2 Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm Học 2017 - 2018
Có thể bạn quan tâm
Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn
Để giúp các bạn học sinh lớp 9 đạt thành tích cao trong kì thi vào lớp 10 sắp tới, Tìm Đáp Án gửi tới các bạn đề thi thử môn Văn để các bạn củng cố lại kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài. Phần đáp án ở dưới sẽ giúp các bạn tự chấm điểm cho bài làm của mình.
Bộ đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm học 2017 - 2018 (Có đáp án)
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Nghĩa Trung năm 2017 - 2018
Đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn trường THCS Tân Thành, tỉnh Thái Nguyên năm 2016 - 2017
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPTNăm học: 2017 - 2018Môn: Ngữ vănThời gian làm bài: 90 phút
ĐỀ 01
Câu 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."
(Trích Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập hai)
Câu 2. Viết bài văn ngắn với nhan đề "Hãy nói không với bạo lực học đường".
Câu 3. Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:
"Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập một)
Phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét trên của tác giả./.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn đề 01
Câu 1 (1,5 điểm):
- Chỉ ra được biện pháp tu từ có trong khổ thơ (0,5 điểm): Ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ.
- Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ (1 điểm):
- Điệp từ "ngày ngày" diễn tả sự tuần hoàn, liên tục, vô tận của thời gian và dòng người vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng": Vừa thể hiện sự vĩ đại của Bác (Bác là ánh sáng, là hơi ấm, là nguồn sinh khí cho cả dân tộc) vừa thể hiện lòng tôn kính của nhân dân ta và của nhà thơ đối với Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân": Thể hiện tấm lòng thành kính của nhân dân ta đối với Bác.
Câu 2 (3,5 điểm): Viết được bài văn nghị luận xã hội ngắn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, bố cục rõ ràng; trình bày được các ý sau:
- Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề được dư luận và toàn xã hội quan tâm nêu ở đề bài. (0,25 điểm)
- Trình bày được thực trạng và những biểu hiện cụ thể của nạn bạo lực học đường (0,5 điểm)
- Trình bày được hậu quả nghiêm trọng của tệ nạn bạo lực học đường: Ảnh hưởng về đạo đức, về sức khỏe, về tâm hồn, tình cảm, tình bạn; làm mất đi nét đẹp văn hóa truyền thống, thuần phong mỹ tục; làm giảm vai trò, uy tín, danh dự của nhà trường, của gia đình; làm ảnh hưởng an ninh, trật tự xã hội...(1 điểm)
- Phân tích và chứng minh được các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn bạo lực học đường: Do thiếu hiểu biết; do bị kích động; do tâm lý lứa tuổi; do sự giáo dục, quan tâm chưa chu đáo, do ảnh hưởng của các trang mạng xã hội....(0,5 điểm)
- Đề xuất được các giải pháp để khắc phục triệt để và nói không với tệ nạn bạo lực học đường (1 điểm)
- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của tình cảm, tình bạn, các mối quan hệ ở lứa tuổi học đường. Rút ra bài học cho bản thân và lời kêu gọi, nhắn nhủ đến mọi người để tránh xa tệ nạn bạo lực học đường. (0,25 điểm)
Câu 3. (5,0 điểm)
a) Yêu cầu:
- Yêu cầu viết được văn bản nghị luận văn học có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phục, cảm xúc chân thành, diễn đạt lưu loát.
- Vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ: Vẻ đẹp và tinh thần trách nhiệm của những con người đang sống và làm việc ở Sa Pa mà nổi bật là nhân vật anh thanh niên.
b) Biểu điểm:
- Dẫn dắt, giới thiệu và dẫn trích được ý kiến nêu ở đề bài (0,25 điểm)
- Giải thích được nhận xét của tác giả: Sa Pa thường được biết đến là khu du lịch, nơi nghỉ mát nổi tiếng ở miền Tây Bắc song ít ai để ý đến ở đó có biết bao con người có lý tưởng cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, đang ngày đêm lặng thầm cống hiến, hy sinh vì quê hương, đất nước. (0,25 điểm)
- Phân tích những vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác để chứng minh làm sáng tỏ nhận xét trên của tác giả (3,75 điểm):
- Vẻ đẹp về yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Vẻ đẹp ở lý tưởng, quan niệm sống: Anh quan niệm "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất"
- Vẻ đẹp của đức tính kiên trì, chịu khó, vượt qua mọi khó khăn thử thách của hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn.
