22 Hình ảnh Nứt Gót Chân ở Người Lớn Và Trẻ Em

  22 Hình ảnh nứt gót chân ở người lớn và trẻ em là những thông tin trực quang nhất về tình trạng nứt gót chân và những tổn hại mà chúng để lại cho người bệnh.

  Nứt gót chân không chỉ gây ra những ảnh hưởng về vẻ ngoài ở đôi chân, mà những cơn đau ngứa diễn ra tại đây cũng gây ra không ít phiền toái đến cuộc sống sinh hoạt cũng như đi lại. Vậy trước khi tìm hiểu về chủ đề này, trước hết chúng ta hãy cùng điểm qua một vài nguyên nhân điển hình dẫn đến tình trạng nứt gót chân để từ đó rút ra được các phương pháp cải thiện cũng như phòng ngừa chúng hiệu quả.

Nứt gót chân là gì và nguyên nhân do đâu?

  Đây là một biểu hiện bất lợi ở ngoài da, chúng hay diễn ra ở những đối tượng có thể trạng da ít dầu và thường dễ tiến triển nặng hơn khi bước vào mùa lạnh.

  Điều này sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn và nấm bệnh xâm nhập, từ đó khiến cho các phản ứng nứt, bong tróc da và rỉ máu trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi thế, nhiều trường hợp dù có dấu hiệu dần cải thiện sau lần điều trị đầu tiên, nhưng bệnh có thể nhanh chóng phát sinh trở lại bởi việc lành các vết nứt có thể phải mất từ vài ngày cho đến vài tuần.

  Nguyên nhân khiến cho tình trạng này khởi phát hết sức là đa dạng. Nhưng cũng có thể gói gọn trong 3 nhân tố chính là bệnh tật, áp lực quá mức đặt về phía gót chân trong thời gian dài và thiếu độ ẩm ở da.

  Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số yếu tố tham gia góp phần vào tình trạng mà có thể kể đến như:

  • Chế độ ăn uống có phần thiếu hụt những dưỡng chất cần thiết;
  • Gặp phải những bệnh lý mãn tính như tiểu đường, béo phì hoặc bệnh ngoài da như chàm, nấm chân…
  • Làm việc trong môi trường đòi hỏi thời gian đi lại dài, môi trường tiếp xúc với bề mặt chân quá gồ ghề, thô ráp;
  • Mang giày dép không phù hợp với cỡ chân - đây cũng là một yếu tố ít có ai để ý đến nên rất dễ bỏ qua.

22 Hình ảnh nứt gót chân ở người lớn và trẻ em

  Những yếu tố đề cập trên chỉ góp phần gia tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này. Bởi phần lớn trường hợp xảy ra chủ yếu là bắt nguồn từ yếu tố cơ địa và bị mắc bệnh tật. Do đó, tình trạng nứt gót chân có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó có cả người lớn và trẻ em. Để kịp thời xử lý và phòng ngừa trước khi bệnh nghiêm trọng, người dân có thể nhận biết bệnh thông qua các dấu hiệu sau đây:

  ➠ Da bắt đầu có biểu hiện ngứa và bong ra ở phần gót chân;

  ➠ Các vết nứt bắt đầu hình thành và ăn sâu, gây đau rát;

  ➠ Nghiêm trọng hơn, khi vết nứt trở nên rỉ máu hoặc chảy mủ khiến cho vi khuẩn có cơ hội “gia nhập” và hủy hoại đôi chân của bạn;

  Nhìn chung, khi người dân nhận thấy bản thân có dấu hiệu bị nứt gót chân thì nên nhanh chóng tìm cách hạn chế bằng cách tránh xa nhân tố gây bệnh như đã đề cập ở trên, đồng thời không quên tìm đến sự giúp đỡ từ các cơ sở chuyên khoa da liễu như Nam Việt. Tại đây, người bệnh sẽ được huống dẫn về các thao tác chăm sóc da đúng cách và kê đơn thuốc điều trị phù hợp với tình trạng. Hơn nữa, người bệnh cũng có thể được nhắc nhở về việc tìm mua một bộ dụng cụ bảo hộ gót chân cũng như trao đổi về một chế độ ăn uống khoa học nhằm giúp bệnh tình được cải thiện hiệu quả.

Cách phòng ngừa và hạn chế tình trạng nứt gót chân

  Việc chủ động đi thăm khám chính là giải pháp tốt nhất giúp cho người bệnh nhanh chóng giải quyết và khắc phục tình trạng nứt gót chân ngay từ giai đoạn sớm. Bên cạnh đó, người dân có thể tham khảo những cách làm dưới đây để điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và có được hướng phòng ngừa bệnh tái phát một cách hữu hiệu:

  ✎Uống nhiều nước;

  ✎Hạn chế giữ nguyên tư thế hoặc ngồi khoanh chân trong thời gian dài;

  ✎Bôi kem dưỡng vào chân vào mỗi buổi tối, có thể áp dụng thêm vớ chân để gia tăng hiệu quả giữ ẩm;

  ✎Kiểm tra tình trạng chân mỗi ngày, nhất là với những trường hợp bị mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh lý khác gây khô da;

  ✎Hạn chế dùng xà phòng để rửa chân, bởi các thành phần tạo nên chúng có thể làm cho chân bị khô và dễ nứt hơn. Thay vào đó, người dân nên ứng dụng nguồn nhiên liệu lấy từ thiên nhiên để ngâm chân như cánh hoa hồng, sả, gừng hoặc cũng có thể dùng tinh dầu thảo dược.

  ✎Thói quen rửa chân mỗi ngày là rất tốt, nhưng điều lưu ý ở đây là không nên chà xát chân quá kỹ, điều này sẽ làm bào mòn lớp da tại đây và khiến chúng dễ bị tổn hại.

  ✎Dùng dụng cụ hỗ trợ: Mang đệm lót giày vào phần gót để giúp chia đều trọng lượng cơ thể về phía chân, có thể tham khảo các loại vớ có đệm đã qua kiểm nghiệm hoặc dùng các loại miếng lót silicon nhằm mục đích giữ ẩm và mang đến tác dụng đệm gót chân để khiến nơi đây không bị giãn nở.

  ✎Dùng đá bọt sau khi tắm nhằm hạn chế tình trạng dày lên quá mức ở vùng gót chân. Tuy nhiên, với những đối tượng bị tiểu đường hoặc mắc bệnh lý thần kinh ngoại biên thì không nên thực hiện hành vi này bởi chúng có thể vô tình gây ra vết thương và gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.

  Hy vọng những chia sẻ trên về bài viết 22 Hình ảnh nứt gót chân ở người lớn và trẻ em đã giúp mọi người có thêm được nhiều kiến thức hữu ích về tình trạng.

  Nếu còn có thắc mắc nào khác, hoặc có nhu cầu hẹn lịch khám tại Nam Việt, mọi người vui lòng gửi thông tin vào KHUNG CHAT hoặc gọi vào số HOTLINE để được hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA NAM VIỆT​

(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)

Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515

Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<

https://suckhoedoisong24h.webflow.io/

Từ khóa » Hình ảnh Gót Chân Bị Nứt Nẻ