24 đề 24 (thảo 15) Image Marked - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- THPT Quốc Gia >>
- Ngữ Văn
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.6 KB, 9 trang )
ĐỀ THI THỬ THPT SỐ 24 – (THẢO 15)THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA NĂM 2020PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích dưới đây:Con mèo nằm thản nhiêntrong mảnh thảm nhung góc nhàNó bị xích như xích chóThức ăn phục vụ tại chỗThấy chuột tôi thả mèo raMèo nhìn chuột dửng dung, lạnh lùngRồi lại nằm khoèo trên mảnh thảm nhunggối đầu lên cái xích…(Trích Con mèo – Trần Nhuận Minh)Thực hiện các yêu cầu:Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 2. Các từ dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo thể hiện điều gì?Câu 3. Nêu nội dung của đoạn thơ trên.Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ Con mèo của Trần Nhuận Minh đã lên tiếng cảnhbáo về một thế hệ thích sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động. Anh/chị có đồng tình với ý kiếntrên không? Vì sao?PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bàysuy nghĩ về tác hại của lối sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ động.Câu 2 (5,0 điểm)Cảm nhận về đoạn trích sau:“Mình đi, có nhớ những ngàyMưa nguồn suối lũ, những mây cùng mùMình về có nhớ chiến khuMiếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?Mình về, rừng núi nhớ aiTrám bùi đê rụng, măng mai để già.Mình đi, có nhớ những nhàHắt hiu lau xám, đậm đà lòng sonMình về, có nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt MinhMình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)ĐỊNH HƯỚNG RA ĐỀ:- Mức độ: Trung bình- Nhận xét: Đề đảm bảo kiến thức cơ bản, và không có kiến thức trong nội dung tinhgiản mà Bộ mới công bố ngày 31.3.2020. Đề không khó, vừa sức với học sinh, học sinhtrung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên để đạt mứcđiểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghịluận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.Phần Đọc hiểu trong đề thi minh hoạ THPT quốc gia năm 2020 sử dụng ngữ liệu nằmngoài sách giáo khoa, gồm một đoạn trích dẫn cho trước và 4 câu hỏi. Đặc biệt ở câu 3, 4đòi hỏi người làm bài phải hiểu sâu sắc đoạn văn, câu trích dẫn thì bài làm mới hay, hiểuđúng vấn đề mà đoạn trích truyền tải.Ở câu nghị luận văn học, nội dung câu hỏi nằm ở phần kiến thức chương trình lớp 12,không ra vào phần nội dung tinh giản của Bộ GDĐT.PHẦNĐọc hiểuLàm vănCÂU123412MA TRẬNCẤP ĐỘ NHẬN THỨCNhận biếtThông hiểuVận dụngXxxxVận dụng caoxxPHẦNICÂU1234HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾTNỘI DUNGĐỌC HIỂUPhương thức biểu đạt chính: miêu tảCách dùng các từ dửng dưng, lạnh lùng, nằm khoèo thểhiện:+ Thái độ không quan tâm của con mèo đối với loại thức ăntự nhiên (là chuột) mà chúng yêu thích.+ Đây là hành động trái với bản năng động vật của chúng+ Gây sự tò mò cho người đọc, khiến độc giả đi tìm lí docho thái độ ấy.Nội dung:- Miêu tả hình ảnh con mèo được nuôi đầy đủ về vậtchất nên lâu ngày đánh mất bản năng sinh tồn của động vật,thấy chuột cũng không muốn bắt.- Từ đó, muốn nói tới lối sống hưởng thụ, ỷ lại, bị phụthuộc và không biết đấu tranh, phản kháng.HS trả lời theo quan điểm cá nhân và có lí giải hợp lí.- Đồng tình/ không đồng tình- Lí lẽ thuyết phụcĐIỂM3,00,51,00,50,50,5II1LÀM VĂNHãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩvề tác hại của lối sống hưởng thụ, ỷ lại, thụ độngYêu cầu chung- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòihỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xãhội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ vàchính kiến của mình để làm bài.