Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của NSAID Nên Biết - SCurma Fizzy New
Có thể bạn quan tâm
Trong các căn bệnh về tiêu hóa, viêm loét dạ dày là cái tên vô cùng phổ biến. Một cái tên khác là thuốc NSAID, cũng vô cùng nổi tiếng bởi tỷ lệ sử dụng rất cao trong điều trị. Hai bên tưởng chừng không có quan hệ gì với nhau. Nhưng thật ra từ lâu, NSAID đã được công nhận một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày. Hãy cùng bài viết tìm hiểu lý do tại sao hay nói cách khác là cơ chế gây loét dạ dày của NSAID.
- 1.Tổng quan về viêm loét dạ dày và NSAID
- 1.1. Viêm loét dạ dày là gì?
- 1.2. Thuốc NSAIDs là gì ?
- 1.3 Tỷ lệ cơ chế gây loét dạ dày của NSAID xảy ra
- 1.4 Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID dẫn đến gánh nặng kinh tế
- 2. Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID
- 3. Giải pháp đối phó với cơ chế gây loét dạ dày của NSAIDs
- 3.1.Thay đổi thuốc NSAID giảm cơ chế gây loét dạ dày của NSAID ban đầu
- 3.2. Sử dụng thuốc giảm loét dạ dày do NSAIDS gây ra.
- 3.2.1 Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- 3.2.2.Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RA)
- 3.2.3 Misoprostol
1.Tổng quan về viêm loét dạ dày và NSAID
1.1. Viêm loét dạ dày là gì?
Viêm loét dạ dày là những tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày gây viêm rồi loét. Mức độ tổn thương thường khó phán đoán bằng các triệu chứng bên ngoài. Thường người bệnh phải đến cơ sở khám, nội soi hay sinh thiết thì mới có kết luận chính xác. Tất nhiên, tổn thương càng nhẹ thì việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thì có rất nhiều. Có thể đơn giản là những vấn đề trong sinh hoạt hằng ngày như ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ chua cay nóng, stress căng thẳng tinh thần.
Hai nguyên nhân vô cùng phổ biến có thể kể đến như bị nhiễm khuẩn H.Pylori hay tác dụng phụ của thuốc NSAID – vấn đề chính mà bài viết chúng ta quan tâm. Và chữa trị tác dụng phụ này cần dựa vào chính cơ chế gây loét dạ dày của NSAID.
Về biểu hiện bên ngoài là những biểu hiện rất rõ ràng và cũng có nhiều trường hợp không có biểu hiện gì. Đau bụng vùng thượng vi, khó tiêu, ợ hơi là các triệu chứng thường gặp giống các căn bệnh về đường tiêu hóa dạ dày khác. Các biến chứng nguy hiểm, đột phát có thể thấy là thủng, chảy máu (xuất huyết) dạ dày. Chính vì vậy việc kiểm tra thăm khám sớm là hết sức cần thiết.
>>> Xem thêm: Các Nguyên Nhân Gây Viêm Loét Dạ Dày – Tá Tràng Thường Bị Bỏ Qua
1.2. Thuốc NSAIDs là gì ?
NSAIDs tên đầy đủ là Non-steroidal anti-inflammatory drugs, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là thuốc chống viêm không steroid.
Tổng quát về công dụng của NSAID có thể gói gọn trong các từ: giảm đau, hạ sốt, chống viêm.
- Giảm đau ở thường các cơn đau nhẹ và vừa, đau khu trú (đau ở một vùng của cơ thể). Một điều khá thú vị là mà có lẽ nhiều chị em không biết là thuốc giảm đau của các cơn đau là thuộc nhóm NSAID này.
- Hạ sốt cũng là một trong tác dụng hữu ích của NSAIDs khiến nhóm thuốc này ngày càng phổ biến. Thuốc mà mọi người nghe nhiều nhất là paracetamol (Lưu ý đây là thuốc đặc biệt chỉ có tác dụng hạ giảm đau, hạ sốt nhưng không có tác dụng chống viêm).
