2 Loại Thuốc Gây Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Khi Dùng Phải Cẩn Trọng
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Viêm loét dạ dày tá tràng là thuật ngữ nói đến tình trạng lớp lót trong niêm mạc dạ dày, ruột non xuất hiện vết viêm, loét. Các triệu chứng đặc trưng giúp nhận diện bệnh gồm: đau rát, nóng rát dạ dày, đau bụng, buồn nôn và nôn, xuất huyết tiêu hóa, chán ăn, khó tiêu…
Theo giới chuyên môn, có hai nguyên nhân chính gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, đó là nhiễm vi khuẩn HP và hệ quả của việc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Trong phạm vi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến độc giả các loại thuốc tây tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho dạ dày cần đặc biệt lưu ý và phòng tránh.
I. Các loại thuốc gây viêm loét dạ dày tá tràng thường gặp
Bất kì loại thuốc nào được điều chế cũng đều có giá trị dược lý nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà chúng đem lại, thuốc tây còn tiềm ẩn tác dụng phụ lên những hệ cơ quan khác, trong đó có dạ dày. Tác dụng phụ của thuốc xuất hiện ở cả đường tiêm lẫn đường uống.
Theo các chuyên gia, các loại thuốc thuộc hai nhóm Corticoid và thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid (NSAID) là những tác nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng. Sở dĩ thuốc có thể gây tổn hại cho dạ dày vì chúng có thể can thiệp đến khả năng tự bảo vệ dạ dày khỏi axit, gây thiệt hại cho hàng rào bảo vệ, tăng nguy cơ hình thành viêm loét dạ dày.
Một số thuốc gây ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày phổ biến nhất hiện nay gồm:
1. Thuốc Corticoid
Corticoid là thuốc được dùng để chống dị ứng, giảm đau, chống viêm, ức chế hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, các sản phẩm dược thuộc nhóm thuốc trên có tác dụng phụ đó là ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất đạm, chất béo, đường, sự cân bằng nước và muối khoáng trong cơ thể, tim mạch (tăng huyết áp), đặc biệt là dạ dày (viêm loét dạ dày).
Theo các chuyên gia, corticosteroid không chỉ gây hại cho dạ dày bằng cách ức chế sinh tổng hợp prostaglandin (chất kích thích dạ dày sản xuất chất nhầy bảo vệ) mà còn ức chế sản xuất leukotriene gây tổn thương dạ dày.
Tuy nhiên, Corticosteroid chỉ thực sự gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên dạ dày nếu nếu điều trị kéo dài hơn một tháng và tổng liều dùng vượt quá 1000 mg.
2. Thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm không Steroid (NSAID)
Thuốc giảm đau hạ sốt, kháng viêm không Steroid là một trong những sản phẩm dược gây viêm loét dạ dày vô cùng phổ biến.
Sử dụng các sản phẩm NSAID không kê đơn như Aspirin hoặc Ibuprofen trong trường hợp đau đầu hoặc đau lưng sẽ không gây loét dạ dày. Tuy nhiên, hiện tượng loét dạ dày vẫn có thể xảy ra nếu người bệnh dùng NSAID liều cao trong thời gian dài để điều trị một số bệnh mạn tính như viêm khớp hoặc những bộ phận khác trên cơ thể.
Cũng tương tự như thuốc Corticosteroid, thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid ức chế quá trình tái sản xuất chất nhầy bảo vệ, gây viêm niêm mạc. Tình trạng viêm kéo dài, theo thời gian, những mạch máu bên trong niêm mạc dạ dày có thể bị vỡ ra, phát triển thành vết loét.
Một số loại thuốc thuộc nhóm trên có thể gây viêm loét dạ dày phổ biến gồm:
# Aspirin
Aspirin được dùng để giảm đau, hạ số. Tuy nhiên, nếu lạm dụng, dùng thuốc trong thời gian dài mà không có chỉ định hay hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, thuốc thể gây cản trở quá trình đông máu, viêm loét dạ dày, nhất là ở đối tượng viêm loét dạ dày tiến triển.
# Ibuprofen (Advil, Motrin)
Cùng thuộc nhóm trên, Ibuprofen được dùng để giảm đau do đau răng, nhức đầu, viêm khớp, đau nhức cơ, giảm đau hạ sốt nhẹ do cảm lạnh dựa trên cơ chế ức chế quá trình sản xuất chất gây viêm.
