Văn Mẫu Anh Thanh Niên Trong Lặng Lẽ Sa Pa ôn Thi Vào 10 Môn Văn
Có thể bạn quan tâm
Nằm trong nhóm những tác phẩm trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 9, Lặng lẽ Sa Pa rất dễ xuất hiện trong đề thi vào lớp 10 năm nay. Dưới đây là tóm tắt kiến thức, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hoàn chỉnh cho đề anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa. Chúc em ôn tập tốt!
Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
I, Tóm tắt kiến thức cơ bản về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
1/ Tác giả Nguyễn Thành Long
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp. Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
- Nguyễn Thành Long là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của ông hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
2/ Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
a) Nội dung: Khắc họa thành công hình ảnh những người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao.
b) Nghệ thuật: Xây dựng tình huống hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận.
c) Chủ đề của tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa: Khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. Niềm hạnh phúc của con người trong lao động có ích.
d) Phân tích ý nghĩa nhan đề Lặng lẽ Sa Pa
- Nhan đề nói về vẻ đẹp của Sa Pa, một vẻ đẹp yên bình, êm đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quanh hiu.
- Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” chủ yếu khắc họa vẻ đẹp của con người lao động lặng thầm trên mảnh đất Sa Pa vốn yên bình lặng lẽ ấy. Những công việc, thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bình dị, họ làm việc say mê không hề nghĩ đến nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những người rất đỗi khiêm tốn, những anh hùng đang ngày đêm lặng lẽ âm thầm cống hiến sức mình cho đất nước.
- Tên nhan đề ngắn gọn mà sâu sắc. “Lặng lẽ” được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
- Nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” hàm chứa cả đề tài, chủ đề và cả tình cảm của tác giả gửi gắm vào tác phẩm. Nó là nét đặc sắc của Nguyễn Thành Long khi đặt tên cho tác phẩm của mình.
e) Tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”
Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã có một chuyến đi thực tế ở vùng cao Tây Bắc. Trên chuyến xe, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ lên nhận công tác ở Lai Châu. Đến Sa Pa, bác lái xe dừng lại lấy nước và nhân tiện giới thiệu với họa sĩ “một trong những người cô độc nhất thế gian”. Đó là anh thanh niên trông coi trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn 2600 mét.
Cuộc gặp gỡ giữa bác lái xe, họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên diễn ra rất vui vẻ, cảm động. Anh thanh niên hào hứng giới thiệu với khách về công việc hằng ngày của mình – những công việc âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên đã phác họa một bức chân dung. Qua lời kể của anh, các vị khách còn được biết thêm về rất nhiều gương sáng trong lao động, sản xuất, đem hết nhiệt tình phục vụ sự nghiệp xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Dàn ý chi tiết và văn mẫu Viếng lăng Bác ôn thi vào 10 ngữ văn
Dàn ý chi tiết phân tích Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
3 đề thi thử vào 10 môn văn hải phòng có đáp án: Hồng Bàng, Trần Phú, Chu Văn An
Đề thi thử lớp 10 môn Văn 2020 tỉnh Đồng Nai - đã cập nhật đáp án chi tiết
Đề thi vào 10 môn văn : Bộ 5 đề thi chuẩn cấu trúc - có lời giải
3 đề thi thử vào 10 môn toán Hà Nội 2020 có đáp án chi tiết
Đáp án đề tuyển sinh vào 10 môn tiếng anh 2019 - Hà Nội
II/ Dàn ý chi tiết và bài viết mẫu cho các đề Lặng lẽ Sa Pa thi vào 10 Ngữ văn
Cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
DÀN Ý CHI TIẾT
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm:
+ Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp.
- Ông là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí. Ông là một cây bút cần mẫn và nghiêm túc trong lao động nghệ thuật, lại rất coi trọng thâm nhập thực tế đời sống. Sáng tác của Nguyễn Thành Long hầu như chỉ viết về những vẻ đẹp bình dị của con người và thiên nhiên đất nước.
+ Tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”:
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970 của tác giả. Truyện rút từ tập “Giữa trong xanh” in năm 1972.
- Cảm nhận chung về nhân vật anh thanh niên.
b/ Thân bài:
- Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện Lặng lẽ Sa Pa, chỉ xuất hiện trong giây lát nhưng vẫn là điểm sáng nổi bật nhất trong bức tranh mà tác giả thể hiện.
- Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, với công việc “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày”. Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao.
- Gian khổ nhất đối với anh là phải sống trong hoàn cảnh cô độc, một mình trên đỉnh núi cao hàng tháng hàng năm. Điều ấy khiến anh trở thành một trong những người “cô độc nhất thế gian” và thèm người đến nỗi thỉnh thoảng phải ngăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để gặp người trò chuyện.
- Ý thức công việc và lòng yêu nghề của mình. Thấy được công việc lặng thầm này là có ích cho cuộc sống và cho mọi người (cụ thể khi ấy là phục vụ cho cuộc kháng chiến chống Mĩ; Góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rồng, Thanh Hóa). Anh thấy cuộc sống và công việc của mình thật có ý nghĩa, thật hạnh phúc.
- Yêu sách và rất ham đọc sách – những người thầy, người bạn tốt lúc nào cũng sẵn sàng bên anh.
- Anh không cảm thấy cô đơn vì biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống khoa học, ngăn nắp, chủ động, ngoài công việc anh còn chăm hoa, nuôi gà, nhà cửa và nơi làm việc nhỏ nhắn, xinh xắn, gọn gàng và khá đẹp.
- Ở người thanh niên ấy còn có những nét tính cách và phẩm chất rất đáng quí: sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm con người, khao khát gặp gỡ mọi người.
- Anh còn là người rất khiêm tốn, thành thực. Cảm thấy công việc và những lời giới thiệu nhiệt tình của bác lái xe về mình là chưa xứng đáng, đóng góp của mình chỉ là bình thường nhỏ bé so với bao nhiêu người khác. Khi ông họa sĩ muốn kí họa chân dung, anh từ chối, e ngại và giới thiệu những người khác cho ông vẽ.
- Anh còn là người rất ân cần chu đáo, hiếu khách: Trao gói tam thất cho bác lái xe, tiếp đón nồng nhiệt, chân thành tự nhiên với ông học sĩ và cô kĩ sư, tặng hoa, tặng làn trứng tươi cho hai vị khách quí…
c/ Kết bài:
Chỉ qua một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, qua cảm nhận của các nhân vật khác, chân dung tinh thần của người thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã hiện lên rõ nét và đầy sức thuyết phục với những phẩm chất tốt đẹp, trong sáng về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về nghề nghiệp, cuộc sống. Đó là một trong những con người lao động trẻ tuổi, làm công việc lặng lẽ mà vô cùng cần thiết, có ích cho nhân dân, đất nước.
BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ANH THANH NIÊN
Nếu là con chim chiếc láThì con chim phải hót, chiếc lá phải xanhLẽ nào vay mà không có trảSống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
Những dòng thơ ấy như ngân vang da diết, gieo vào lòng người đọc những xúc cảm thật khó quên về một quan niệm sống rất đẹp: Sống là cho người khác chứ không phải cho riêng mình! Sống là phải quan tâm lo lắng đến những người xung quanh. Và đến với truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long, ta cũng bắt gặp một tư tưởng, một cách sống như vậy.
Được viết trong chuyến đi thực tế lên Lào Cai năm 1970, truyện ngắn đã để lại một dư âm không lặng lẽ bởi nó đã thành công trong việc xây dựng hình tượng những con người đang thầm lặng cống hiến cho Tổ quốc. Đặc biệt, nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa – một con người đáng mến đáng yêu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó quên về vẻ đẹp của người lao động
Anh thanh niên ấy chính là trung tâm của truyện ngắn. Anh không xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm mà chỉ có mặt trong cuộc gặp gỡ chốc lát với người họa sĩ già, cô kĩ sư mới ra trường và bác lái xe. Ngay cả đến tên anh, tác giả cũng không giới thiệu.
Song dù chỉ gặp anh trong ba mươi phút ngắn ngủi người "cô độc nhất thế gian" ấy đã khiến người đọc rung cảm và xúc động trước vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh, trước chân dung của một người lao động lặng lẽ cống hiến cho đất nước trong cái lặng lẽ của Sa Pa.
Đến với những trang viết tinh tế và đầy cảm xúc của Nguyễn Thành Long, người đọc thật sự ấn tượng trước hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên, một người lao động chân chính, thật ấn tượng trước hình ảnh một người thanh niên tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng ngời.
