20/02/1976: SEATO Giải Thể - Nghiên Cứu Quốc Tế

Nguồn: SEATO disbands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, sau 22 năm hoạt động, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) đã kết thúc hoạt động quân sự cuối cùng và lặng lẽ ngưng hoạt động. SEATO là một trong các tường thành của chính sách Chiến tranh Lạnh của Mỹ ở châu Á, nhưng chiến tranh Việt Nam đã gây tổn hại đến tính gắn kết của tổ chức này và đặt câu hỏi về tính hiệu quả của nó.

SEATO được thành lập vào năm 1954 trong một cuộc họp ở Manila dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles. Tám quốc gia – Mỹ, Pháp, Anh, Australia, New Zealand, Philippine, Thái Lan và Pakistan – đã cùng nhau tham gia vào tổ chức quốc phòng khu vực để “ngăn chặn làn sóng chủ nghĩa cộng sản ở Châu Á.”

Vào thời điểm đó, “làn sóng” này đang mạnh mẽ và nguy hiểm nhất ở Đông Nam Á, đặc biệt là ở Việt Nam – cựu thuộc địa của Pháp. Tại đó, một cuộc cách mạng do nhà cộng sản Hồ Chí Minh lãnh đạo đã dẫn đến một thỏa thuận vào năm 1954, trong đó người Pháp sẽ rút quân, hai miền Việt Nam sẽ chia cắt tạm thời (lực lượng Hồ Chí Minh kiểm soát miền Bắc), và tổng tuyển cử toàn quốc hai năm sau đó để thống nhất quốc gia và chọn ra nhà lãnh đạo. Người Mỹ tin rằng Hồ Chí Minh chỉ đơn thuần là một “con tốt” của chủ nghĩa cộng sản quốc tế. Vì thế, họ đã phản ứng bằng cách thành lập SEATO và đưa Nam Việt Nam (vốn về mặt kỹ thuật không phải là một quốc gia độc lập) vào sự bảo vệ của mình.

Bài đang hot22/12/1988: Nhà bảo tồn môi trường Chico Mendes bị ám sát

Khi Mỹ chính thức tham gia hoàn toàn vào Chiến tranh Việt Nam năm 1965, họ kêu gọi sự trợ giúp từ các đồng minh SEATO. Chỉ có Australia, New Zealand, Philippine, và Thái Lan đáp lại bằng cách gửi vài ngàn binh sĩ và các loại viện trợ khác. Điều này chứng tỏ rõ ràng rằng động lực đằng sau SEATO là Mỹ. Bởi dù có luận điệu chống cộng, Anh và Pháp vẫn không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh khác ở châu Á, và Pakistan thì chỉ muốn nhận viện trợ quân sự khi là một thành viên của SEATO.

Khi chiến tranh Việt Nam ngày càng gây khó chịu và không hợp lòng dân, SEATO bắt đầu rạn nứt. Tính đến thời điểm xung đột ở Việt Nam chấm dứt vào năm 1975 – với sự sụp đổ của miền Nam trước miền Bắc cộng sản – chỉ còn lại năm quốc gia thành viên tham gia cuộc tập trận SEATO cuối cùng vào tháng 02/1976. Chỉ có 188 binh sĩ từ Mỹ, Philippines, Thái Lan và New Zealand xuất hiện tại Philippines để tiến hành một hoạt động mà về cơ bản là mang tính dân sự. Một số con đường, trường học và một con đập được xây dựng bởi những binh sĩ này ở vùng nông thôn Philippines. Sau cùng, trong khi bản “Auld Lang Syne” được phát lên, một lễ bế mạc đã đánh dấu sự chấm dứt tồn tại của SEATO.

08/09/1954: SEATO được thành lập

Có thể bạn quan tâm:

  1. 23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên
  2. 25/01/1942: Thái Lan tuyên chiến với Anh và Mỹ
  3. 18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne
  4. 26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật
  5. 17/12/1777: Pháp chính thức công nhận Mỹ
  6. 11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc
  7. 03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ
  8. 04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc

Từ khóa » Khối Quân Sự Seato Tan Rã