- Viêm thì NSAID điều trị cho cả cấp tính và mãn tính. Những người thường gặp về vấn đề viêm xương khớp có lẽ không còn lạ lẫm với loại thuốc này.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc, chúng ta cần hết sức lưu ý đến các tác dụng không mong muốn. Đặc biệt ở đây là cơ chế gây loét dạ dày của NSAID vô cùng phổ biến.
1.3 Tỷ lệ cơ chế gây loét dạ dày của NSAID xảy ra
Do hiệu quả trong việc giảm đau và viêm, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) là một trong những loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất khẳng định vị trí của chúng trong Danh sách Mẫu thuốc Thiết yếu của WHO.
Với các biến chứng cơ xương ngày càng gia tăng, bằng chứng từ dữ liệu Gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2016, việc sử dụng NSAID rõ ràng là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, dữ liệu từ nhiều thử nghiệm có đối chứng với giả dược và phân tích các nghiên cứu cho thấy một cách đáng báo động các tác dụng phụ của NSAID trong các biến chứng tiêu hóa, tim mạch, gan, thận, não và phổi.
Cụ thể, khi nghiên cứu về những tác dụng phụ riêng trên đường tiêu hóa những con số đã nói lên điều này:
Trong số những người sử dụng NSAID, tỷ lệ loét dạ dày là 15% và tỷ lệ loét tá tràng là 10% đã được tìm thấy trong một nghiên cứu nội soi. Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID và trên cả tá tràng cũng đã được chứng minh khá rõ
Ngoài do vi khuẩn Hp ra, có lẽ NSAID là một trong những nguyên nhân hàng đầu cho căn bệnh loét dạ dày này
Khó tiêu và ợ chua là những triệu chứng phổ biến giữa những bệnh nhân do cơ chế gây loét dạ dày của NSAID gây ra. Chúng xảy ra hàng ngày trong khoảng 15% những người dùng những thuốc men. Trong khoảng thời gian 6 tháng, 5% đến 15% số bệnh nhân nhất định đã phải ngừng sử dụng NSAID vì tác dụng phụ khó tiêu.
Trong các nghiên cứu dựa trên dân số cắt ngang, việc tiêu thụ aspirin (là một loại thuốc quan trọng, loại NSAID đầu tiên được tìm ra) và NSAID khác cho thấy họ đã tăng gấp hai lần nguy cơ mắc chứng khó tiêu.
Đi sâu vào nghiên cứu về các đối tượng mắc bệnh để đưa ra các khuyến cáo.
Theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, các yếu tố nguy cơ của loét dạ dày tá tràng và biến chứng ở bệnh nhân dùng NSAID là
1) Tiền sử loét dạ dày tá tràng,
2) Điều trị kháng tiểu cầu kép,
3) Sử dụng kết hợp thuốc chống đông máu,
4) 60 tuổi hoặc cao hơn,
5) Các thuốc steroid
Như vậy đối với những ai nằm trong diện nguy cơ thì càng phải cẩn trọng khi dùng các thuốc này. Bởi cơ chế gây loét dạ dày của NSAID có thể xuất hiện tỷ lệ lớn và nặng hơn
1.4 Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID dẫn đến gánh nặng kinh tế
Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID đã không chỉ là vấn đề sức khỏe, thời gian chữa trị. Tác dụng phụ GI (đương tiêu hóa) liên quan đến NSAID cũng dẫn đến gánh nặng kinh tế lớn.
Dữ liệu của Medicaid từ Washington, DC trong giai đoạn 1981–1983 cho thấy 31% tổng chi phí chăm sóc cho bệnh nhân “viêm khớp” là để chi trả cho các tác dụng ngoại ý muốn của GI (đường tiêu hóa). Thuốc men chiếm 42% chi phí cho các tác dụng phụ GI, nằm viện 38% và chi phí cho bác sĩ hoặc phòng khám là 20%.