-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưngphải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiếncủa mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc,phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.Yêu cầu cụ thểHình thức:Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả,dùng từ, đặt câu,...Nội dung.a. Nêu vấn đề cần nghị luận: tác hại của lối sốnghưởng thụ, ỷ lại, thụ động.b. Giải thích:- Sống hưởng thụ,ỷ lại, thụ động là tự bản thân khôngcó ý thức trách nhiệm, không cố gắng trong cuộc sống màdựa dẫm, trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác mộtcách thái quá.- Lối sống này cần phê phán, có tác hại đối với mỗi cánhân và sự phát triển của xã hội.c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyếtphục. Có thể tham khảo các ý sau:- Người sống hưởng thụ ỷ lại, thụ động quen dựa dẫmthường lười lao động, suy nghĩ, tư duy, thiếu năng lực đưara quyết định trong những hoàn cảnh cần thiết. Từ đó, họkhông làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không cósáng tạo,... dễ gặp thất bại trong mọi việc.- Họ trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.- Tương lai của đất nước không thể phát triển tốt đẹp nếunhững chủ nhân tương lai của đất nước đều lười biếng, ỷ lạinhư vậy.=> Đó là quan niệm sống lệch lạc.- HS lấy dẫn chứng xác thực.7,02,00,250,250,51,0d. Bài học nhận thức và hành động:2abc- Thế hệ trẻ cần học cách tự đứng trên đôi chân củamình, không được tự biến mình thành cây tầm gửi trongcuộc sống.Cần tích cực rèn luyện, trau dồi kiến thức, kỹ năngsống thật tốt để luôn là người có bản lĩnh, có chính kiến vàchủ động đưa ra những quyết định tỉnh táo, sáng suốt trongmọi việc.Cảm nhận về đoạn trích trong Việt Bắc – Tố HữuYêu cầu chung:- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học,đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm vănhọc, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năngcảm thụ văn chương để làm bài.. .-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cáchkhác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, khôngđược thoát li văn bản tác phẩm.Yêu cầu cụ thểĐầy đủ bố cục 3 phần:Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận:Kết bài: Khẳng định lại vấn đềKhái quát về tác giả, tác phẩm Tác giả:- Tố Hữu là một trong nhà lá cờ đầu của nền văn nghệcách mạng Việt Nam.- Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùngcon đường cách mạng của cả dân tộc.- Phong cách thơ ông chính là sự hòa quyện giữa nộidung trữ tình chính trị, khuynh hướng sử thi và cảm hứnglãng mạn và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tính dân tộc Tác phẩm:- Bài thơ được sáng tác tháng 10 năm 1954. Đây làkhúc giao thời của lịch sử: cuộc kháng chiến chống Pháp đãkết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, các cơquan Trung Ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khuViệt Bắc để trở về Hà Nội.Khái quát chung về đoạn thơ+ Đoạn thơ gợi lại những kỉ niệm sâu nặng về nhữngngày xây dựng chiến khu gian khổ và thắm thiết nghĩa tình,0,255,00,250,250,250,25dqua đó bày tỏ tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng đốivới quê hương cách mạng, với nhân dân, với đất nước.+ Đọan thơ là sự tiếp nối cảm xúc chia ly "Cầm tay nhaubiết nói gì hôm nay " thật bồn chồn, da diết ở những câu thơđầu. Trong hoàn cảnh chia ly, nỗi buồn của kẻ ở, người điđều dâng trào nhưng người ở lại bao giờ cũng nhạy cảm hơnvới hoàn cảnh đổi thay cho nên nhà thơ đã để cho người ởlại gợi nhắc kỉ niệm về những ngày xây dựng chiến khugian khổ mà thắm thiết nghĩa tìnhCảm nhận đoạn trích3,0- Cặp đại từ nhân xưng mình-ta: mang đến âm điệu ngọt 0,25ngào, giống như câu ca dao giao duyên ý nhị mà tình tứ củađôi trai gái yêu nhau:Mình nhớ ta như cà nhớ muốiTa nhớ mình như cuội nhớ trăng-> dùng những từ ngữ nói về tình cảm riêng tư, đôi lứa đểthể hiện tình cảm cách mạng, Tố Hữu đã đem đến một giátrị mới: vẫn là mình – ta nhưng lại thể hiện tình cảm biết ơnsâu nặng với kháng chiến, với đồng bào chiến khu, sự thủychung son sắt của nhân dân Việt Bắc với cách mạng.