Vì Sao Bị Nứt Gót Chân? 6 Nguyên Nhân Nứt Gót Chân Và Cách Chữa Trị

Nhiều người cho rằng nguyên nhân bị nứt gót chân là do cơ thể bị mất nước hoặc thiếu độ ẩm ở vùng da gót chân. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân gây nứt gót chân có thể đến từ những yếu tố khác.

Tại sao chân bị nứt nẻ? Hello Bacsi sẽ giúp bạn “điểm mặt” 6 lý do tại sao bị nứt gót gân và chỉ cách chữa trị đơn giản.

1. Nguyên nhân bị nứt gót chân: Thừa cân hoặc béo phì

Bàn chân của bạn nâng đỡ trọng lượng của toàn bộ cơ thể. Vì thế, tình trạng dư cân hoặc béo phì sẽ làm tăng áp lực cho cả bàn chân và lớp mỡ dưới gót chân. Khi đó, gót chân của bạn buộc phải mở rộng hơn để hỗ trợ chức năng nâng đỡ gây ra tình trạng nứt gót chân.

Để khắc phục nứt gót chân do thừa cân hoặc béo phì, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Điều này không những giúp bạn hạn chế khả năng bị nứt gót chân mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe thể chất và thẩm mỹ.

2. Tại sao bị nứt gót chân? do thiếu vitamin

Nứt gót chân thiếu vitamin gì? Nếu không được cung cấp đủ vitamin và các loại khoáng chất cần thiết, làn da của bạn (bao gồm phần da dưới gót chân) sẽ bị khô và dễ bị bong tróc. Để không gặp phải nguyên nhân nứt gót chân này, bạn hãy tích cực bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin A, B3, C,E, kẽm và axit béo omega-3 vào chế độ ăn uống hằng ngày.

3. Nguyên nhân bị nứt gót chân: chọn giày không phù hợp

Vì sao bị nứt gót chân? Nguyên nhân nứt gót chân có thể là do bạn chọn giày dép chưa phù hợp.

Dép xỏ ngón, giày cao gót hở phần gót chân khiến lớp mỡ ở gót chân của bạn phải giãn nở rộng ra để cân bằng trọng lượng cơ thể. Điều này làm tăng khả năng xảy ra nguyên nhân bị nứt gót chân.

Dù giày cao gót là nguyên nhân khiến gót chân bị nứt nẻ nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải hoàn toàn từ bỏ sở thích đi giày cao gót. Thay vì chọn những đôi giày cao hở gót chân, bạn hãy chọn những đôi giày có gót chân kín với kích cỡ phù hợp để bảo vệ gót chân.

4. Vì sao gót chân nứt nẻ? Đứng quá lâu

bị nứt gót chân

Vì sao gót chân nứt nẻ? Đứng quá lâu trong một khoảng thời gian, đặc biệt là trên sàn cứng hoặc gỗ sẽ làm tăng thêm áp lực cho bàn chân và gót chân của bạn. Không những thế, điều này còn gây căng thẳng cho toàn bộ vùng da ở khu vực này.

Để tránh khỏi nguyên nhân bị nứt gót chân này, bạn hãy cố gắng đừng đứng quá lâu. Nếu tính chất công việc đòi hỏi bạn phải đứng, hãy thực hiện một số bài tập đơn giản để phân phối lại áp lực cho bàn chân và gót chân.

Hãy đọc thêm: 7 bài tập cho đôi chân săn chắc

5. Thói quen tắm sai cũng là một trong những nguyên nhân bị nứt gót chân

bị nứt gót chân do tắm sai cách

Tắm lâu, tắm với nước quá nóng hoặc thường xuyên tắm nhiều lần trong ngày không phải là thói quen tốt cho gót chân của bạn. Điều này khiến cho lớp dầu tự nhiên trên da bị mất đi khiến nó khô hoặc sần sùi. Bên cạnh đó, các loại xà phòng hoặc chất tẩy rửa có hoạt tính mạnh được sử dụng trong lúc bạn tắm cũng góp phần làm hỏng “hàng rào” bảo vệ tự nhiên của da, gây nứt da chân hoặc nứt nẻ da ở những bộ phận cơ thể khác.

Để tránh khỏi nguyên nhân này, bạn hãy luôn sử dụng nước ấm khi tắm. Ngoài ra, bạn hãy giới hạn thời gian cho mỗi lần tắm. Khoảng thời gian lý tưởng là từ 15-30 phút để tránh làm mất độ ẩm cho da. Sau đó, bạn hãy nhớ lau khô và bôi kem dưỡng ẩm cho gót chân.

Ngoài ra, bạn hãy hạn chế sử dụng các loại xà phòng hoặc sản phẩm chăm sóc da có tính tẩy rửa mạnh.

6. Chân bị nứt nẻ là bệnh gì? Yếu tố mãn kinh

bị nứt gót chân

Nhiều người trung niên lo lắng vì không biết chân bị nứt nẻ là bệnh gì hoặc bị nứt gót chân là thiếu chất gì? Phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh có thể mắc phải chứng dày sừng quang hóa (keratoderma). Tình trạng này có thể khiến bạn bị nứt da ở chân và các bộ phận khác của cơ thể.

Để đối phó với tình trạng gót chân bị khô nứ nẻ, bạn hãy thử bôi thuốc mỡ estrogen cho gót chân. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Cách ngâm chân để tránh bị nứt gót chân

bị nứt gót chân

Thường xuyên ngâm chân với các nguyên liệu tự nhiên có thể giúp bạn khắc phục tình trạng bị nứt gót chân.

Ngâm chân bằng hỗn hợp nước pha loãng với listerine có thể làm mềm phần da chết trên gót chân để giúp bạn dễ dàng tẩy sạch chúng. Listerine cũng là một chất khử trùng thân thiện với da nhờ các phytochemical và thymole có tính chất gần giống với tinh dầu bạc hà. Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng đẩy lùi các nguyên nhân gây nứt gót chân và giữ gìn độ mềm mại cho da.

Chuẩn bị:

  • 1 cốc listerine
  • 1 cốc giấm trắng
  • 2 cốc nước đủ để làm ngập chân

Thực hiện:

  • Bạn pha đều nước, listerine và giấm trắng vào trong chậu đủ rộng để chứa 2 bàn chân.
  • Đặt chân vào chậu chứa hỗn hợp và ngâm trong khoảng 15 phút.
  • Lấy chân ra, chà nhẹ gót chân bằng đá bọt.
  • Rửa lại chân bằng nước ấm, lau khô chân bằng khăn vải mềm rồi thoa kem dưỡng ẩm vào gót chân.

Bị nứt gót chân không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Song nếu bị nặng, bạn có thể bị đau nhức vào những thời điểm có thời tiết hanh, khô hoặc lạnh. Việc xác định đúng nguyên nhân nứt gót chân sẽ giúp bạn tìm được cách khắc phục phù hợp để bảo vệ gót chân và đảm bảo thẩm mỹ cho đôi chân.

Từ khóa » Hình ảnh Gót Chân Bị Nứt Nẻ