Một nghiên cứu về tất cả những người đăng ký Tennessee Medicaid năm 1989> 65 tuổi cho thấy rằng số tiền vượt quá 111 đô la mỗi người đã được chi tiêu hàng năm cho những người sử dụng NSAID thường xuyên để kiểm soát các rối loạn GI: 55 đô la khi nhập viện, 48 đô la cho đơn thuốc và 8 đô la khi khám bệnh ngoại trú.
Ngược lại, các loại thuốc GI chiếm hầu hết các chi phí liên quan đến GI ở bệnh nhân thấp khớp và viêm xương khớp tại một tổ chức duy trì sức khỏe của Massachusetts vào năm 1993–1994. Chi phí hàng năm cho thuốc chống loét là 211 đô la cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và 80 đô la cho bệnh nhân viêm xương khớp, trong khi nhập viện vì các triệu chứng GI chỉ chiếm 16 đô la mỗi năm.
Chi phí hàng năm của NSAID là 427$ đối với nhóm viêm khớp dạng thấp và 79$ đối với bệnh viêm xương khớp. Từ năm 1993 đến năm 1997 ở Quebec, đối với mỗi đô la chi tiêu cho NSAID, ước tính khoảng 0,66 đô la đã được chi cho các tác dụng phụ GI của NSAID.
Do đó, các phân tích kinh tế chỉ ra rằng tác dụng phụ GI liên quan đến NSAID làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe một cách rõ rệt. Thuốc, được dùng để ngăn ngừa các biến cố GI hoặc để điều trị chứng khó tiêu, có thể gây ra chi phí lớn nhất, mặc dù các trường hợp nhập viện không thường xuyên nhưng nó đắt tiền vì các biến chứng GI cũng góp phần.
>>>Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất
2. Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID
Nói chung cơ chế gây loét dạ dày của NSAID cũng tương tự cơ chế tác dụng của NSAID. Tức cả tác dụng phụ và tác dụng chính đều gây ra bởi một cơ chế:
Đầu tiên nói về cơ chế gây loét dạ dày của nsaid là khả năng ức chế. NSAID ức chế COX, do đó ức chế sự chuyển đổi axit arachidonic thành prostaglandin, prostacyclin và thromboxan. COX bao gồm COX-1 và COX-2.
- COX-1
COX-1, được biểu hiện trong hầu hết các mô của cơ thể (ví dụ: ruột và thận), xúc tác sự hình thành các prostaglandin cấu tạo, có tác dụng trung gian cho một loạt các tác dụng sinh lý bình thường, bao gồm cầm máu, bảo vệ niêm mạc GI (đường tiêu hóa) và bảo vệ thận, và khỏi hạ huyết áp.
NSAID ức chế COX 1, mất cơ chế bảo vệ GI do ức chế các prostaglandin cấu tạo điều chỉnh lưu lượng máu đến niêm mạc dạ dày và kích thích sản xuất bicarbonate và chất nhầy. Điều này phá vỡ hàng rào bảo vệ kiềm của ruột, cho phép axit dịch vị khuếch tán trở lại niêm mạc, làm tổn thương các tế bào và mạch máu, gây viêm và loét dạ dày.
Là axit hữu cơ, NSAID, đặc biệt là aspirin, cũng có thể gây kích ứng hóa học trực tiếp niêm mạc GI. Sự tái tuần hoàn ruột của một số NSAID có thể dẫn đến nồng độ dịch mật cao làm tăng khả năng gây loét trong ruột. Chảy máu đường tiêu hóa do NSAID gây ra có thể bí ẩn, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, hoặc nghiêm trọng hơn, dẫn đến nôn mửa, nôn mửa. Về lâu dài nó dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày.
- COX-2 tham gia vào hoạt động chống viêm.
COX-2 được kích hoạt trong các mô bị viêm và bị tổn thương, đồng thời xúc tác sự hình thành của prostaglandin cảm ứng, bao gồm PGE 2, liên quan đến việc tăng cường phản ứng viêm. COX-2 cũng tham gia vào quá trình điều chỉnh nhiệt và phản ứng đau khi bị thương.