- Sự lặp lại những từ ngữ mình đi – mình về ở đoạn thơ nàycòn tạo nên nhạc điệu quyến luyến, quấn quýt của kẻ ởngười đi với biết bao kỉ niệm nhớ thương chất chồng.1,0 Câu 1, 2, 3, 4:- Từ nhớ được lặp lại cũng góp phần tạo nên giai điệuđặc biệt cho đoạn thơ so với toàn bài. Trong đoạn thơ nàytừ nhớ xuất hiện với mức độ đậm đặc (7/12 câu thơ) gợi nênmột trời nhớ thương, hoài niệm. Nỗi nhớ ấy không hề đơnđiệu và được nhân lên ở nhiều cung bậc khác nhau theo sựtiến triển của dòng cảm xúc.+ Nếu như ở những câu đầu nỗi nhớ còn dàn trải theo thờigian (nhớ những ngày), lan tỏa trong không gian (nhớ chiếnkhu), thì đến những câu cuối của đoạn thơ nỗi nhớ đã trởnên thân thiết, bình dị, gần gũi (nhớ những nhà) và lắng lạitrong tâm hồn (mình lại nhớ mình)+ Trong nỗi nhớ ấy nhà thơ đã giúp ta sống lại những ngàyđầu xây dựng chiến khu với biết bao khó khăn, gian khổ.- Để cho người Việt Bắc hỏi: vừa là những băn khoăn,đồng thời muốn khơi gợi lại những kỉ niệm của những ngàychiến đấu gian khó.+ Những thành ngữ: mưa nguồn suối lũ, những mây cùngmù được Tố Hữu sử dụng đã làm sống dậy những ngày đầugian khổ, cùng nhau chịu đựng, vượt qua bao thử thách củathiên nhiên khắc nghiệt. Trong cái dữ dội của gió núi, mưangàn nghĩa tình của con người càng thêm bền chặt.- Những hình ảnh: miếng cơm chấm muối là một chi tiếtthực gợi về sự thiếu thốn, gian khổ của con người trongkháng chiến, trong khó khăn.- Hình ảnh hoán dụ “mối thù nặng vai” gợi liên tưởng đếnmối thù sâu nặng của nhận dân ta với những kẻ cướp nướcvà bán nước.-> Núi rừng Việt Bắc, con người Việt bắc đã cưu mang cánbộ kháng chiến bằng “miếng cơm chấm muối” – hình ảnhgợi bao nghĩa tình trong lòng người kháng chiến. Đồng thời,câu thơ còn là lời nhắc nhở kín đáo của người ở lại về mộtthời hào hùng mình và ta đã sát cánh bên nhau.0,5 Câu 5, 6:- Câu 5:+ Câu thơ sáu chữ mang hình thức của một câu hỏi, nhưngkhông để hỏi người ra đi mà chỉ để thể hiện nỗi lòng ngườiở lại.+ Rừng núi: hoán dụ cho người dân Việt Bắc,+ Đại từ ai là người ra đi, mang tính chất phiếm chỉ khiếnhình ảnh người ra đi trở nên xa xôi trong ánh mắt nhớnhung của người ở lại. Nỗi nhớ nhung mang chút ngậm ngùi, xao xuyến- Câu 6:+ Trám bùi và măng mai là những món ăn thường nhật củabộ đội trong những ngày gian khó, cũng là đặc sản của thiênnhiên Việt Bắc.+ Phép điệp: để rụng, để già gợi lên hình ảnh cuộc sống nhưngưng trệ, núi rừng như hoang phế sau lưng người đi cungfcảm giác hụt hẫng trong lòng người ở lại. Người ra đi, tram bùi trên cây không ai hái, để rụngkhông ai nhặt, măng mai để già hoang phí giữa rừng sâu.Người ra đi đã để lại một khoảng trống mênh mông tronglòng người ở lại.0,5 Câu 7, 8:- Cụm từ nhớ những nhà là biện pháp hoán dụ gợi chota cảm nhận lo lắng: không biết cán bộ về xuôi có còn nhớđến những người dân Việt Bắc hay không?Phép tương phản trong hai tiểu đối đã trở thành nétkhắc hoạc đặc trưng nhất cho cuộc sống và con người ViệtBắc.+ Hình ảnh: Hắt hiu lau xám vừa là hình ảnh thực gợikhông gian hoang vắng, tiêu sơ, buồn bã của núi rừng, vừamang ý nghĩa ẩn dụ cho cuộc sống nghèo khổ của ngườidân nơi đây.+ Đậm đà lòng son: là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi tấm lòngtrung hậu, nghĩa tình của những người dân Việt Bắc nghèokhổ.- Nghệ thuật tiểu đối kết hợp với cách ngắt nhịp 4/4:Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vaiHắt hiu lau xám đâm đà lòng sonNhững câu thơ nhấn vào vế trước để làm nổi bật vế sau.Cuộc sống càng khó khăn thì mối thù càng trĩu nặng, sựhiểm nguy càng tăng thì niềm tin vào cách mạng càng đậmđà hơn bao giờ hết. Rõ ràng, nhà thơ không bao giờ nói giankhổ chỉ để thấy gian khổ, cái đích xa hơn là từ hiện thựcmàu xám làm nổi bật lên cái chí nghĩa, chí tình.0,75 Bốn câu cuối:- Những câu hỏi cứ liên tiếp dội lên. Người Việt Bắc hỏicán bộ về xuôi có còn nhớ đến núi non, nhớ thiên nhiênViệt Bắc hùng vĩ hay không? Có còn nhớ khoảng thời giancùng nhau “kháng Nhật”, cùng tham gia Việt Minh haykhông?