Có Những Biện Pháp Cưỡng Chế Thi Hành án Dân Sự Nào? Khi Nào ...

Khi nào được tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự? Trường hợp của tôi như sau: ông A là bị đơn trong vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản, tôi là phía nguyên đơn. Toà án đã xử cho tôi thắng và yêu cầu ông A thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Phía cơ quan thi hành án đã có quyết định thi hành án từ mấy tháng trước nhưng ông A không chịu thực hiện. Tôi có hỏi thì cán bộ thi hành án bảo cứ đợi để họ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Vậy cho tôi hỏi, khi nào thì sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án? Mục lục bài viết Nội dung chính
  • Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là bao lâu?
  • Không tự nguyện thi hành án dân sự thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án?
  • Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Thời hạn tự nguyện thi hành án dân sự là bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự 2008 (được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014) quy định như sau:

"Điều 45. Thời hạn tự nguyện thi hành án
1. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
2. Trường hợp cần ngăn chặn người phải thi hành án có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc hành vi khác nhằm trốn tránh việc thi hành án thì Chấp hành viên áp dụng ngay biện pháp quy định tại Chương IV của Luật này."

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

Không tự nguyện thi hành án dân sự thì sẽ bị cưỡng chế thi hành án?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

"Điều 46. Cưỡng chế thi hành án
1. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này, người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án thì bị cưỡng chế.
2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định."

Theo đó, việc cưỡng chế thi hành án chỉ xảy ra khi người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tư nguyện thì hành án. Tuy nhiên, việc cưỡng chế tài sản phụ thuộc vào điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

Tại Điều 44 Luật Thi hành án dân sự 2008, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định về xác minh điều kiện thi hành án như sau:

1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
2. Trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án thì ít nhất 06 tháng một lần, Chấp hành viên phải xác minh điều kiện thi hành án; trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án là người đang chấp hành hình phạt tù mà thời gian chấp hành hình phạt tù còn lại từ 02 năm trở lên hoặc không xác định được địa chỉ, nơi cư trú mới của người phải thi hành án thì thời hạn xác minh ít nhất 01 năm một lần. Sau hai lần xác minh mà người phải thi hành án vẫn chưa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo bằng văn bản cho người được thi hành án về kết quả xác minh. Việc xác minh lại được tiến hành khi có thông tin mới về điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.
3. Cơ quan thi hành án dân sự có thể ủy quyền cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án có tài sản, cư trú, làm việc hoặc có trụ sở để xác minh điều kiện thi hành án.
4. Khi xác minh điều kiện thi hành án, Chấp hành viên có trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ Chấp hành viên;
b) Xác minh cụ thể tài sản, thu nhập, các điều kiện khác để thi hành án; đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm thì còn phải xác minh tại cơ quan có chức năng đăng ký tài sản, giao dịch đó;
c) Trường hợp xác minh bằng văn bản thì văn bản yêu cầu xác minh phải nêu rõ nội dung xác minh và các thông tin cần thiết khác;
d) Trường hợp người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức thì Chấp hành viên trực tiếp xem xét tài sản, sổ sách quản lý vốn, tài sản; xác minh tại cơ quan, tổ chức khác có liên quan đang quản lý, bảo quản, lưu giữ thông tin về tài sản, tài khoản của người phải thi hành án;
đ) Yêu cầu cơ quan chuyên môn hoặc mời, thuê chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh trong trường hợp cần thiết;
e) Lập biên bản thể hiện đầy đủ kết quả xác minh có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi tiến hành xác minh.
5. Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án, cung cấp thông tin về tài sản, thu nhập, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án cho cơ quan thi hành án dân sự.
Trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết hoặc kết quả xác minh của Chấp hành viên và người được thi hành án khác nhau hoặc có kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân thì phải xác minh lại. Việc xác minh lại được tiến hành trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh do đương sự cung cấp hoặc nhận được kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân.

Như vậy, theo quy định trên trường hợp ông A không chịu thi hành án thì trước hết cần xác minh điều kiện thi hành án của ông A, nếu kết quả xác minh ông A có điều kiện thi hành án mà ông A không tự nguyện thi hành thì sẽ tiến hành cưỡng chế theo quy định. Tùy trường hợp mà ông A sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án phù hợp.

Cưỡng chế thi hành án

Cưỡng chế thi hành án

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự quy định tại Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008:

"Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định."

Từ khóa » Cưỡng Chế Trong Thi Hành án Dân Sự