Những Nước ĐNA Nào Tham Gia Khối SEATO? - TopLoigiai

Cùng Top lời giải trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?” kết hợp với những kiến thức mở rộng về SEATO là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Mục lục nội dung Trắc nghiệm: Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?Kiến thức tham khảo về SEATO1. Sơ lược về khối SEATO2. Sự ra đời của SEATO3. Sự giải tán khối SEATO

Trắc nghiệm: Những nước Đông Nam Á nào tham gia khối SEATO?

A. Phi-lip-pin, Xin-ga-po.

B. Thái Lan, Phi-lip-pin.

C. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.

D. Miến Điện, Thái Lan.

Trả lời

Đáp án đúng: B. Thái Lan, Phi-lip-pin.

Những nước Đông Nam Á tham gia khối SEATO là Thái Lan, Phi-lip-pin.

Kiến thức tham khảo về SEATO

1. Sơ lược về khối SEATO

Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (tiếng Anh: Southeast Asia Treaty Organization, viết tắt theo tiếng Anh là SEATO), cũng còn gọi là Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á hay Tổ chức Minh ước Đông Nam Á là một tổ chức quốc tế đã giải tán. Tổ chức phòng vệ này được thành lập căn cứ theo Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á hay Hiệp ước Manila được ký vào tháng 9 năm 1954, thể chế chính thức của SEATO được thiết lập vào ngày 19 tháng 2 năm 1955 tại Bangkok, Thái Lan, trụ sở cũng đặt tại Bangkok. Tổ chức từng có 8 quốc gia thành viên. 

Sau Hiệp định Geneve, một “sáng kiến mới” theo cách gọi của Mỹ nhằm đối phó với thỏa ước này và ngăn chặn Cộng sản là hình thành Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SEATO (Southeast Asian Treaty Organization).

Mỹ đã vận động phe tư bản chủ nghĩa tham gia liên minh này từ mùa xuân năm 1954 và ngay sau khi Hội nghị Geneve vừa kết thúc, phó đoàn Mỹ Walter Bedell Smith đã nói: “Chúng ta phải đạt được Hiệp ước đó.”

Tài liệu Mỹ ghi nhận việc Mỹ gấp rút vận động SEATO là do “tính khẩn cấp bởi niềm tin rằng Geneve đã là một thảm họa cho thế giới Tự Do. Geneve đã cho Trung Quốc và Bắc Việt Nam một bàn đạp mới để bành trướng chủ nghĩa Cộng Sản trong khu vực Đông Nam Á, làm tăng cường uy tín của Bắc Kinh trước một Washington mất tinh thần và bị thiệt hại, nó hạn chế tính cơ động của thế giới Tự Do trong khu vực Đông Nam Á.”

Những nước ĐNA nào tham gia khối SEATO?

2. Sự ra đời của SEATO

Được Tổng thống Dwight D. Eisenhower chỉ đạo phải dựng lên một liên minh để kiềm chế sự xâm lấn của chủ nghĩa cộng sản vào các lãnh thổ tự do thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Nam Á nói chung, Ngoại trưởng John Foster Dulles đã cho hình thành một thỏa thuận nhằm thiết lập nên liên minh quân sự có tên gọi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO).

Vào tháng 9 năm 1954, Liên minh SEATO ra đời. Tổ chức này bao gồm Hoa Kỳ cùng với Liên hiệp Anh, Australia, New Zealand, Pháp, Philippines, Thái Lan và Pakistan. Tiền thân của SEATO là Hiệp ước Manila. Ngày 8 tháng 9 cùng 1954, Hoa Kỳ cùng một số quốc gia tham gia SEATO nói trên đã ký kết “Hiệp ước phòng thủ tập thể Đông Nam Á”, còn gọi là “Hiệp ước Manila”, tại thủ đô Manila của Phillippines. Các quốc gia tham gia ký kết “Hiệp ước Manila” sau đó đã nhanh chóng thể chế hoá mạnh hơn liên minh quân sự này, trở thành Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á. SEATO có mục tiêu cản trở sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản, đặc biệt là Trung Quốc, nhằm thay đổi bản đồ chính trị Đông Nam Á.

