20 Thuật Ngữ Về Cafe Mà Barista Du Học Sinh Phải Biết (phần 2)
Có thể bạn quan tâm
Tiếp theo nội dung của phần 1 bài viết, ở bài viết này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về những thuật ngữ mà các barista du học sinh cần phải biết. Những thuật ngữ này sẽ giúp bạn không bị bỡ ngỡ khi bắt đầu công việc ở quán cà phê.
Ice blended
Ice blended là tên gọi các loại đồ uống đá xay. Ice blended thường có vị béo, ngọt thường kết hợp với hương vani, chocolate, trái cây hoặc soda. Các barista du học sinh thường sử dụng các loại bánh cookies để tạo ra một ly ice blended hấp dẫn. Có các loại ice blended phổ biến là cà phê, mocha, vani, caramel, cookies, fruit, frappuccino, matcha… Thông thường, trên mặt mỗi ly ice blended sẽ có một lớp kem được thêm vào khéo léo, điểm thêm một số đồ trang trí như chocolate, syrup, trái cây…
Gelato
Gelato là tên gọi chung của các dòng kem cao cấp đến từ Ý, có giá trị cao hơn hẳn so với nhiều dòng kem khác nhờ hình thức bắt mắt, hương vị thơm ngon và tốt cho sức khỏe. Gelato thường được múc thành các viên tròn, bày ra đĩa và trang trí hàng trăm kiểu khác nhau, rất được mọi người yêu thích. Thường thì barista du học sinh không cần phải phụ trách món này nhưng bạn vẫn nên học cách múc kem để phòng trường hợp được yêu cầu.
Matcha
Matcha là bột trà xanh, có hương vị dễ chịu của trà đồng thời thơm ngát hương. Bột matcha được dùng để chế biến hàng trăm loại đồ ăn và đồ uống khác nhau, trong đó phải kể đến matcha đá xay, kem matcha, bánh matcha… Barista du học sinh cần phải học cách phân biệt các loại matcha. Matcha có xuất sứ từ Nhật Bản là loại cao cấp và có giá cao nhất, hơn nhiều so với matcha Trung Quốc hay một số loại khác.
Syrup
Syrup là tên tiếng anh của “si-rô” – loại nước dùng tăng thêm hương vị cho đồ uống. Trên thế giới có nhiều hãng sản xuất syrup khác nhau, với hàng chục triệu chai mỗi năm đủ các loại hương vị. Nổi tiếng nhât có lẽ là hãng Shott của New Zealand. Syrup của hãng này có hương vị trái câu đậm đặc và đa dạng, phong phú. Rất nhiều các barista du học sinh cũng như chủ quán cà phê chọn dòng sản phẩm này cho các đồ uống của mình.
Topping
Topping là các loại nguyên liệu cho thêm vào đồ uống, đồ ăn. Topping vô cùng đa dạng, có thể kể đến topping trên bề mặt đồ uống hoặc các loại nguyên liệu đi kèm như trân châu, pudding, thạch… Topping làm tăng thêm hương vị và sức hấp dẫn của đồ uống nên cần lưu ý chọn topping phù hợp với đồ uống của bạn.
Whipping cream
Whipping cream là kem béo hãy gọi là kem bông tuyết. Loại kem này trắng và có độ mềm, bông xốp đặc trưng. Người ta dùng kem whipping để trang trí đồ đá xay hoặc bánh kem. Có các loại kem whipping đóng hộp, đóng chai hoặc bình xịt.
Pump
Pump là dụng cụ để lấy được hương liệu từ các chai đựng loại cao, dài. Pump rất tiện lợi khi dùng cho các loại nước đường hay syrup.
Tamper
Tamper là dụng cụ các barista du học sinh hay dùng để pha chế cà phê máy. Temper thường có chuôi bạc hoặc chuôi kim loại, dùng nén bột cà phê sao cho bề mặt mịn và cân bằng nhất, chuẩn bị cho quá trình chiết sản phẩm. Để học được cách dùng temper đúng và hiệu quả nhất, bạn có thể tham gia khóa học barista du học để được hướng dẫn chi tiết.
Menu
Menu thì chắc là ai cũng biết nhưng để có một menu tốt, bạn cần phải đảm bảo 3 yếu tố sau: dễ sử dụng, đẹp mắt và truyền tải được style riêng của quán cà phê. Một menu tốt chắc chắn sẽ là “điểm cộng” đầu tiên mà khách hàng dành cho quán cà phê của bạn.
Clean – cà phê sạch
Đây là loại cà phê nguyên chất, không pha tạp. Trước đây cà phê thường bị trộn với một số loại nguyên liệu như đỗ tương để tăng khối lượng, giảm giá thành sản phẩm. Việc này dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Xu hướng cà phê sạch hướng tới những sản phẩm nguyên chất, mang đến trải nghiệm cà phê ngon hơn, tốt cho người uống. Một barista du học sinh cần phải tìm hiểu được sản phẩm cà phê sạch để phục vụ cho khách hàng của mình.
Hy vọng những kiến thức về các thuật ngữ mà chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành cà phê đang hết sức phát triển hiện nay, đồng thời giúp ích cho công việc barista du học sinh mà bạn đang muốn theo đuổi. Chúc các bạn thành công.
Từ khóa » đá Xay In English
-
Cách Pha Chế Đồ Uống Đá Xay (Ice Blended) - Hội Đầu Bếp Á Âu
-
Đá Xay In English With Contextual Examples - MyMemory - Translation
-
Cà Phê đá Xay Tiếng Anh Là Gì
-
"đá Xay" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Glosbe - đá Xây In English - Vietnamese-English Dictionary
-
ĐÁ XÂY DỰNG In English Translation - Tr-ex
-
ICE BLENDED In Vietnamese Translation - Tr-ex
-
Nghĩa Của Từ : đá Xây | Vietnamese Translation
-
ĐÁ XÂY DỰNG Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Top 15 đá Xây Dựng Tiếng Anh Là Gì
-
Translation Of đá Xây From Latin Into English - LingQ
-
Cookie Kem đá Xay - Bricoffee Tea - English Coffee - WebReview.VN
-
Picture Of Tron Ca Phe, Da Nang - Trôn's Ice Blended - TripAdvisor
-
Đá Xay - PJ's Coffee Vietnam
-
Fruit Jelly - Gong Cha Vietnam