Bố Cục Tam Giác Trong ảnh đường Phố Của Nhiếp ảnh Gia Magnum

Bài gốc được viết bởi Eric Kim, thuộc series phân tích 14 kỹ thuật bố cục trong nhiếp ảnh đường phố. Ngôi xưng trong bài này cũng được dịch theo bản gốc. Các hình ảnh trong bài thuộc bản quyền của Magnum Photos. Các đoạn màu xám nhạt là lời riêng của người dịch.

Eric Kim:

Một trong số những điều tôi thường ngại nhắc đến trong blog nhiếp ảnh của mình ấy là bố cục trong nhiếp ảnh đường phố. Thành thực mà nói, tôi cũng chẳng quan tâm nhiều đến bố cục mà các nhiếp ảnh gia sử dụng dựa trên những lý tưởng về chuyên môn của chính họ. Tuy nhiên, đây vẫn luôn là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực của chúng ta. Nên tôi muốn viết một chút về cách để cải thiện kỹ thuật bố cục trong quá trình thực hành nhiếp ảnh đường phố. Một số cái có thể khá là quen thuộc, một số cái khác thì không – và tôi sẽ sử dụng những ví dụ kinh điển trong lịch sử nhiếp ảnh đường phố để minh họa các kỹ thuật này.

Bố cục tam giác là một trong những kỹ thuật hợp lý nhất được sử dụng trong ảnh đường phố, để lấp đầy khung hình, tăng mức cân bằng và tăng chuyển động trong bức ảnh của bạn.

Josef Koudelka, Gypsies, “Skeleton boys”

Josef Koudelka / CZECHOSLOVAKIA. Slovakia. Zehra. 1967. Gypsies. �
© Josef Koudelka / Magnum Photos. Slovakia. Zehra. 1967. Gypsy.

Tôi cho rằng, Josef Koudelka là một trong những nhiếp ảnh gia đường phố đỉnh nhất mọi thời đại. Những bức ảnh của ông ấy tràn đầy năng lượng thuần khiết, mà vẫn đảm bảo bố cục tuyệt hảo gắn kết mọi nhân vật và câu chuyện trong đó.

Koudelka thường sử dụng các tam giác bố cục một cách rất hiệu quả khi nhắm đến nhiều đối tượng cùng một lúc – đặc biệt là trong cuốn sách ảnh “Gypsies” của ông.

Ví dụ, trong một bức hình ông chụp 3 đứa bé trai (Slovakia, Zehra, 1967) đang nhô ngực, gồng tay sang hai bên. Trông chúng như những con bù nhìn vậy, và các chi tiết xương sườn nhô ra cũng hơi kỳ cục, nếu không nói là làm chúng có chút giống mấy bộ xương di động. Nhưng đồng thời, đây cũng là một bức ảnh khá vui nhộn – khiến tôi nhớ lại hồi bé cũng hay làm trò như vậy để khoe mẽ cái ảo tưởng rằng bản thân có thể gồng mình ghê lắm (trước khi tôi có cơ bắp và trở thành một người trưởng thành).

Bức ảnh này, trước hết, khá tuyệt vời về mặt nội dung (chuyện ra xảy trong bức ảnh đó, vào cái lúc bấm máy đó). Và bạn còn có thể thấy được phần nữa của câu chuyện khi nhìn về phía đằng sau 3 chú bé, nơi có những bé gái tóc ngắn đang nhìn chúng một cách rất tò mò – không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Về mặt kỹ thuật, điều tuyệt vời mà Koudelka đã làm được là tận dụng 3 đứa trẻ để lấp khung hình một cách hài hòa và cân bằng.

Koudelka1-1

Khi nhìn gần hơn, bạn có thể nhận ra những hình khối tam giác men theo khung xương của những đứa trẻ này:

Koudelka1-2

Không dừng ở đấy, các khối tam giác thực ra hiện hữu dày đặc hơn thế:

Note all of the triangles in the scene that make up this photograph.

Vậy câu hỏi cần đặt ra ở đây là: Liệu Josef Koudelka có chủ đích làm vậy không? Liệu tất cả những khối tam giác này đều nằm trong dự liệu của ông hay sao?

