâm hơn đối với con mình trong hành trình chinh phục tri thức. Qua đó, những trẻ bướng bỉnh, không chịu học sẽ thay đổi nhận thức và dần hình thành thói quen tự giác học tập, học tập say mê và nghe lời ba mẹ nhiều hơn.

Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Monkey thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.

Monkey ứng dụng học số 1 áp dụng các phương pháp giáo dục sớm chất lượng. (Ảnh: Monkey)

Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin về cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh mà ba mẹ nên biết. Hành trình nuôi dạy con khôn lớn là một chặng đường dài, ba mẹ cần nhiều thời gian hơn cũng như nắm bắt cho mình phương pháp hiệu quả nhất để giúp con trở thành một người con ngoan, có ích cho xã hội. Đừng quên đồng hành cùng Monkey giúp trẻ lớn khôn và phát triển toàn diện mỗi ngày nhé.

Từ khóa » Các Bé Bướng Bỉnh