Do đó, sự ức chế COX-2 của NSAID được cho là nguyên nhân gây ra các tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm của NSAID.
Khi sử dụng thuốc NSAID với mục đích chống viêm , hạ sốt, giảm đau thì tất nhiên các triệu chứng đều được thuyên giảm vì thuốc tác dụng rất mạnh vào COX2. Tuy nhiên việc ức chế COX 2 tương ứng với việc ức chế COX 1-enzym giữ nhà của cơ thể.
Có thể nói tóm lại rằng cơ chế gây loét dạ dày của NSAID là do nó ức chế yếu tố bảo vệ và bản thân NSAID cũng là một trong những yếu tố tấn công gây hại dạ dày.
>>> Xem thêm: Thuốc Tây Có Phải Là Con Dao Hai Lưỡi Với Người Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng
3. Giải pháp đối phó với cơ chế gây loét dạ dày của NSAIDs
Giải pháp đầu tiên khi đối phó với cơ chế gây loét dạ dày của NSAID là sự chủ động, nhận thức bản thân người bệnh. Thói quen sinh hoạt của bản thân hiện nay có tốt không, có gây hại cho dạ dày và sức khỏe không?
Các thói quen sinh hoạt tốt có thể kể đến như ăn uống đúng giờ, đủ bữa. Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, khó tiêu, các yếu tố kích thích như rượu bia, thuốc lá. Tăng cường các thức ăn dễ tiêu hóa đặc biệt một số loại thức ăn đặc biệt tốt cho dạ dày như sữa chua,cải bắp, chuối,..
Đặc biệt phải giữ tâm trạng bản thân thật thoải mái, tránh các căng thẳng, mệt mỏi. Tất nhiên điều kiện kiên quyết là chúng ta phải dùng đến thuốc. Bởi chỉ có thuốc mới có thể giải quyết chính nguy cơ do cơ chế viêm loét dạ dày của NSAID.
3.1.Thay đổi thuốc NSAID giảm cơ chế gây loét dạ dày của NSAID ban đầu
Việc nhận ra các biến chứng vô cùng nghiêm trọng đối với đường tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày buộc các nhà khoa học phải nghĩ đến các giải pháp khắc phục điều này.
Giải pháp đầu tiên có thể chúng ta phải tạm dừng thuốc một thời gian giảm sự tấn công và chữa trị. Nhưng nó tuyệt đối không phải kế hoạch sử dụng lâu dài. Nhất là những bệnh nhân bị viêm mãn tính thì việc phải sử dụng NSAID trong thường xuyên, hằng ngày là một điều không thể tránh khỏi.
Điều đó thúc chúng ta đẩy bắt buộc phải tìm ra cách loại bỏ, giảm tác dụng phụ của NSAID trên đường tiêu hóa. Tức tìm hiểu từ chính cơ chế gây loét dạ dày của NSAID. Ý tưởng được bắt nguồn từ chính nguyên nhân gây tác dụng phụ là do COX1, các nhà khoa học nghiên cứu ra loại thuốc tác dụng chọn lọc trên COX 2. Tức là loại thuốc này có tác dụng ức chế chủ yếu COX 2, ít hơn ở COX1. Từ đó những biến chứng của đường tiêu hóa cũng giảm đi rất nhiều.
Sự ra đời của các thuốc chọn lọc trên COX 2 đã thật sự là một bước tiến lịch sử của các thuốc NSAID. Theo thống kê cho thấy nguy cơ viêm loét dạ dày đã giảm đi đáng kể khi sử dụng loại thuốc này.
Mặc dù vậy bạn vẫn có thể thấy các thuốc NSAID không chọn lọc ngày nay vẫn đang được sử dụng phổ biến. Lý do là sao vậy?
