9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Trong Nhiếp ảnh, Bạn Cần Biết? - VJShop
Bố cục là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên bức ảnh đẹp, có chiều sâu. Quy tắc về bố cục được đặt ra giúp chúng ta định hình chính xác đối tượng, sắp xếp và bố trí các yếu tố khác nhau cho phù hợp. Quy tắc này có thể áp dụng trong mọi tình huống mang đến những bức ảnh đẹp, cân đối và hài hòa, thu hút ánh nhìn của người xem. Nếu là người mới bắt đầu tìm hiểu về nhiếp ảnh, bạn nên nắm rõ những quy tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh để có thể sáng tạo những bức ảnh mang phong cách riêng.
Bố cục là gì?
Bố cục trong nhiếp ảnh được hiểu một cách đơn giản là cách sắp xếp các yếu tố, thành phần khung hình trong phạm vi giới hạn nào đó sao cho phù hợp ý tưởng hoặc nổi bật chủ thể hay mục tiêu cốt lõi của tác phẩm mà người chụp muốn truyền tải cho người xem.
Trên thực tế, bố cục nhiếp ảnh hoàn toàn không có quy chuẩn nhất định, nhưng việc đúc kết và tuân thủ của các thế hệ đi trước để lại những quy tắc bố cục đã áp dụng thành công làm tăng tính sáng tạo cho các nhiếp ảnh gia. Có những nguyên tắc bố cục nào nổi bật trong nhiếp ảnh? Cùng VJShop tìm hiểu chi tiết nhé!
Các bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh
Bố cục 1/3
Bố cục 1/3 là quy tắc cơ bản và phổ biến nhất trong nhiếp ảnh được nhiều người sử dụng khi chụp ảnh. Để có thể có được bức ảnh theo đúng quy tắc này bạn hãy tưởng tượng hình ảnh bạn định chụp được chia thành 9 phần bằng nhau bởi hai đường dọc và hai đường ngang. Sau đó, bạn ngắm sao cho cảnh dọc theo các đường này hoặc tại điểm mà hai đường giao nhau, như vậy là bạn đã có bức ảnh hoàn hảo theo quy tắc 1/3. Quy tắc này làm nổi bật và cân bằng đối tượng trong không gian và thời gian.
Khi bạn định vị chủ thể ở bố cục 1/3 giao lộ hoặc đường lưới, bức ảnh của bạn sẽ trở nên cân đối hơn. Các yếu tố chính của bạn tạo ra sự quan tâm trực quan đến một phần ba bố cục ảnh, đồng thời cân bằng không gian trống trong hai phần ba còn lại. Điều này trông tuyệt vời và nó phù hợp với người xem. Các bố cục bao gồm các yếu tố chính đập vào giữa khung hình thường tạo cảm giác nhàm chán nhưng với bố cục 1/3 tăng sự năng động , bức ảnh mang đến cho người xem nhìn thấy được chủ thể bức ảnh ở bên cạnh và thực hiện hành trình trực quan trong suốt phần còn lại của bức ảnh.
Bố cục cân bằng
Gần giống với quy tắc 1/3, quy tắc cân bằng mang đến sự hài hòa, cân đối cho bức ảnh. Nếu như quy tắc 1/3 đặt đối tượng chính ở 1/3 khung hình, điều này có thể để lại khoảng trống cho bức ảnh thì quy tắc cân bằng sẽ cân đối lại bức ảnh bằng cách đưa một đối tượng khác có tầm quan trọng thấp hơn để lấp đầy không gian.
Bố cục đường dẫn
Khi chúng ta nhìn vào một bức ảnh, theo tự nhiên mắt sẽ nhìn theo các đường thẳng. Như vậy, khi chụp ảnh, bạn có thể đặt những đường thẳng trong bố cục của mình. Những đường dẫn này sẽ hướng mắt người xem đến đối tượng. Có nhiều loại đường khác nhau - thẳng, chéo, cong, ngoằn ngoèo, xuyên tâm,... tùy thuộc vào không gian và các loại đường mà bạn sử dụng để nâng cao bố cục ảnh. Bạn có thể tham khảo thêm cách chụp bố cục đường dẫn trong bài viết: Bố Cục Đường Dẫn Là Gì? Cách chụp bố cục đường dẫn đẹp.
Bố cục chụp ảnh đối xứng
Đây cũng là một trong những quy tắc được nhiều người áp dụng để có bức hình hoàn hảo. Quy tắc này hướng đến sự hài hòa, giảm thiểu sự tương phản giữa kích thước, hình dạng và màu sắc để làm nổi bật đối tượng trung tâm. Chụp ảnh theo quy tắc này, bạn cần đứng chính giữa hay đối diện đối tượng, giữ máy ảnh song song với đối tượng và căn chính xác đối tượng trung tâm theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Ở quy tắc này, đôi khi sự phản chiếu của đối tượng chụp qua gương hay mặt nước chính là một ví dụ điển hình của quy tắc đối xứng.
Bố cục đóng khung chủ thể
Sử dụng khung trong bức hình của bạn là cách tốt nhất để tạo chiều sâu cho cảnh vật nhằm thu hút sự chú ý đến một khu vực hay đối tượng cụ thể trong ảnh. Khung của bạn có thể là cây cầu, mái vòm và hàng rào hay cành cây,... Đặt đối tượng vào trong khung hình sẽ làm nổi bật đối tượng, ẩn đi những cảnh vật không mong muốn, thu hút ánh nhìn trực tiếp vào chủ thể và tạo ra chiều sâu cho bức hình.