Trong truyện Lặng lẽ Sa Pa Anh sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, quanh năm suốt tháng chỉ có mây núi, cây cỏ Sa Pa làm bạn. Một cuộc sống như vậy chẳng lẽ lại khiến anh cô đơn, buồn tẻ? Công việc của anh cũng hết sức gian khó. Anh là một cán bộ khí tượng kiêm vật lý địa cầu "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây.
Công việc ấy không khó nhưng gian lao lắm. Quên sao được những đêm gió tuyết, giá rét khi anh làm việc! Quên sao được cái lặng im đáng sợ của Sa Pa lúc nửa đêm! Quả thật, hoàn cảnh sống gian khó vất vả, cô đơn ấy của anh đã khiến người đọc cảm phục anh biết nhường nào.
Sống trong một hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy nhưng thật cảm phục khi ở người thanh niên ấy vẫn ngời lên niềm đam mê cháy bỏng với công việc, vẫn lấp lánh một tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm với công việc
Quanh năm suốt tháng chỉ có cây cỏ làm bạn, cô đơn một mình, thế nhưng anh đã ý thức được công việc của mình. Đó là công việc "báo trước thời tiết hàng ngày phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Thử hỏi nếu không có lòng yêu nghề, không có một niềm say mê rực cháy thì làm sao có thể nhận ra giá trị đích thực của công việc?
Trong suy nghĩ của anh, được làm việc là một điều thật hạnh phúc, hãnh diện. Còn gì đẹp hơn tinh thần yêu nghề tha thiết ở người thanh niên ấy? "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”.
Có lẽ ngọn lửa say mê công việc đã khiến anh quên đi bao cô đơn gian khó, tỏa sáng tâm hồn anh, để rồi chỉ còn lại sự toàn tâm, toàn ý cho nghề nghiệp? Anh luôn tự động viên, an ủi mình để hoàn thành tốt công việc. "Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”.
Suy nghĩ như vậy chẳng đẹp lắm sao? Và thật xúc động khi niềm say mê ấy được nhen nhóm lên hàng triệu lần khi anh biết tin là mình đã góp phần bắn rơi máy bay Mĩ ở cầu Hàm Rồng.
Tâm hồn anh như ngập tràn niềm sung sướng, bồi hồi và hãnh diện. Chẳng phải một con người bé nhỏ như anh cũng đã cống hiến cho cách mạng cho đồng bào đó sao?
Và bắt đầu từ đây, cuộc đời đến với anh ngày càng đẹp hơn, có ý nghĩa hơn, để rồi anh nguyện rằng sẽ mãi phục vụ Tổ quốc. Suy nghĩ ấy, sự say mê cháy bỏng ấy của anh đã thể hiện một lí tưởng cao đẹp.
Không chỉ có vậy, người đọc còn yêu mến và cảm phục anh hơn bởi vẻ đẹp rạng ngời trong những hành động cụ thể. Công việc của anh đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ rất cao. "Cháu lấy những con số mỗi ngày báo về nhà bằng’ máy bộ đàm bốn giờ, mười một giờ, bảy giờ tối, lại một giờ sáng".
Công việc ấy thật là gian lao! Để đo gió đo mưa, anh đã quên đi bao rét mướt, giá lạnh, quên đi cái buồn ngủ xâm chiếm để hoàn thành tốt công việc của mình.
Ấy vậy mà anh khẳng định: "Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác". Hẳn là tất cả những hành động của anh đều dồn cho công việc nên anh mới có thể vui vẻ, yêu nghề đến vậy. Thử hỏi còn nghề gì cao quý hơn những hành động "quên mình" ấy của anh?
Ngoài ra, đọng lại trong lòng mỗi người đọc là phong cách sống của anh. Thật ngỡ ngàng khi người thanh niên ấy sống một mình cô đơn trên núi cao mà lại tổ chức; sắp xếp, được một cuộc sống nề nếp, ngăn nắp, khoa học.
Cuộc sống xung quanh bỗng trở nên thật đẹp dưới bàn tay của anh – một con người lao động chân chính. Nào là căn nhà nhỏ sạch sẽ, gọn gàng. Nào là những hàng sách được xếp ngay ngắn trên giá. Nào là vườn hoa rực rỡ, mang đậm hơi thở Sa Pa với "hoa đơn, hoa thược dược, vang tím, đỏ, phấn, tổ ong".