Ức chế chọn lọc COX 2 có thể giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nhưng bù lại nó lại tăng nguy cơ trên tim mạch. Và biến chứng trên tim mạch có thể nguy hiểm hơn rất nhiều so với đường tiêu hóa.
Ban đầu, khi mới ra đời, các nhà phát minh điều chế đã không hề để ý đến yếu tố này và gây ra hậu quả rất nghiêm trọng Một trong những cuộc thu hồi thuốc lớn nhất trong lịch sử là vào năm 2004, với thuốc Vioxx. Đây cũng là loại thuốc chống viêm không steroid chọn lọc trên COX 2 đời đầu. Sau khi lưu hành năm năm trên thị trường thì đã có báo cáo cho thấy 27 nghìn người lên cơn đau tim, đột quỵ buộc công ty sản xuất thu hồi và bồi thường số tiền khổng lồ.
Một điều bất lợi nữa là các thuốc ức chế chọn lọc trên COX 2 lại có giá thành cao hơn rất nhiều so với các thuốc không chọn lọc. Điều này sẽ gây những khó khăn nhất định, đặc biệt là những người phải sử dụng thời gian dài như viêm khớp mãn tính.
Việc giảm biến chứng về viêm loét dạ dày của các thuốc NSAID chọn lọc là rất rõ ràng. Tuy nhiên việc đi kèm theo đó là tăng nguy cơ về tim mạch, áp lực kinh tế khiến việc lựa chọn loại thuốc này cần được cân nhắc hết sức kĩ lưỡng.
Cơ chế gây loét dạ dày của NSAID rõ ràng thật khó để có thể giải quyết triệt để. Việc duy nhất hiện nay có thể là lựa chọn phù hợp với từng đối tượng. Nó không chỉ để giảm cơ chế gây loét dạ dày của NSAID mà còn nhiều cơ chế tác dụng phụ khác.
3.2. Sử dụng thuốc giảm loét dạ dày do NSAIDS gây ra.
3.2.1 Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Thuốc ức chế bơm proton, tên tiếng Anh là Proton pump inhibitors viết tắt là PPI.
Để ngăn ngừa loét dạ dày tá tràng ở những bệnh nhân dùng NSAID không chọn lọc, trước tiên có thể cân nhắc sử dụng đồng thời PPI. PPI có hiệu quả trong việc giảm sự tái phát của vết loét cũng như sự xuất hiện mới của vết loét ở những bệnh nhân đang dùng thuốc chống viêm không steroid không chọn lọc. Đây có lẽ là giải pháp an toàn hiệu quả và đang được đưa vào trong phác đồ điều trị phổ biến hiện nay.
Thuốc ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dịch vị bằng cách ức chế H+ / K+ -ATPase. Chúng được sử dụng rộng rãi để làm lành vết loét dạ dày và tá tràng.
Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên, một liều tiêu chuẩn của liệu pháp ức chế bơm proton có hiệu quả trong việc chữa lành vết loét và ngăn ngừa tái phát tổn thương dạ dày tá tràng ở những bệnh nhân dùng NSAID.
Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ngăn ngừa loét tá tràng tốt hơn một chút so với loét dạ dày. PPI tuy không tác dụng trực tiếp vào cơ chế gây loét dạ dày của NSAID nhưng nó ức chế bước cuối cùng của quá trình bài biết acid-nguyên nhân gây loét.
Một phân tích tổng hợp gần đây đã đánh giá các chiến lược hiện tại để ngăn ngừa ngộ độc đường tiêu hóa. Nó phát hiện ra rằng chất ức chế chọn lọc COX-2 kết hợp với chất ức chế bơm proton có liên quan đến xác suất biến cố tuyệt đối thấp nhất đối với biến chứng loét (0,07; khoảng tin cậy 95% 0,02–0,18).
Chiến lược này có thể là cách hiệu quả nhất để giảm biến chứng do cơ chế gây loét dạ dày của NSAID gây ra, tiếp theo là sử dụng một mình một chất ức chế chọn lọc COX-2 và một NSAID không chọn lọc kết hợp với một chất ức chế bơm proton. Điều quan trọng là cả ba chiến lược đều được bệnh nhân dung nạp tốt.