Tôi cho rằng, Koudelka có được tác phẩm tuyệt vời này một phần do ông biết cách áp dụng các kỹ thuật hợp lý (tam giác lớn), một phần do bản thân ông có duyên tìm chất liệu đắt giá (các tam giác nhỏ). Không ai biết thực hư thế nào. Dù sao thì nó cũng là một sản phẩm tốt cả về nội dung và bố cục.

Josef Koudelka, Gypsies, Reclining man

Bố cục tam giác được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm của Koudelka, đặc biệt là thuộc dự án ảnh “Gypsy”.

Josef Koudelka / CZECHOSLOVAKIA. Slovakia. Rakusy. 1966. Gypsy. �
© Josef Koudelka / Magnum Photos / CZECHOSLOVAKIA. Slovakia. Rakusy. 1966. Gypsy.

Trong bức ảnh này, người đàn ông nằm trên giường cùng với một bức tranh và một đồng xu khá lớn. Tôi không rõ câu chuyện chính xác đằng sau bức ảnh này là gì, nhưng có vẻ như là các phiên bản già trẻ của cùng một người, hoặc các thế hệ cùng một dòng họ. Ý niệm từ đồng xu thì hơi mông lung, biểu tượng cho quyền lực chăng? Dù sao thì tôi vẫn khá yêu thích cách tạo dáng của người đàn ông này – biểu cảm lạnh lùng, tư thế khoan thai và ánh mắt kiêu hãnh.

koudelka3

Vậy, bức ảnh rốt cuộc có tận 3 chủ thể: người đàn ông thật, người đàn ông trong tranh, người đàn ông trên đồng xu lớn. 3 chủ thể này kết hợp với nhau tạo nên sự hài hòa, cân đối cho toàn ảnh.

miaodilac:

3 chủ thể đại diện cho 3 loại chất liệu và (có lẽ là) 3 tầm ảnh hưởng khác nhau: da thịt (được nhận biết), màu vẽ (được ghi nhớ), kim loại (được tôn thờ). Mình nghĩ ý niệm này làm nên sự đắt giá cho bức ảnh.

Alex Webb, Istanbul, Telephone booth

Alex Webb cũng là một chuyên gia trong việc sử dụng bố cục tam giác. Hãy tham khảo bức ảnh dưới đây – “Telephone booth”, trích từ dự án “Istanbul”:

alex webb1
© Alex Webb / Magnum Photos / TURKEY. Istanbul. 2001.

Trong bức ảnh này, Alex Webb tạo ra 3 lớp cảnh: người đàn ông trẻ tuổi bên phải gần nhất, người đàn ông trung niên phía xa giáp tường, và người lính gác xa nhất trên mái nhà. Kết hợp lại thành 3 đỉnh tam giác:

Note the 3 primary subjects in the shot, their depth in respect to one another- and the triangle unifying all of them.

3 chủ thể chính trong bức ảnh được ngăn chia theo độ sâu (xa) tính từ ống kính, và được liên kết nhờ bố cục tam giác. Sự phân cấp (nhưng liên kết) như vậy tạo ra điểm nhấn cho bức ảnh.

Alex Webb, Cuba, Woman and 3 dogs

Một bức ảnh khác của Alex Webb, mang đậm vẻ bí ẩn, về một người phụ nữ Cuba trên phố, với 3 con chó xung quanh (xét theo mặt phẳng ảnh):

alex webb3
© Alex Webb / Magnum Photos / CUBA. Matanzas. 2008.

Điều khiến tôi yêu thích bức ảnh này là tâm trạng và biểu cảm của người đàn bà đứng ở trung tâm – nhìn về xa xăm, bàn tay siết chặt và đặt ở nơi trái tim. Họa tiết caro trên chiếc áo bà ấy đang mặc cũng khiến cho kết cấu của ảnh trở nên thú vị hơn chút đỉnh.

Nhưng 3 con chó mới là cái đáng bàn ở đây. Bản thân chúng đã tạo nên một tam giác vô cùng thu hút rồi:

alex webb3-2

Thú vị hơn nữa là, chúng đều nhìn về các hướng khác nhau, tăng cảm giác căng thẳng và “đẩy” người đàn bà ra nhiều hướng.

