20 Kỹ Thuật Bố Cục Kinh điển Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
#1. Quy tắc 1/3
Đây là quy tắc mà hầu như bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng biết. Quy tắc này áp dụng đơn giản đúng như tên gọi của nó. Bạn chia bức ảnh ra làm 3 phần dọc và ngang. Vậy là ta có 9 ô chữ nhật bằng nhau như hình minh họa dưới.
Nguyên tắc là chia ảnh thành 9 phần bằng nhau, các điểm giao nhau ở vị trí 1/3 ảnh là đường quan trọng. Mắt người sẽ bị thu hút vào các đường và điểm đó một cách tự nhiên. Chúng ta đặt các chi tiết cần nhấn mạnh vào đó, ví dụ đôi mắt, người mẫu, đường chân trời...
Quy tắc Một phần Ba không phải do các nhiếp ảnh gia phát minh, mà do các họa sỹ từ thời Phục Hưng. Họ tìm ra rằng mắt của chúng ta không tập trung vào trung tâm của bức họa, mà thay vào đó là di chuyển ra ngoài điểm trung tâm đó. Leonardo Da Vinci đã áp dụng Tỉ lệ vàng trong các tác phẩm của ông, ví dụ như bức tranh Mona Lisa hay Bữa tối cuối cùng.
Rất nhiều nhà sản xuất máy ảnh đã trang bị sẵn tính năng xác định quy tắc 1/3 lên máy, hiển thị ngay những đường kẻ trên màn hình ngắm trong chế độ live view. Nếu chưa biết thì bạn có thể mở hướng dẫn trên máy ra xem để bật tính năng này lên. Để ý khi xem phim, ta sẽ thấy diễn viên thường xuyên được bố trí ở vị trí 1/3 màn hình, chứ không phải chính giữa.
Trong bức ảnh trên, tôi đặt đường chân trời nằm trên đường thẳng giao nhau ở vị trí một phần ba dưới cùng của khung. Bạn thấy những cái cây lớn nhất và gần nhất dọc theo bên phải khung giúp không gian thoáng hơn và tạo điểm nhấn khiến cảnh trông rộng hơn rất nhiều. Ảnh sẽ không có tác dụng tương tự nếu các cây lớn hơn được đặt ở giữa khung.
Còn trong ảnh quảng trường Phố Cổ ở Prague, tôi đã đặt đường chân trời chạy ngang theo đường một phần ba trên cùng của khung hình. Hầu hết các tòa nhà đều nằm ở vị trí một phần ba của khung hình. Các ngọn tháp nhà thờ được đặt gần đường ngang ở bên phải của khung.
#2. Bố cục trung tâm và đối xứng
Tôi đã từng nói bạn đừng đặt chủ đề chính ở giữa khung hình, và giờ tôi sẽ khuyên bạn làm điều ngược lại! Có những lúc ta lại nên đặt đối tượng ở giữa khung hình thì nó lại cho kết quả mang hiệu quả cao. Cảnh đối xứng lại phù hợp hoàn hảo cho bố cục trung tâm (như ví dụ dưới). Bố cục cân xứng từ tâm rất phù hợp cho cảnh vật đối xứng hai bên.
Bức ảnh chụp cầu Ha’penny ở thành phố Dublin là một ví dụ hoàn hảo cho bố cục trung tâm và đối xứng. Kiến trúc và những bậc thang dẫn lối chính là những đối tượng tuyệt vời cho bố cục này.
Bức ảnh này chụp cầu Ha'penny ở thành phố quê hương Dublin của tôi là ví dụ hoàn hảo cho bố cục đối xứng từ trục tâm. Kiến trúc và đường thẳng thường tạo ra các kết quả tuyệt vời cho một tác phẩm đối xứng qua trục tâm.
#3. Bố cục tiền cảnh và chiều sâu
Từ khóa » Bố Cục Hình Tam Giác
-
Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (2): Các Đối Tượng Chính Và Phụ
-
Bố Cục Tam Giác Vàng - Bố Cục Dẫn Cái Nhìn Của Người Xem ảnh
-
Bố Cục Hình Tháp (bố Cục Tam Giác) - Bố Cục Của Sự Vững Chắc ổn định
-
Bố Cục #1: Hình Tam Giác
-
Cách Sắp Xếp Bố Cục Hình Trong Trang Trí Màu Hình Chữ Nhật ...
-
Bố Cụ Tam Giác Vàng Trong Chụp ảnh Flatlay | Thức ăn, Nhiếp ảnh ...
-
[BỐ CỤC TAM GIÁC ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM TRUYỀN ...
-
Bố Cục Tam Giác Trong ảnh đường Phố Của Nhiếp ảnh Gia Magnum
-
Bố Cục Tam Giác Vàng Trong Chụp ảnh - Tập Chụp ảnh P5 - YouTube
-
19 Kỹ Thuật Bố Cục ảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Nhiếp ảnh để Có được Bức ảnh đẹp
-
Bố Cục – Nguyên Tắc Vàng P.1
-
Nghệ Thuật Bố Cục (Phần 1) - Mỹ Thuật MS
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Trong Nhiếp ảnh, Bạn Cần Biết? - VJShop
-
Bố Cục Tạo Hình, Bố Cục Màu Sắc - Mỹ Thuật ARC Ha Noi
-
ThienNuBangNhi | Cách Sắp Xếp Bố Cục Hình Trong Trang Trí Màu ...