- Vẻ đẹp của lòng hiếu khách, sôi nổi nhưng lại rất khiêm tốn...
- Phân tích thêm các nhân vật ông kỹ sư ở vườn rau, người cán bộ nghiên cứu sét... và các nhân vật khác trong truyện để khẳng định ở sa Pa không chỉ có anh thanh niên mà còn có biết bao nhiêu con người vô danh khác đang ngày đêm lặng thầm cống hiến, hy sinh cho quê hương, đất nước.
- Bình luận (0,5 điểm):
- Sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của những con người ở Sa Pa có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Vẻ đẹp của những hình ảnh đó có tác động lay chuyển, cảm hóa đến lý tưởng, tình cảm, quan điểm sống đối với những con người đến với Sa Pa.
- Vẻ đẹp của các nhân vật khơi gợi cho mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm, bài học về lý tưởng, tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống xã hội hôm nay.
- Khẳng định lại ý kiến nhận xét của tác giả và tính cách, vẻ đẹp của các nhân vật đã làm nổi bật nội dung tư tưởng, chủ đề của truyện. (0,25 điểm)
Đề thi thử môn Ngữ văn lớp 10 số 2
Câu 1. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi".
(Trích Đoàn thuyền đánh cá, Ngữ văn 9, tập một)
Câu 2. Viết bài văn ngắn với nhan đề "An toàn giao thông là niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà".
Câu 3. Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long viết:
"Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước".
(Trích Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập một)
Phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận xét trên của tác giả ./.
Đáp án đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn đề 02
Câu 1 (1, 5 điểm):
- Chỉ ra được biện pháp tu từ có trong khổ thơ (0,5 điểm): So sánh, Ẩn dụ, nhân hóa.
- Phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ (1 điểm):
- So sánh hình ảnh mặt trời với hình ảnh hòn lửa làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của cảnh biển lúc hoàng hôn.
- Hình ảnh nhân hóa "Sóng đã cài then, đêm sập cửa": Tạo liên tưởng đẹp; vũ trụ là mái nhà, màn đêm buông xuống là cánh cửa khổng lồ, những đợt sóng dài chuyển động là những chiếc then cửa cài vào màn đêm, làm cho cảnh thiên nhiên sinh động và có hồn.
- Hình ảnh ẩn dụ "câu hát căng buồm": Hình ảnh thơ mộng, khỏe khoắn và đầy lãng mạn, tiếng hát của người dân lao động làm chủ thiên nhiên, đất nước, thể hiện sự giàu có của biển cả và cả sự hi vọng về một chuyến ra khơi nhiều bội thu.
Câu 2 (3,5 điểm): Viết được bài văn nghị luận xã hội ngắn, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, bố cục rõ ràng; trình bày được các ý sau:
- Dẫn dắt, giới thiệu được vấn đề được dư luận và toàn xã hội quan tâm nêu ở đề bài. (0,25 điểm)
- Giải thích được khái niệm An toàn giao thông là gì? (0,5 điểm)
- Trình bày được thực trạng và những biểu hiện của việc mất an toàn giao thông hiên nay (0,5 điểm)
- Phân tích và chứng minh được những hậu quả nghiêm trọng của tai nạn giao thông đối với mỗi con người, gia đình, xóm làng và quê hương đất nước: Ảnh hưởng về sức khỏe, về tinh thần, về tính mạng con người, về tình cảm, tài sản, trật tự an toàn xã hội.... (0,75 điểm)
- Trình bày được các nguyên nhân của việc mất an toàn giao thông, của việc gia tăng tai nạn giao thông: Do thiếu hiểu biết; do ý thức coi thường pháp luật; do cơ sở hạ tầng, do tâm lý lứa tuổi, do sự quan tâm giáo dục, ....(0,5 điểm)
- Đề xuất các giải pháp để góp phần đảm bảo an toàn giao thông (0,5 điểm)
- Khẳng định tầm quan trọng của an toàn giao thông. Rút ra bài học cho bản thân và lời kêu gọi, nhắn nhủ đến mọi người. (0, 5 điểm)
Câu 3. (5,0 điểm)
a) Yêu cầu:
- Yêu cầu viết được văn bản nghị luận văn học có bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, phân tích dẫn chứng thuyết phục, cảm xúc chân thành, diễn đạt lưu loát.
- Vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ: Vẻ đẹp và tinh thần trách nhiệm của những con người đang sống và làm việc ở Sa Pa mà nổi bật là nhân vật anh thanh niên.
b) Biểu điểm:
- Dẫn dắt, giới thiệu và dẫn trích được ý kiến nêu ở đề bài (0,25 điểm)
- Giải thích được nhận xét của tác giả: Sa Pa thường được biết đến là khu du lịch, nơi nghỉ mát nổi tiếng ở miền Tây Bắc song ít ai để ý đến ở đó có biết bao con người có lý tưởng cao đẹp, có tinh thần trách nhiệm, đang ngày đêm lặng thầm cống hiến, hy sinh vì quê hương, đất nước. (0,25 điểm)
- Phân tích những vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên và các nhân vật khác để chứng minh làm sáng tỏ nhận xét trên của tác giả (3,75 điểm):
- Vẻ đẹp về yêu đời, yêu nghề, ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Vẻ đẹp ở lý tưởng, quan niệm sống: Anh quan niệm "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất"
- Vẻ đẹp của đức tính kiên trì, chịu khó, vượt qua mọi khó khăn thử thách của hoàn cảnh sống khắc nghiệt, thiếu thốn.
- Vẻ đẹp của lòng hiếu khách, sôi nổi nhưng lại rất khiêm tốn...
- Phân tích thêm các nhân vật ông kỹ sư ở vườn rau, người cán bộ nghiên cứu sét... và các nhân vật khác trong truyện để khắng định ở sa Pa không chỉ có anh thanh niên mà còn có biết bao nhiêu con người vô danh khác đang ngày đêm lặng thầm cống hiến, hy sinh cho quê hương, đất nước.
- Bình luận (0,5 điểm):
- Sự cống hiến, hy sinh thầm lặng của những con người ở Sa Pa có đóng góp rất lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Vẻ đẹp của những hình ảnh đó có tác động lay chuyển, cảm hóa đến lý tưởng, tình cảm, quan điểm sống đối với những con người đến với Sa Pa.
- Vẻ đẹp của các nhân vật khơi gợi cho mỗi chúng ta nhiều suy ngẫm, bài học về lý tưởng, tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống xã hội hôm nay.
- Khẳng định lại ý kiến nhận xét của tác giả và tính cách, vẻ đẹp của các nhân vật đã làm nổi bật nội dung tư tưởng, chủ đề của truyện. (0,25 điểm)
Từ khóa » đề Thi Thử Vào 10 Bài Lặng Lẽ Sa Pa
-
BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ...
-
" Lặng Lẽ Sa Pa " Vào đề Thi Tuyển... - Ngữ Văn 9 Lên 10 | Facebook
-
Các Dạng đề Bài Lặng Lẽ Sa Pa | Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Ôn Thi Vào Lớp 10 Lặng Lẽ Sa Pa Năm 2022
-
Top 15 đề Thi Bài Lặng Lẽ Sa Pa
-
“Lặng Lẽ Sapa” Vào 2 đề Thi Chuyển Cấp THPT Môn Ngữ Văn Năm ...
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm 2020-2021 Có đáp án
-
Chữa 2 đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn 2020 đề Bé Thu & Anh Thanh Niên ...
-
ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN: Tác Phẩm Lặng Lẽ Sapa Và Những ...
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn (số 10) - Nslide
-
Đề đọc Hiểu Lặng Lẽ Sa Pa | Ôn Thi Vào 10 Môn Văn
-
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Văn Năm 2022 - Đề 2
-
Văn Mẫu Anh Thanh Niên Trong Lặng Lẽ Sa Pa ôn Thi Vào 10 Môn Văn
-
Ôn Vào 10 - LẶNG LẼ SAPA - 11 - Tài Liệu, Giáo án điện Tử