Trẻ Bướng Bỉnh Không Nghe Lời Nên Dạy Sao để Không Cần Quát Mắng

Mục lục [Hiện]

Trẻ bướng bỉnh là một trạng thái tâm lý rất bình thường nhưng đặc biệt cần tới sự chú ý, quan tâm của bố mẹ. Vậy nên làm thế nào để dạy dỗ trẻ không nghe lời mà không cần sử dụng đến những lời quát mắng? Phụ huynh hãy để BingGo Leaders giúp đỡ ngay nhé.

1. Đặc điểm của trẻ bướng bỉnh bố mẹ nên nắm rõ 

Nhiều bố mẹ thường cho rằng, biểu hiện lớn nhất của trẻ bướng bỉnh là luôn thích làm mọi việc theo ý kiến cá nhân của mình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không hoàn toàn đúng do thực chất con em mình có chính kiến và cá tính rất mạnh. 

Chính vì thế, bố mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ tính cách, hành động của con và cân nhắc xem đó là biểu hiện của việc có chính kiến hay là trẻ không chịu nghe lời. 

Trẻ không chịu nghe lời dẫn đến sự khó xử của bố mẹ
Trẻ không chịu nghe lời dẫn đến sự khó xử của bố mẹ

Những bạn nhỏ có cá tính mạnh, xác định được đúng chính kiến của bản thân ngay từ đầu thường là những đứa trẻ rất thông minh, có khả năng sáng tạo cao. Tuy nhiên, với những đứa trẻ bướng bỉnh, con thường chỉ thích làm theo ý kiến của mình bất chấp những việc đó là sai và không chịu nghe theo lời gợi ý của bố mẹ cũng như những người khác. 

Đặc điểm cụ thể của một đứa này có thể kể tới: 

  • Có nhu cầu được thừa nhận, lắng nghe một cách mạnh mẽ 
  • Muốn làm những gì mình thích bằng mọi cách 
  • Dễ nổi nóng hơn so với bạn bè cùng trang lứa 
  • Có tố chất lãnh đạo. Tuy nhiên bé sẽ có xu hướng áp đặt người khác làm theo ý muốn của mình. 
  • Thích làm mọi thứ theo mong muốn của bản thân, mặc kệ mọi lời góp ý của người khác….. 

Phụ huynh có thể tìm hiểu thêm một số dấu hiệu cảnh báo hành vi sai trái của trẻ nhỏ.

Mặc dù việc dạy trẻ bướng bỉnh không nghe lời khá khó khăn, nhưng cũng có rất nhiều điều thú vị. Thậm chí bố mẹ có thể khám phá thêm được nhiều tiềm năng hơn trong tương lai nếu như có cách dạy phù hợp với độ tuổi, tính cách của con em mình. 

Hay nổi nóng là một đặc điểm của trẻ bướng bỉnh
Hay nổi nóng là một đặc điểm của trẻ bướng bỉnh

2. Lý do nào dẫn đến việc trẻ bướng bỉnh?

Con bướng bỉnh bởi rất nhiều nguyên nhân
Con bướng bỉnh bởi rất nhiều nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ trở nên cứng đầu và không chịu nghe lời cha mẹ người lớn. Thế nhưng có một số lý do điển hình như sau:

2.1 Trẻ không nghe thấy cha mẹ nói gì

Trẻ vẫn còn rất nhỏ và rất dễ bị phân tán sự chú ý. Do đó, sẽ có những lúc trẻ thật sự không nghe được lời cha mẹ nói gì. Cách giải quyết đơn giản nhất đó là cha mẹ chỉ cần lặp lại câu nói hoặc yêu cầu với con là được.

2.2 Trẻ không hiểu lời nói của cha mẹ

Có thể do yêu cầu của cha mẹ hơi khó hiểu, hoặc có thể do cách diễn đạt, lời giải thích của cha mẹ quá dài dòng khiến bé chưa thể lọc ra ngay yêu cầu cha mẹ muốn bé làm. Hãy cô đọng lời nói sao cho ngắn gọn, dễ hiểu và đơn giản hơn nhé.

2.3 Trẻ hiểu nhưng không muốn nghe lời

Trường hợp này thường xảy ra nhất khi cha mẹ yêu cầu trẻ phải dừng một việc mà con thích (chơi với bạn hoặc bắt trẻ đi ngủ khi đang xem hoạt hình...). Rõ ràng, con đang thể hiện thái độ không muốn hợp tác và phớt lờ trước những yêu cầu của cha mẹ. Trong trường hợp này, cha mẹ nên thừa nhận những cảm xúc đó và nhẹ nhàng kiên nhẫn giải thích việc con nghe lời cha mẹ là tốt nhất. 

