3 Bài Thuốc Trị Bệnh Bí Truyền Từ Cây BÍ BÁI Ko Nên Bỏ Qua

Bí bái hay còn gọi là bái bái, là loại cây thuộc họ Cam, phân bố rộng khắp Việt Nam và các nước Đông Dương. Loài thực vật có tính dược tính, nên thường được dùng làm thuốc chữa ho, cảm mạo,… trong Đông y. Người ta thường sử dụng cả lá, thân và rễ của bái bái để điều chế những phương thuốc gia truyền qua nhiều đời nay. Cùng Rau Rừng Tây Ninh giải mã nhé!

Mục Lục

Toggle
  • Giới Thiệu Về Cây Bí Bái
  • Công Dụng Của Cây Bí Bái Là Gì?
    • Lá Bí Bái Dùng Để Ăn
    • Lá Bí Bái Có Tác Dụng Chữa Bệnh
    • Dùng Để Chữa Các Bệnh Ngoài Da, Xay Xát
    • Lá Bí Bái Dùng Để Uống
    • Tác Dụng Giảm Đau, Kháng Viêm
    • Bí Bái Có Tác Dụng Kháng Khuẩn
  • Tiết Lộ Một Số Bài Thuốc Quý Từ Bí Bái
    • Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp
    • Bài Thuốc Chống Đầy Hơi Từ Bí Bái
    • Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Từ Bí Bái

Giới Thiệu Về Cây Bí Bái

Bí bái (một số nơi còn gọi là bái bái) là loài thực vật thuộc họ Cam. Cây này có lên khoa học là Acronychia pedunculata (L.) Miq., được tìm thấy nhiều ở khu vực ven rừng, rừng thứ sinh, rừng còi,… Tại Việt Nam, loài cây này có mặt rộng khắp khu vực miền núi của các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phú,… cho đến tận các tỉnh phía Nam. 

bí bái

Đây là một loại cây thân gỗ thường xanh, cao tối đa 10m. Cành cây khi già đi có màu nâu đỏ. Vỏ cây ngửi thấy có mùi hương xoài. 

Lá cây mọc đối phiền hình trái xoan, hình dáng thuôn dài từ 5 – 10cm, rộng từ 2.5 – 6cm. Trên lá có một số tuyến tiết là tinh dầu. Lá cây bái bái khi còn non sẽ có lông tơ. Phần lông này sẽ tiêu biến khi đi lá già. Cuống lá dài, mập mạp và thơm mùi xoài.

Hoa của nó mọc theo cụm hình ngù. Hoa có màu trắng xanh, mùi thơm nhè nhẹ. Mỗi hoa có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 6 nhị và 1 bầu ô. Loài cây này thường ra hoa vào khoảng tháng 4 – 6 trong năm.  

Quả của loài cây thuộc loại quả hạch, có hình cầu, phần thịt quả bên trong chia múi. Khi chín, quả có màu vàng nhạt, ăn rất ngon và mùi thơm. Phần hạt bên trong dài, cứng và có màu đen. Giai đoạn từ tháng 6 – 8 là thời gian cây kết quả. 

Công Dụng Của Cây Bí Bái Là Gì?

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, lá bái bái rất giàu alcaloid và có chứa 1.25% tinh dầu. Lá có vị ngọt, thơm pha chút cay cay. Vỏ cây thì đắng và chát chát, nhưng được sử dụng để chữa bệnh rất hiệu quả. 

Lá Bí Bái Dùng Để Ăn

Các lá còn non có thể được dùng làm rau sống, ăn kèm với các món gỏi, xào, kho,… Lá của cây này có mùi hương thơm nhẹ của vị xoài nên cũng không quá khó ăn. Lá bí bái là một loại không thể thiếu trong rau rừng Tây Ninh. Người ta thường dùng lá bái bái non để làm gỏi hoặc làm rau sống ăn kèm.

bí bái

Lá Bí Bái Có Tác Dụng Chữa Bệnh

Do có dược tính, nên lá của loại cây này được dùng làm dược liệu chữa trị một số loại bệnh như đau dạ dày, đau khớp, chán ăn, khó tiêu, cảm mạo, ho,… Người xưa đã nghiên cứu được nhiều bài thuốc dân gian hiệu quả từ cây bái bái. 