Những nước ĐNA nào tham gia khối SEATO? (ảnh 2)

Sau khi thành lập tổ chức, các quốc gia phương tây từng có ý muốn phát triển thể chế này thành NATO phiên bản Đông Nam Á. Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á điều phối quân đội các quốc gia thành viên nhằm đạt đến mục đích phòng vệ tập thể. Năm 1957, trong hội nghị của SEATO tại Canberra thiết lập Hội đồng Bộ trưởng, Bộ tham mưu quốc tế cùng các ủy ban về kinh tế, an ninh và thông tin, đồng thời lập chức vụ Tổng thư ký. Tổng thư ký đầu tiên của tổ chức là Pote Sarasin, ông là một nhà ngoại giao và chính trị người Thái Lan, từng giữ chức Đại sứ Thái Lan tại Hoa Kỳ trong khoảng thời gian 1952-1957 và từng giữ chức Thủ tướng Thái Lan từ tháng 9 đến hết năm 1957. Từ đó về sau, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á do Tổng thư ký lãnh đạo.

Khác với NATO, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á không thiết lập quyền chỉ huy thống nhất đối với lực lượng thường trực. Ngoài ra, nguyên tắc phản ứng của SEATO trong trường hợp chủ nghĩa cộng sản thể hiện "uy hiếp chung" đối với các quốc gia thành viên là mơ hồ và vô hiệu, song việc là thành viên của tổ chức cung cấp cho Hoa Kỳ một cơ sở pháp lý để tiến hành can thiệp quy mô lớn trong Chiến tranh Việt Nam.

3. Sự giải tán khối SEATO

Liên minh hỗn tạp SEATO thực tế là một tổ chức hết sức lỏng lẻo. Các quốc gia ký hiệp ước chỉ cam kết sẽ hội ý lẫn nhau trong trường hợp có mối đe dọa từ bên ngoài của Cộng sản. Trong một biên bản riêng, các thành viên SEATO mở rộng phạm vi có hiệu lực của hiệp ước sang Lào, Campuchia và “vùng lãnh thổ tự do dưới quyền lực pháp lý của nhà nước Việt Nam”. Điều khoản này cho thấy SEATO chỉ là cái cớ để Mỹ có thể huy động các thành phần quốc tế hỗn hợp tham chiến ở Việt Nam trong trường hợp phải dùng tới giải pháp quân sự.

SEATO khác biệt cơ bản so với NATO, tổ chức mà các thành viên của nó tự nguyện bảo đảm việc bảo vệ tập thể cho lãnh thổ của các quốc gia là thành viên. Văn bản của Hiệp ước SEATO không đi xa tới mức cam kết bảo vệ lẫn nhau tuyệt đối hay tổ chức cơ cấu lực lượng theo kiểu Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà thay vào đó chỉ quy định phải tổ chức tham vấn lẫn nhau trong trường hợp xảy ra xâm lược chống lại một bên ký kết. Việc thiếu một thỏa thuận bắt buộc rằng phải có phản ứng quân sự kết hợp nhằm chống lại một cuộc xâm lược đã làm suy yếu đáng kể SEATO trong vai trò một liên minh quân sự. Tập Hồ sơ mật Lầu Năm Góc của Mỹ, về sau, đã thừa nhận rằng SEATO không phải là tấm lá chắn chống cộng hiệu quả.

Khi chiến tranh Việt Nam ngày càng gây khó chịu và không hợp lòng dân, SEATO bắt đầu rạn nứt. Tính đến thời điểm xung đột ở Việt Nam chấm dứt vào năm 1975 – với sự sụp đổ của miền Nam trước miền Bắc cộng sản – chỉ còn lại năm quốc gia thành viên tham gia cuộc tập trận SEATO cuối cùng vào tháng 02/1976. Chỉ có 188 binh sĩ từ Mỹ, Philippines, Thái Lan và New Zealand xuất hiện tại Philippines để tiến hành một hoạt động mà về cơ bản là mang tính dân sự. Một số con đường, trường học và một con đập được xây dựng bởi những binh sĩ này ở vùng nông thôn Philippines. Sau cùng, trong khi bản “Auld Lang Syne” được phát lên, một lễ bế mạc đã đánh dấu sự chấm dứt tồn tại của SEATO.

Từ khóa » Khối Quân Sự Seato Tan Rã