Do đặc điểm tác dụng ngoại ý có thể chấp nhận được, các chất ức chế bơm proton đã chiếm ưu thế trong điều trị để giảm thiểu các nguy cơ về đường tiêu hóa của NSAID
Và PPI không chỉ làm giảm biến chứng do cơ chế gây loét dạ dày của NSAID ở bệnh nhân dùng thuốc không chọn lọc mà dùng phòng ngừa tốt với cả các thuốc chọn lọc trên COX 2.
Ngày nay, PPI vẫn là một loại thuốc hàng đầu trong việc giảm biến chứng và nguy cơ do cơ chế gây loét dạ dày của NSAID. Tác dụng bảo vệ của nó khiến PPI còn xuất hiện trong phác đồ điều trị bệnh viêm loét mãn tính bởi nguyên nhân của vi khuẩn Helicobacter Pylori (Hp) và các nguyên nhân khác.
>>> Xem thêm: Top 10 Thuốc Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng An Toàn Và Hiệu Quả
Phác Đồ Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Mới Nhất Đạt Hiệu Quả Cao
3.2.2.Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RA)
Đây là loại thuốc có công thức gần giống với histamin nên nó cạnh tranh với histamin trong việc gắn vào receptor vào H2. Thuốc đối kháng thụ thể H2 (H2RA) ngăn chặn sản xuất histamine trên các tế bào thành, đặc biệt là trong dạ dày, làm giảm sản xuất axit trong các tế bào này.
Ngoài ra, việc ngăn chặn các chất khác thúc đẩy tiết axit như gastrin và acetylcholine có tác dụng làm giảm các tế bào thành khi các thụ thể H2 bị chặn.
Thuốc đối kháng thụ thể H2 có tác dụng ngoại ý tương đương với liệu pháp ức chế bơm proton. Tức là nó tác dụng chủ yếu là giảm biến chứng trên tiêu hóa vì cơ chế gây loét dạ dày của NSAID.
Tuy nhiên, phân tích dữ liệu tổng hợp cho thấy rằng một liều duy nhất hàng ngày không bảo vệ khỏi loét dạ dày liên quan đến NSAID, nhưng liều gấp đôi của chất đối kháng thụ thể H2 (ít nhất ranitidine 300 mg hai lần mỗi ngày) có hiệu quả trong việc ngăn ngừa loét dạ dày và tá tràng khi so sánh giả dược.
Có một vài điều khiến thuốc đối kháng thụ thể H2 (kháng histamin H2 – H2RA) xếp sau PPI là:
Tác dụng giảm biến chứng do cơ chế gây loét dạ dày của NSAID yếu hơn so với PPI. Bởi H2RA chỉ tác dụng một con đường bài tiết acid. Còn PPI ngăn chặn quá trình cuối cùng của bài tiết tức là khắc phục tất cả con đường bao gồm cả H2RA.
Nghiên cứu cho thấy tác dụng giảm biến chứng bởi cơ chế gây loét dạ dày của NSAID là vào ban đêm. Đó là lý do người ta có thể dùng H2RA có thể hỗ trợ cho PPI nếu người bệnh đau nhiều do vết loét ở đêm.
Lý do quan trọng nữa khiến H2RA xếp sau PPI trong điều trị bệnh bởi cơ chế gây loét dạ dày của NSAID gây ra là so về tác dụng phụ. PPI vì ức chế khâu cuối cùng của bài tiết nên sẽ không ảnh đến các chất dịch vị dạ dày như HCl, pepsin… và H2RA thì không được như vậy.
3.2.3 Misoprostol
Misoprostol là một chất tương tự prostaglandin E1 tổng hợp ức chế bài tiết axit dạ dày cơ bản và về đêm thông qua kích thích trực tiếp các thụ thể prostaglandin E1 trên các tế bào parietal trong dạ dày.