Dùng Để Chữa Các Bệnh Ngoài Da, Xay Xát

Từ xưa, ông bà ta đã biết các vỏ cây và lá bái bái để nấu nước dạng sắt dùng để tắm, hoặc sát lên chỗ bị thương để điều trị vết thương, ghẻ lở, mụn nhọt,… 

Lá Bí Bái Dùng Để Uống

Dùng khoảng 10 – 15g lá bái bái để làm thuốc sắc uống giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Bà bầu nên sử dụng lá đã sao vàng, đem nấu cho đặc lại để uống, hỗ trợ lưu thông khí huyết, kích thích vị giác, giúp ăn ngon hơn. 

Tác Dụng Giảm Đau, Kháng Viêm

Bái bái là một loại thảo dược được bán nhiều tại nước Sri Lanka. Bởi các nghiên cứu viên của trường đại học Sri Jayewardenepura đã chứng minh được chiết xuất thảo dược từ bái bái có tác dụng chống oxy hóa, ức chế NO. Đặc biệt là hợp chất Evolitrine có trong loại thảo dược này có tác dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. 

Bí Bái Có Tác Dụng Kháng Khuẩn

Một nhóm nghiên cứu người Pháp và Việt Nam đã xác định được hoạt tính kháng khuẩn có trong tinh dầu của cây Acronychia pedunculata (L.) Miq. phân bố tại Việt Nam. Loài cây này có chứa các thành phần α-pinen và ( E ) -β-caryophyllene, có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Đặc biệt, các hợp chất này có thể chống lại các vi khuẩn Staphylococcus epidermidisSalmonella enterica. 

Tiết Lộ Một Số Bài Thuốc Quý Từ Bí Bái

Chức năng chính của bái bái là dùng để làm thuốc. Tùy theo từng bộ phận cần sử dụng, mà bạn có thể tự điều chế các bài thuốc chữa xương khớp, đau dạ dày,… hiệu quả. 

Bài Thuốc Chữa Đau Nhức Xương Khớp

Bạn hãy chuẩn bị khoảng 20g thân, rễ bái bái được cắt lát mỏng và đem phơi khô. Tiếp đến, bạn hãy sao phần dược liệu này để khi có mùi thơm, rồi trải khăn lên đất và phơi trong 30 – 40 phút.

Khi sử dụng, nấu với 4 bát nước, đun cạn thành 2 bát để uống 2 lần/ngày. Nếu không muốn uống dạng sắc, bạn có thể đem thân rễ đã qua “sao vàng hạ thổ” (tức sao vàng và phơi khô) ngâm với rượu theo tỷ lệ 1:3. Thời gian ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng uống được. 

Bài Thuốc Chống Đầy Hơi Từ Bí Bái

Bạn ăn uống không được ngon, thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, hãy dùng 20g quả bái bái tươi hoặc 10g quả bái bái khô đem nấu với 2 bát nước. Đun cạn lấy lại 1 bát rồi chia làm 2 phần uống sau bữa ăn sáng và tối trong ngày. 

Bài Thuốc Chữa Đau Dạ Dày Từ Bí Bái

Bạn cũng sử dụng thêm 15g rễ hoặc thân bái bái đã phơi khô. Sau khi sao vàng thì tán thành dạng bột mịn. Mỗi khi dùng thì hòa chung với nước để uống. Bạn nên uống trước bữa ăn khoảng 20 phút để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn hiệu quả. 

bí bái

Trên đây là tất tần tật các thông tin cần biết về bí bái. Bái bái là một thảo dược hữu ích, có thể tận dụng mọi rễ, thân, lá để điều chế thuốc hoặc ăn uống. Hy vọng rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn thêm những mẹo hữu ích để xử lý những rắc rối về sức khỏe và chuyện ăn uống thường nhật.

Từ khóa » Cay Bí Bái