Bố cục nhiếp ảnh tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng (Golden Ratio) được sử dụng trong các bức hình có bố cục tương đối đơn giản để người xem tập trung vào đối tượng mà không bị chi phối bởi các yếu tố khác trong bức ảnh. Tỷ lệ vàng bao gồm một đường xoắn ốc hướng mắt người xem đến đối tượng. Tương tự như quy tắc 1/3, ở quy tắc này, đối tượng trung tâm sẽ nằm trong vòng tròn xoắn nhỏ nhất của xoắn ốc và các đối tượng nằm bên ngoài chính là phông nền.
Bố cục tiền ảnh
Tiền cảnh là những cảnh vật, chủ thể gần nhất, rõ nét nhất đối với người quan sát. Chụp ảnh theo quy tắc tiền cảnh là cách tuyệt vời để tạo chiều sâu cho bức ảnh. Những bức ảnh chụp thiên nhiên thường là ảnh 2D, nếu sử dụng yếu tố tiền cảnh trong lúc chụp sẽ tạo ra bức ảnh gần giống với ảnh 3D mang đến sự chân thực cho người xem. Kĩ thuật chụp ảnh này phù hợp với những ống kính góc rộng.
Bố cục tam giác
Mắt của chúng ta luôn bị thu hút bởi những hình khối, đặc biệt là hình tam giác. Mỗi cạnh của hình tam giác là một đường dẫn, hướng mắt người xem đến đối tượng. Hình khối này khi kết hợp với các đường dẫn và các hình tam giác ẩn trong cảnh vật sẽ tạo nên sự kịch tính cho bức ảnh. Nếu như ở quy tắc 1/3, đối tượng được đặt ở 1/3 khung hình thì ở quy tắc này, bạn cần phải tính toán các đường dẫn, đường phân chia, điểm trọng tâm,... sao cho làm nổi bật nên đối tượng bạn muốn hướng tới.
Bố cục chụp ảnh số lẻ
Trong nhiếp ảnh, quy tắc số lẻ được áp dụng tương đối nhiều tạo ra bố cục thú vị, thu hút ánh mắt người nhìn hơn là số chẵn bởi khi nhìn vào bức ảnh số chẵn, người xem khó có thể xác định chính xác đâu mà đối tượng chính. Điều này sẽ khiến cho bức ảnh trở nên nhàm chán, tẻ nhạt. Với quy tắc số lẻ, thông thường bức ảnh sẽ có 3 đối tượng bao gồm một đối tượng chính và hai đối tượng phụ, bạn có thể sắp xếp thành một đường thẳng hoặc tam giác. Chụp ảnh theo quy tắc này sẽ giúp bức ảnh của bạn có điểm nhấn mang lại cảm giác tự nhiên và dễ nhìn hơn.
Lời kết
Điều cuối cùng mà VJShop muốn gửi tới mọi người đó là "Nghệ thuật là sự sáng tạo, mọi quy tắc đều có thể bị phá vỡ". Mục đích thực sự là khơi dậy được cảm xúc trong lòng người xem. Những quy tắc về bố cục nhiếp ảnh trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng bạn có thể lựa chọn và ứng dụng nó để tạo ra những bức ảnh độc đáo. Hãy tự tin thể hiện tài năng của mình!
Từ khóa » Bố Cục Hình Tam Giác
-
Những Điểm Cơ Bản Về Bố Cục (2): Các Đối Tượng Chính Và Phụ
-
Bố Cục Tam Giác Vàng - Bố Cục Dẫn Cái Nhìn Của Người Xem ảnh
-
Bố Cục Hình Tháp (bố Cục Tam Giác) - Bố Cục Của Sự Vững Chắc ổn định
-
Bố Cục #1: Hình Tam Giác
-
Cách Sắp Xếp Bố Cục Hình Trong Trang Trí Màu Hình Chữ Nhật ...
-
Bố Cụ Tam Giác Vàng Trong Chụp ảnh Flatlay | Thức ăn, Nhiếp ảnh ...
-
[BỐ CỤC TAM GIÁC ỨNG DỤNG TRONG SẢN PHẨM TRUYỀN ...
-
Bố Cục Tam Giác Trong ảnh đường Phố Của Nhiếp ảnh Gia Magnum
-
Bố Cục Tam Giác Vàng Trong Chụp ảnh - Tập Chụp ảnh P5 - YouTube
-
19 Kỹ Thuật Bố Cục ảnh Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
-
9 Quy Tắc Cơ Bản Về Bố Cục Nhiếp ảnh để Có được Bức ảnh đẹp
-
Bố Cục – Nguyên Tắc Vàng P.1
-
Nghệ Thuật Bố Cục (Phần 1) - Mỹ Thuật MS
-
20 Kỹ Thuật Bố Cục Kinh điển Từ Nhiếp ảnh Gia Chuyên Nghiệp
-
Bố Cục Tạo Hình, Bố Cục Màu Sắc - Mỹ Thuật ARC Ha Noi
-
ThienNuBangNhi | Cách Sắp Xếp Bố Cục Hình Trong Trang Trí Màu ...