2. Chế độ Phong Kiến Là Gì ? | Việt Nam

Từ mấy nghìn nǎm nay, xã hội Việt Nam bị chế độ phong kiến thống trị.

Chế độ phong kiến tức là chế độ địa chủ bóc lột nông dân.

Địa chủ chiếm tư liệu sản xuất, tức là ruộng đất, nông cụ, vân vân, làm của riêng, nhưng họ không cày cấy. Nông dân buộc phải mướn ruộng đất của địa chủ, phải nộp tô cho địa chủ, lại còn phải hầu hạ và lễ lạt địa chủ. Nông dân không khác gì nô lệ.

Nông dân quanh nǎm tay lấm chân bùn, đầu tắt mặt tối, nhưng vẫn nghèo khổ. Địa chủ thì không nhắc chân động tay, mà lại cửa cao nhà rộng, phú quý phong lưu. Đó là một chế độ cực kỳ không công bằng.

Nông dân vì nghèo khó, không thể nâng cao mức sản xuất. Địa chủ thì chỉ lo lấy địa tô, không lo cải thiện sự sản xuất. Vì vậy, sản xuất không thể nâng cao.

Đặc điểm của chế độ phong kiến là: nông dân sản xuất một cách rời rạc. Địa chủ bóc lột một cách tàn tệ.

Nhà nước phong kiến là nhà nước của giai cấp địa chủ. Nó lấy vua chúa làm trung tâm. Nó dùng mồ hôi nước mắt của nông dân để nuôi một bầy quan lại và quân lính, đặng áp bức bóc lột nông dân.

Trải mấy nghìn nǎm, nông dân nhiều phen nổi lên chống chế độ phong kiến địa chủ, nhưng kết quả thất bại, vì họ không biết tổ chức chặt chẽ. Nông dân cần có một giai cấp tiền tiến lãnh đạo – tức là giai cấp công nhân, thì mới chắc chắn được giải phóng.

Từ ngày kháng chiến, nông dân ta được chia ruộng đất của thực dân Pháp và của Việt gian, được giảm tô giảm tức. Nhưng đó chỉ mới là bước đầu. Muốn hoàn toàn giải phóng, thì với sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nông dân ta phải hǎng hái và kiên quyết tiến lên nữa.

cpv.org.vn

Chia sẻ:

  • Facebook
  • Twitter
  • Tumblr
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Trong Chế độ Phong Kiến Trung Có Nghĩa Là Gì