-> đó cũng là lời nhắc: Việt Bắc chính là quê hương củaCách Mạng, cội nguồn nuôi dưỡng cho Cách Mạng.- Câu thơ Mình đi, mình có nhớ mình có nhiều cách hiểu,căn cứ vào những nét nghĩa khác nhau của từ mình ở cuốicâu thơ.+ Nếu mình là người ở lại thì câu hỏi xao xuyến nỗi nhớnhung, day dứt niềm trăn trở -> sự hòa nhập gắn kết giữa kẻở - người đi hòa quyện làm một.+ Nếu mình là người ra đi, là cán bộ về xuôi -> câu thơ làlời nhắc nhở: đừng đánh mất chính mình chốn phồn hoa đôhội, đừng bao giờ quên đi quá khứ…- Những địa danh: Tân Trào, Hồng Thái được gợi nhắckhiến lòng người xúc động bởi nó chính là những gì thiêngliêng nhất. Mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân Đại hội,eghcây đa Tân Trào – nơi chứng kiến sự ra đời của đội ViệtNam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của lực lượngvũ trang sau này. Thế mới biết, khi đã thực sự gắn bó máuthịt, khi đã hòa nhập cảm xúc lòng mình với đất nước, vớinhân dân, tố Hữu đã thật sự đưa thơ chính trị lên trình đọ làthơ rất đỗi trữ tình (Xuân Diệu)0,5 Nhận xét:- 12 câu thơ, Tố Hữu đã đưa ta về với thế giới của hoàiniệm và kỉ niệm, vào thế giới ngọt ngào du dương của tìnhnghĩa Cách Mạng.- Lối điệp cấu trúc, nhịp thơ 2/2/2 – 4/4 đều đặn, khiếncho âm điệu thơ trở nên nhịp nhàng cân xứng, phù hợp vớiphong cách trữ tình – chính trị trong thơ Tố Hữu.- Giọng điệu ngọt ngào tha thiết, nghệ thuật biểu hiệnđậm đà tính dân tộc.- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, 0,25dùng từ, đặt câu- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ 0,25sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
Tài liệu liên quan
- Chinh phục bài tập vật lý chương 2 sóng cơ gv nguyễn xuân trị file 15 CHU DE 5 SONG AM image marked
- 26
- 323
- 3
- 15 bài tập điền từ ( 75 câu) từ đề cô HƯƠNG FIONA image marked image marked
- 28
- 214
- 4
- Đề 15 image marked
- 16
- 48
- 0
- Đề 15 image marked image marked
- 7
- 80
- 0
- Tiếng anh gv vũ mai phương sách tham khảo đề 15 image marked image marked
- 18
- 665
- 10
- Đề số 15 image marked image marked
- 7
- 115
- 0
- Đề số 15 image marked image marked
- 7
- 119
- 0
- 15 đề THI THPT QG 2019 – đề LUYỆN số 15 image marked image marked
- 18
- 68
- 0
- Bộ đề sinh 2019 phan khắc nghệ đề số 15 image marked image marked
- 13
- 85
- 1
- 15 đề THI THPT QG 2019 – đề LUYỆN số 15 image marked image marked
- 18
- 31
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(252.6 KB - 9 trang) - 24 đề 24 (thảo 15) image marked Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Bài Thơ Con Mèo Trần Nhuận Minh
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia 2017 Môn Ngữ Văn
-
Tải Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Năm 2017 Môn Ngữ Văn ... - 123doc
-
Con Mèo - Trần Nhuận Minh | Những Bài Thơ Hay
-
Con Mèo - Trần Nhuận Minh # Mobile
-
Môn Ngữ Văn Lớp 10 " Con Mèo Nằm Thản Nhiên Trong Mảnh Thảm ...
-
" Con Mèo Nằm Thản Nhiên Trong Mảnh Thảm Nhung Góc Nhà Nó Bị ...
-
Con Mèo - Trần Nhuận Minh - Thư Viện Thơ Hay
-
De Minh Hoa Thptqg Nam 2017 Mon Van De So 7 File Word Co Loi Giai
-
Chủ đề: Con Mèo (Trần Nhuận Minh - Việt Nam) - Thi Viện
-
[PDF] I. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (2,0 điểm) Con Mèo Nằm Thản Nhiên Trong ...
-
Bài Thơ "Con Mèo" Của Nhà Thơ Trần Nhuận Minh
-
Đề Thi Thử THPT Quốc Gia Môn Văn Số 7 - Thầy Khương Dạy Văn
-
Bài Thơ Con Mèo (Trần Trung Phương)
-
Đọc Bài Thơ Và Trả Lời Các Câu Hỏi: Con Mèo Nằm Thản Nhiên - Lazi