All three dogs pulling opposite of one another- creating a tension for the woman in the middle.

Chúng khiến tôi liên tưởng đến thời La Mã cổ, khi mà người ta buộc phạm nhân vào dây chằng với 4 con ngựa rồi cho chúng chạy ra 4 phía (tứ mã phanh thây). Tôi cũng không chắc chắn về việc Alex Webb có chủ ý như vậy không, nhưng rõ ràng cái suy tưởng đó khó có thể cưỡng lại được.

miaodilac:

Ảnh này của Alex Webb nằm trong dự án thực hiện cùng Rebecca Norris Webb tại Cuba năm 2008. Xã hội Cuba lúc này là một mớ bòng bong, và người dân thì luôn chờ đợi những phép màu trong vô vọng. Đất nước này gắng gượng tiến lên xã hội chủ nghĩa và bỏ ngoài tai các cải cách kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Ô nhiễm môi trường, kinh tế trì trệ,… chẳng thể thấy nổi một cái biển quảng cáo thương mại nào trên phố, áp lực sinh tồn càng đè nặng lên đôi vai của người dân Cuba. Bức ảnh của Alex Webb mang rất nhiều hàm ý về gánh nặng ấy – thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người đàn bà, cũng như việc lựa chọn bố cục tận dụng hướng mắt của 3 con chó một cách rất khéo léo như vậy. Giống như là: Áp lực sắp xé toác con người nơi đây. Mình mạnh dạn có chút suy tưởng như vậy.

David Alan Harvey, Cuba, Street scene

Để minh chứng cho cái ý “tăng chuyển động trong bức ảnh”, thì bức ảnh sau đây của David Alan Harvey chắc chắn sẽ là một ví dụ tuyệt vời:

DAH1
© David Alan Harvey / Magnum Photos / CUBA. Trinidad. 1998. Street scene.

Ban đầu, nhìn sơ qua ảnh, thì sẽ thấy nó hơi đơn điệu. Bàn tay từ một góc ảnh chỉ sang con chó, và một cô bé đang chạy về phía người đang chỉ tay. Xét về phong cách minimal thì ảnh này cũng khá tuyệt đấy – đơn thuần là có 3 chủ thể trong ảnh thôi. Một lần nữa ta có thể tự xác định được 3 đỉnh tam giác bố cục của bức ảnh này như sau:

Note there are also 3 main subjects in this shot

Tuy nhiên, điều đắt giá hơn bố cục tam giác đơn thuần ấy chính là chuyển động nằm trong bức ảnh. Nói đến đây hẳn bạn đã nhận ra vấn đề rồi – bàn tay chỉ về phía con chó, đuôi con chó hướng về phía bé gái, bé gái chạy về phía người đang chỉ tay. Nó tạo ra một vòng lặp vô tận, cứ xoay vòng liên tục trong tâm trí.

Like a spinning wheel, the movement in this shot doesn't stop. It is alive

miaodilac:

Bức ảnh này của David Alan Harvey nhìn qua thì sơ sài, nhưng nhìn kỹ thì lại đầy đặn, chưa bàn về nội dung, thì nó đã khá đầy đặn về mặt kỹ thuật rồi. Hiếm có bức ảnh nào lại đạt đến cả 2 chức năng lớn của bố cục tam giác như thế này.

Kết lại

Các khối tam giác là hướng triển khai phổ biến về bố cục trong nhiếp ảnh đường phố. Dĩ nhiên bố cục tam giác thì sẽ cần đến 3 chủ thể, và điều bạn cần làm là sắp xếp, căn góc sao cho chúng cân bằng trong khuôn hình. Không cần nhất thiết phải là 3 người, mà có thể là bộ phận cơ thể, động vật, đồ vật,…

Không có gì quan trọng bằng việc tạo ra sự cân bằng và hài hòa trong khuôn hình của mình dù là sử dụng bố cục tam giác hay bất kỳ kỹ thuật nào đi chăng nữa.

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » Bố Cục Hình Tam Giác