Đặc biệt anh rất hồ hởi, cởi mở với mọi người, gặp mỗi người trên chiếc xe từ Hà Nội lên Sa Pa, anh vui mừng khôn xiết như gặp lại bạn cũ vậy. Gặp ông họa sĩ và cô kĩ sư, anh không một chút ngần ngại mời hai người lên nhà chơi.
Anh đã tặng cô kĩ sư một bó hoa thật to "Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết “nếu cô thích", và anh kể chuyện say mê, hồ hởi như đang tâm tình với hai người bạn tri kỉ. Sự cởi mở của anh thật đáng trân trọng làm sao!
Không chỉ có vậy, anh còn rất quan tâm đến mọi người. Quên sao được củ tam thất mà anh gửi biếu vợ bác lái xe. Quên sao được làn trứng gà mà anh chuẩn bị cho ông họa sĩ và cô kĩ sư ăn trưa! Những món quà ấy tuy nhỏ nhưng đó chẳng phải là tấm lòng chân thành, sự nhiệt tình chu đáo ở anh.
Qua truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa hiện lên một người thanh niên sống rất giản dị và vô cùng khiêm tốn. Người họa sĩ già bất giác tìm ra anh chính là nguồn cảm hứng mà bấy lâu nay ông đi tìm, là nguồn khao khát mà ông chờ đợi. Ông muốn vẽ lại chân dung của anh để hoàn thành kiệt tác của mình.
Nhưng anh thấy day dứt: "Không, không bác? Đừng vẽ cháu ! "Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn. Anh luôn nghĩ đến những người xung quanh cũng đang thầm lặng làm việc và còn tốt hơn mình.
Anh đã kể về người kĩ sư ở vườn rau su hào, về nhà khoa học nghiên cứu sét. Dường như trong từng lời kể ấy, ta luôn bắt gặp đâu đây ánh mắt cảm phục, tự hào về những con người đang lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc trong anh. Có lẽ nào sự khiêm tốn ấy lại không khiến ta xúc động?
Lặng lẽ Sa Pa với những trang viết tinh tế đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không phai về vẻ đẹp trong suy nghĩ, trong phong cách sống của anh thanh niên. Sự lặng lẽ cống hiến cho Tổ quốc của con người bình thường mà cao cả ấy sẽ mãi sưởi ấm trái tim ta.
Bất giác, trước những con người lao động chân chính ấy, ta tự hỏi về lẽ sống, lí tưởng của thanh niên ngày nay. Liệu những suy nghĩ bây giờ còn giống với những con người lặng lẽ – những "mùa xuân nho nhỏ" của đất nước:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Thanh Hải
Từ khóa » đề Thi Thử Vào 10 Bài Lặng Lẽ Sa Pa
-
BỘ ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN CÓ ĐÁP ÁN ĐÃ THẨM ...
-
" Lặng Lẽ Sa Pa " Vào đề Thi Tuyển... - Ngữ Văn 9 Lên 10 | Facebook
-
Các Dạng đề Bài Lặng Lẽ Sa Pa | Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn
-
Ôn Thi Vào Lớp 10 Lặng Lẽ Sa Pa Năm 2022
-
Top 15 đề Thi Bài Lặng Lẽ Sa Pa
-
“Lặng Lẽ Sapa” Vào 2 đề Thi Chuyển Cấp THPT Môn Ngữ Văn Năm ...
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm 2020-2021 Có đáp án
-
Chữa 2 đề Thi Vào Lớp 10 Môn Văn 2020 đề Bé Thu & Anh Thanh Niên ...
-
2 Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn Năm Học 2017 - 2018
-
ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN VĂN: Tác Phẩm Lặng Lẽ Sapa Và Những ...
-
Đề Thi Thử Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn (số 10) - Nslide
-
Đề đọc Hiểu Lặng Lẽ Sa Pa | Ôn Thi Vào 10 Môn Văn
-
Đề Thi Thử Vào 10 Môn Văn Năm 2022 - Đề 2
-
Ôn Vào 10 - LẶNG LẼ SAPA - 11 - Tài Liệu, Giáo án điện Tử