Sau khi đã loại bỏ những nguyên nhân trên mà con vẫn không nghe lời, có lẽ cha mẹ cần phải có những phương pháp dạy con bướng bỉnh nghiêm khắc hơn rồi đó. 

3. Cách dạy con bướng bỉnh không cần quát mắng bố mẹ có thể tham khảo 

3.1 Dùng cách diễn đạt “Con nên + hành động cụ thể” thay vì “không nên”

Dạy con ngoan ngay từ cách diễn đạt đơn giản
Dạy con ngoan ngay từ cách diễn đạt đơn giản

Rất nhiều cha mẹ, đặc biệt là cha mẹ Việt thường lo lắng trẻ phạm sai lầm ngay từ lần đầu, do đó sẽ thường nói:

  • Con đừng ăn cái đó.
  • Con đừng có đi chơi.
  • Con đừng để đồ chơi của con khắp nhà...

Tư duy trẻ còn rất non nớt, việc bạn đưa ra yêu cầu như trên sẽ khiến trẻ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin cần thiết. Thông tin sẽ bị tách ra thành hai vế: KHÔNG ĐƯỢC/ ĐỪNG - LÀM GÌ ĐÓ, vô tình trẻ sẽ hướng đến vế thứ hai mà hành động. 

Do đó, cách giải quyết tốt nhất đó là truyền đạt yêu cầu của cha mẹ bằng cách tập trung vào việc làm gì đó của con. Chẳng hạn “Con bỏ đồ chơi của mình vào hộp đi”, yêu cầu chính xác và rất ngắn gọn.

Ngoài ra nếu cha mẹ nói không nên làm gì đó mà không giải thích cho trẻ hiểu lý do cũng sẽ khiến trẻ càng thêm tò mò và lặp lại sai lầm đó.

Có một mẹo nhỏ nhưng rất có võ dành cho cha mẹ. Đó là khi con thực hiện đúng những gì cha mẹ yêu cầu, hãy mỉm cười và dành cho con một lời khen/cảm ơn, trẻ sẽ dần có ý thức hành động của mình là đúng và được cha mẹ công nhận.

3.2 Làm gương cho con 

Nhiều bậc làm cha mẹ thường lâm vào thế bí bởi theo lý lẽ của các con là “sao bố mẹ làm được còn con thì lại không?”. Đây là câu hỏi tưởng chừng rất ngô nghê của các bé nhưng lại khiến bố mẹ khó có thể trả lời được. 

Vì thế, cách tốt nhất để dạy con bướng bỉnh đó là chính bố mẹ phải làm tấm gương để con học hỏi theo. Các con thường có xu hướng học hỏi, làm theo người lớn khá nhiều. Chính vì thế, các bố mẹ hãy nghiêm túc nhất trong mọi hành động của bản thân. 

Ví dụ, nếu bố mẹ bình tĩnh, từ từ nói chuyện với nhau trong những cuộc cãi vã thì bé sẽ học hỏi theo và không có cách nào để bắt chước lại sự ngang ngược mỗi khi gặp phải những chuyện không vừa ý xảy ra với mình. 

3.3 Lắng nghe con cái nhiều hơn 

Nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh thường là  do việc bé không được lắng nghe. Trong khi đó, để dạy con được hiệu quả nhất luôn phải xuất phát từ 2 phía. Nếu như bé muốn bố mẹ lắng nghe, bạn cần phải sẵn sàng ngồi xuống để xem con mình mong muốn điều gì. 

Ví dụ, nếu bé tỏ thái độ không muốn ăn cơm trưa. Đừng vì quá nóng giận mà la mắng con mà hãy bình tỉnh hỏi xem tại sao con lại không muốn. Lúc này, bố mẹ có thể hiểu được rằng bé đang đau bụng, buồn ngủ hoặc bất cứ một lý do nào khác… Từ đó, tìm ra được hướng giải quyết phù hợp. 

Lắng nghe con cái nhiều hơn
Lắng nghe con cái nhiều hơn

3.4 Giữ bình tĩnh 

Cách dạy con bướng bỉnh tốt nhất đó là bố mẹ cần phải hết sức bình tĩnh, không được nóng giận. 