Ibuprofen có trong nhiều loại thuốc giảm đau phổ biến như Antidol, Alaxan, thường được dùng kết hợp với paracetamol.
Tuy nhiên, dùng thuốc trong thời gian dài với liều cao cũng có thể gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, 5 – 15% đối tượng dùng Ibuprofen gặp phải triệu chứng buồn nôn và nôn, đau bụng, chảy máu dạ dày và ruột, loét dạ dày tiến triển.
# Diclofenac (Voltaren, diclofen)
Diclofenac là thuốc được dùng để giảm sưng, viêm, giảm đau do viêm khớp, cứng khớp, đau răng, nhức cơ, đau sau khi vừa thực hiện phẫu thuật. Đây cũng là thuốc khá nguy hiểm do dạ dày nếu dùng liều cao kéo dài.
# Một số loại thuốc khác
Một số thuốc kháng viêm giảm đau kháng viêm không Steroid được dùng trong việc điều trị bệnh xương khớp, thoái hóa khớp khác như:
- Naproxen (Aleve, Naprosyn)
- Indomethacin,
- Meloxicam (mobic, M-cam, camrox)
- Pirocicam (fendene)
- Tenocicam (ticoltil)
Thuốc có thể gây ảnh hưởng trực tiếp lên đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm loét dạ dày nên cần đặc biệt lưu ý.
Tham khảo thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng khi mang thai – Nguyên nhân và cách điều trị
II. Làm thế nào để giảm ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lên dạ dày?
Thông thường, các triệu chứng viêm loét dạ dày sẽ được cải thiện từ từ nếu như người bệnh ngưng sử dụng những loại thuốc trên. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát cơ đau do những bệnh lý khác nếu như không dùng thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid?
Để giải quyết vấn đề trên, các chuyên gia đã tìm ra nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế COX (thuốc ức chế cyclooxygenase) có thể được sử dụng để kiểm soát cơn đau đối với một số người. Các chất ức chế COX đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau nhưng ít gây tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như NSAID. Tuy nhiên, những loại thuốc này có tác dụng phụ về tim mạch, vì thế, chỉ dùng thuốc với liều lượng thấp.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thuốc không tan trong dạ dày mà tan trong ruột để giảm thiểu tối đa mức độ ảnh hưởng của thuốc lên dạ dày. Hoặc bạn có thể uống một số loại thuốc tráng dạ dày như (gastrophulgit, pepsane…) trước khi ăn hoặc dùng thuốc Corticoid, NSAID trước khi ăn 15 – 30 phút để giảm thiểu tình trạng gây hại cho dạ dày của thuốc.
Nhìn chung, không phải ai dùng các loại thuốc trên cũng bị viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy vậy, đối với những bệnh nhân dùng thuốc trên điều trị bệnh mạn tính, cần đặc biệt thận trọng. Người bệnh nên hỏi thăm ý kiến của chuyên gia về trường hợp dùng thuốc liều cao cũng như những biện pháp hạn chế tác động của thuốc lên dạ dày để giảm thiểu tối đa rủi ro.
BẠN NÊN TÌM HIỂU THÊM
- Các loại thuốc trị viêm loét dạ dày tốt nhất
- Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không?
Từ khóa » Vì Sao Nhóm Nsaid Gây Loét Dạ Dày
-
NSAID Và Bệnh Lý Dạ Dày | BvNTP
-
Phòng Loét Dạ Dày – Tá Tràng Do Dùng NSAID
-
[PDF] Loét Dạ Dày - Tá Tràng
-
Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của NSAID - Tin Chuyên Môn & NCKH
-
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – NGUYÊN NHÂN DO NSAIDS - Pharmavn
-
Hạn Chế Tác Dụng Phụ Của NSAID
-
Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của NSAID Và Cách Hạn Chế
-
Loét Dạ Dày Tá Tràng Và NSAIDS - Nhịp Cầu Dược Lâm Sàng
-
Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của NSAID Nên Biết - SCurma Fizzy New
-
Đặc điểm Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID)? | Vinmec
-
Những Loại Thuốc Nào Gây đau Dạ Dày? | Vinmec
-
TỔN THƯƠNG DẠ DÀY TRÊN BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ...
-
Phòng Loét đường Tiêu Hóa Khi Dùng NSAID Và Thuốc Kháng Tiểu Cầu