Tức là nó can thiệp vào đúng cơ chế gây loét dạ dày của NSAID. Hành động này ức chế bài tiết axit dạ dày thứ cấp để kích thích từ thực phẩm, rượu, NSAID, histamine, caffeine, v.v. Và hiệu quả này có xu hướng phụ thuộc vào liều lượng.
Misoprostol gây ra bài tiết chất nhầy và bicarbonat cũng như phù niêm mạc và submucosa, gây dày hai lớp niêm mạc, dẫn đến giảm dòng chảy ngược của các ion hydro và cải thiện sự điều hòa lưu lượng máu niêm mạc, cuối cùng dẫn đến việc bảo tồn khả năng sản xuất các tế bào mới của niêm mạc.
Thông qua việc phân tích dữ liệu thì đã cho thấy một kết quả đáng kinh ngạc khi hiệu quả chống loét dạ dày lên tới 74% (ngoài ra hiệu quả chống loét ở tá tràng là 53%) so với giả dược.
Với kết quả này đáng nhẽ ra misoprostol phải được coi trọng ngang với PPI. Bởi PPI chỉ giải quyết biến chứng còn misoprostol giải quyết sâu nguyên nhân từ chính cơ chế gây loét dạ dày của NSAID.
>>>Xem thêm: Trị Viêm Loét Dạ Dày Bằng Các Bài Thuốc Dân Gian Tốt Nhất
Tuy nhiên thật đáng tiếc rằng misoprostol mặc dù được coi là khá an toàn nhưng nó vẫn bị hạn chế phần lớn bởi các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như chuột rút, đau bụng và tiêu chảy, khiến nó trở thành lựa chọn thuốc hàng thứ ba.
Trên đây, từ những thông tin cơ bản về NSAID và căn bệnh dạ dày, chúng ta hiểu được cơ chế gây viêm loét dạ dày của NSAID. Ngày nay, qua lịch sử nhiều năm nghiên cứu, chúng ta đã tìm ra giải pháp phần nào trong điều trị sử dụng thuốc đối với các bệnh nhân trong trường hợp này. Bởi có quá nhiều yếu tố phức tạp, ảnh hưởng về thể trạng cơ thể nên mỗi người đều có các phác đồ điều trị khác nhau.
Với bạn, bạn đã hiểu đến đâu về cơ chế gây nên căn bệnh dạ dày của mình và giải pháp cho nó. Xin hãy liên hệ với chúng tôi- Scurma Fizzy qua HOTLINE 18006091, những người có chuyên môn hàng đầu luôn sẵn sàng giải đáp bất cứ thắc mắc nào của bạn.
Từ khóa » Vì Sao Nhóm Nsaid Gây Loét Dạ Dày
-
NSAID Và Bệnh Lý Dạ Dày | BvNTP
-
Phòng Loét Dạ Dày – Tá Tràng Do Dùng NSAID
-
[PDF] Loét Dạ Dày - Tá Tràng
-
Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của NSAID - Tin Chuyên Môn & NCKH
-
LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG – NGUYÊN NHÂN DO NSAIDS - Pharmavn
-
Hạn Chế Tác Dụng Phụ Của NSAID
-
Cơ Chế Gây Loét Dạ Dày Của NSAID Và Cách Hạn Chế
-
Loét Dạ Dày Tá Tràng Và NSAIDS - Nhịp Cầu Dược Lâm Sàng
-
Đặc điểm Thuốc Chống Viêm Không Steroid (NSAID)? | Vinmec
-
Những Loại Thuốc Nào Gây đau Dạ Dày? | Vinmec
-
TỔN THƯƠNG DẠ DÀY TRÊN BỆNH NHÂN DÙNG THUỐC ...
-
2 Loại Thuốc Gây Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Khi Dùng Phải Cẩn Trọng
-
Phòng Loét đường Tiêu Hóa Khi Dùng NSAID Và Thuốc Kháng Tiểu Cầu