Tâm lý tức giận, dễ lớn tiếng với bố mẹ có thể là bình thường, nhưng các con thì khác. Bé sẽ không hiểu được mục đích tốt mà bố mẹ muốn mình làm và chắc chắn sẽ chống đối mạnh hơn. 

Vì vậy, hãy thật bình tĩnh, giải thích rõ ràng tại sao bé nên làm theo hướng dẫn của ba mẹ. 

Và để có thể giữ bình tĩnh được tốt nhất nhằm có cách dạy trẻ ngang bướng không cần quát mắng. Bố mẹ hãy cùng bé làm những việc mà cả 2 đều thích như: chơi thể thao, cùng nhau làm việc nhà,... Chỉ khi cả gia đình được làm việc, thư giãn cùng nhau, bé sẽ dần coi ba mẹ giống như những người bạn thân và sẽ hợp tác hơn rất nhiều. 

3.5 Yêu cầu con lựa chọn 

Các đứa trẻ có cá tính mạnh, đôi khi ngang bướng thường có những cách nghĩ của riêng mình. Các con thường không thích bố mẹ yêu cầu phải làm gì. Vì thế, bố mẹ hãy cho bé có quyền được chọn một trong 2 phương án để bé có thể tự chủ động trong việc làm một vấn đề gì đó. 

Ví dụ, nhiều gia đình thường quy định 9 giờ tối là khoảng thời gian mà các bạn nhỏ phải lên giường đi ngủ. Nhưng nhiều bé không thích điều này mà vẫn muốn chơi thêm. Lúc này, bố mẹ có thể đem ra cho bé 2 quyển truyện tranh hoặc truyện về một chủ đề bất kỳ mà bé thích. Sau đó hãy hỏi xem bé muốn đọc quyển sách nào. Điều này có thể giúp bé cảm thấy mình vẫn đang được làm một thứ gì đó mình thích trước khi phải đáp ứng yêu cầu của bố mẹ. 

3.6 Trò chuyện với con nhiều hơn

Có nhiều trường hợp, bé trở nên ngang bướng chỉ vì không có được điều mà mình muốn như: một món đồ chơi yêu thích, được đi ra ngoài chơi…. Vì thế, bố mẹ hãy ngồi xuống trò chuyện với con để hiểu những mong muốn của bé. 

Tuy nhiên, mục đích của việc trò chuyện với con chỉ là để bố mẹ có thể hiểu được bé chứ không phải để nhượng bộ và chiều theo những nguyện vọng bất hợp lý của bé.

Vậy nếu bé có nguyện vọng nào đó nhất quyết muốn làm nhưng với bố mẹ thì không hợp lý thì sao? Bố mẹ đừng nên cáu giận mà quát mắng các con. Thay vào đó, hãy thử cùng ngồi lại và tìm ra một phương án phù hợp hơn nhằm giải quyết nguyện vọng của các bé. 

Trò chuyện để hiểu con cái hơn
Trò chuyện để hiểu con cái hơn

3.7 Cùng thống nhất những quy tắc và hình phạt rõ ràng với con

Nếu con phạm lỗi con sẽ phải chịu hình thức phạt thế nào? Nếu con nghe lời cha mẹ sẽ làm gì để khuyến khích và động viên con? … Cha mẹ cần phải đặt ra những quy tắc rõ ràng với trẻ, đây cũng là một cách dạy con bướng bỉnh rất hiệu quả, đồng thời là những hình phạt thích đáng nếu trẻ vi phạm quy tắc. 

Việc đặt ra những quy tắc với con sẽ giúp cha mẹ giảm bớt khá nhiều sự mệt mỏi tức giận với con khi phải nói quá nhiều. Thay vào đó, bố mẹ chỉ cần giải thích những lần đầu về hậu quả nếu con không nghe lời hoặc vi phạm quy tắc. Con sẽ ý thức được hành động của mình và lựa chọn nghe theo bên có lợi hơn - tức nghe lời cha mẹ.

4. Lời kết 

Trẻ bướng bỉnh quả thật là trường hợp khá khó để có thể rèn luyện và dạy bảo. Đừng nản chí, với các cách thức dạy con trên đây mà BingGo Leaders giới thiệu hy vọng sẽ giúp các bố mẹ có thể phần nào giải quyết được vấn đề khó khăn này. 

Phụ huynh đừng quên để lại ý kiến nếu cảm thấy nội dung mà BingGo Leaders mang đến thực sự hữu ích. Xin chào và hẹn gặp lại.

Từ khóa » Các Bé Bướng Bỉnh