2.13. Kiểm Sát Việc áp Dụng Các Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành án.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật THADS thì ng­ười phải thi hành án có điều kiện thi hành mà không tự nguyện thì bị cưỡng chế;

- Kiểm sát viên tiến hành kiểm sát việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án bảo đảm Chấp hành viên khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:

+ Khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của người phải thi hành án;

+ Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

+ Phong toả tài khoản, tài sản của người phải thi hành án tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước;

+ Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ;

+ Buộc giao nhà, chuyển quyền sử dụng đất hoặc giao vật, tài sản khác;

+ Cấm hoặc buộc người phải thi hành án không làm hoặc làm công việc nhất định.

- Chấp hành viên chỉ được áp dụng các biện pháp cưỡng chế đã nêu trên; việc cưỡng chế chỉ được tiến hành sau khi hết thời gian tự nguyện (trừ trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án); không được cưỡng chế thi hành án trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động và trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau; không được cưỡng chế thi hành án trong khoảng thời gian mười lăm ngày trước và sau tết Nguyên đán, các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách nếu họ là người phải thi hành án.

- Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án; Chấp hành viên căn cứ nội dung bản án, quyết định, tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành án, điều kiện của người phải thi hành án đề nghị của đương sự và tình hình thực tế ở địa phương để áp dụng biện pháp cưỡng chế thích hợp.

- Kiểm sát việc áp dụng một số biện pháp cưỡng chế cụ thể:

Chấp hành viên có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức thi hành biện pháp cưỡng chế thi hành án. Kiểm sát viên kiểm sát hoạt động này của Chấp hành viên gồm:

+ Kiểm sát việc khấu trừ tài khoản, trừ vào tiền, thu hồi giấy tờ có giá của ng­ười phải thi hành án (Điều 39 Luật THADS).

+ Kiểm sát việc trừ vào thu nhập của ng­ười phải thi hành án (Điều 40 Luật THADS, Điều 20 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP);

+ Kiểm sát việc kê biên tài sản (các Điều 41 Luật THADS, Điều 21 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP);

+ Kiểm sát việc đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện về tài sản của đương sự khi kê biên tài sản mà có tranh chấp: Khi kê biên tài sản nếu có tranh chấp thì Chấp hành viên vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho đương sự về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự, hết hạn 3 tháng kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản bị kê biên được xử lý để thi hành án, nếu cần xác định quyền sở hữu của ng­ười phải thi hành án trong khối tài sản chung mà các bên không thoả thuận được thì ng­ười phải thi hành án hoặc Chấp hành viên có quyền yêu cầu Toà án giải quyết;

+ Kiểm sát về thủ tục kê biên tài sản: Việc kê biên phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người làm chứng, ng­ười được thi hành án, ng­ười phải thi hành án và người có quyền, nghĩa vụ liên quan được thông báo về thời gian, địa điểm kê biên tài sản. Đối với trường hợp kê biên tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm thì trước khi kê biên Chấp hành viên phải yêu cầu Cơ quan đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản cung cấp thông tin về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của ng­ười phải thi hành án, yêu cầu Cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo cung cấp thông tin về tài sản dự định kê biên có đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của ng­ười phải thi hành án đối với người có quyền hay không hoặc tài sản do ng­ười phải thi hành án quản lý, sử dụng có phải là tài sản thuê, mua hay không, sau khi kê biên, Chấp hành viên phải thông báo cho cơ quan đăng ký quyền sở hữu, cơ quan đăng ký giao dịch đảm bảo biết việc đã kê biên;

+ Kiểm sát việc kê biên tài sản không được kê biên được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 42 Luật THADS; Điều 22 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP, tài sản không được kê biên gồm: Lương thực, thuốc men cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình; công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình; đồ dựng thờ cóng thông thường theo tập quán ở địa phương và một số tài sản của cơ quan, tổ chức, quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối của cá nhân, hộ gia đình theo quy định của Chính phủ.

+ Kiểm sát việc định giá, định giá lại tài sản đã kê biên được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 43 Luật THADS; Điều 23, 24 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP;

+ Kiểm sát việc giao tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 44 Luật THADS.

+ Kiểm sát việc bảo quản tài sản kê biên được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 45, 46 Luật THADS, Điều 25 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP;

+ Kiểm sát việc bán tài sản đã kê biên, việc xử lý tài sản kê biên không bán đư­ợc được thực hiện theo đúng quy định tại Điều 47, 48 Luật THADS; Điều 26 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP như: Kiểm sát các phương thức bán tài sản đã kê biên của Chấp hành viên; Kiểm sát việc cho người phải thi hành án nhận lại tài sản; Kiểm sát về thủ tục bán đấu giá tài sản phải theo đúng quy định tại Nghị định số 05/CP ngày 18/1/2005 của Chính phủ về “bán đấu giá tài sản” và hướng dẫntại Thông tư số 03/2005/TT-BTP ngày 4/5/2005 của Bộ Tư pháp.

+ Kiểm sát việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản, chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật THADS, nhằm bảo đảm quyền sở hữu về tài sản đối với người mua được tài sản thi hành án, người nhận tài sản để thi hành án.

+ Kiểm sát giải toả việc phong toả, kê biên tài sản được thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật THADS.

+ Kiểm sát việc thanh toán tiền thi hành án;

+ Kiểm sát việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 51, 52 Luật THADS; Điều 27 Nghị định số 173/2004/NĐ-CP: Thứ tự thanh toán (khoản 1 Điều 51 Luật THADS): Tiền cấp dưìng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thụi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ; án phí, lệ phí Toà án; tiền phạt, tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, truy thu tiền thu lợi bất chính; các khoản phải trả khác.

+ Kiểm sát việc cưỡng chế giao vật hoặc giao nhà, buộc làm công việc nhất định hoặc không làm công việc nhất định theo bản án, quyết định của Toà án đươc thực hiện theo quy định tại Điều 53 đến Điều 56 Luật THADS;

+ Kiểm sát việc chuyển quyền sử dụng đất, kiểm sát việc kê biên, đấu gía quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Điều 54 Luật THADS; Nghị định 164/2004 ngày 14/9/2004 về “kê biên, đấu giá quyền sử dụng đất để bảo đảm thi hành án” của Chính Phủ;

Từ khóa » Cưỡng Chế Trong Thi Hành án Dân Sự