3 Bệnh Nấm Nghiêm Trọng Trên Cá Rô Phi Và Cách Phòng Tránh
Có thể bạn quan tâm
3 Bệnh Nấm Nghiêm Trọng Trên Cá Rô Phi Và Cách Phòng Tránh
3 bệnh nghiêm trọng do nấm gây tử vong ở cá rô phi là nấm thủy mi, nấm hạt và thối mang. Cá rô phi bị đe dọa bởi nhiều bệnh khác nhau, trong đó có 3 loại nấm gây tử vong là: Saprolegnia spp., Ichthyophonus spp., và Branchiomyces spp. Bệnh xảy ra do điều kiện sống kém, tức là chất lượng nước xấu hoặc mật độ nuôi cao. Cùng Tin Cậy tìm hiểu thêm về 3 bệnh này nhé!
1. Bệnh nấm thủy mi – Saprolegnia spp:
Nguyên nhân:
- Saprolegnia spp. là một bệnh nhiễm trùng do nấm nước trú bề ngoài da, thường hoạt động như một kẻ xâm lược vào da sau khi cá bị thương. Đôi khi có thể nhiễm vào mắt gây mù lòa, do đó cá không thể tìm thấy thức ăn dẫn đến suy nhược và cuối cùng là chết. Saprolegnia spp. gây các bệnh nhiễm trùng cho cả cá nuôi và cá tự nhiên.
- Thường bệnh này xảy ra do môi trường nước bẩn, do tồn đọng phân cá, thức ăn dư thừa quá nhiều gây ra dư chất hữu cơ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng nhận biết:
- Cá bị nhiễm bệnh xuất hiện nấm giống như bông gòn ở bề ngoài các vùng khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là trên đầu và vây. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao hơn ở cá nuôi so với cá tự nhiên do mật độ nuôi cao nên bệnh dễ lây từ cá thể này sang cá thể khác
- Cá bị bệnh nấm thủy mi bơi lội bất thường, thích cọ xát vào các vật thể trong nước làm tróc vẩy trầy da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Sau đó, nấm lan ra khắp cơ thể, càng làm cho cá dễ nhiễm bệnh.
2. Bệnh nấm hạt – Ichthyophonus sp.
Nguyên nhân:
- Bệnh nấm hạt là một trong những bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến các loài cá biển và cá nước ngọt. Có phổ ký chủ rất rộng, gây bệnh nấm hạt ở các cơ quan mạch máu như tim, lá lách, gan và thận. Nó gây ra tổn thương mô nghiêm trọng và cuối cùng là tử vong. Tỷ lệ nhiễm Ichthyophonus sp. cao hơn vào mùa đông.
Triệu chứng nhận biết:
- Cá bị nhiễm bệnh có biểu hiện: Di chuyển chậm chạp, cơ thể bên ngoài đổi màu sẫm, mất vảy, ban đỏ và da bị ăn mòn, thối vây và bụng lồi ra do kích thước các cơ quan bên trong tăng lên. Các tổn thương sau khi chết ở cá rô phi chủ yếu là xuất huyết, xung huyết bề mặt cơ thể với sự đổi màu sẫm. Tổn thương nổi bật nhất sau khi chết là gan to, thận bị sung huyết và các nốt sần màu đen xám chủ yếu ở gan, thận và lá lách.
3. Bệnh thối mang – Branchiomycosis
Nguyên nhân:
- Branchiomycosis (thối mang) là một bệnh nấm cục bộ cấp tính ở mang gây ra bởi hai loài nấm nước là B. sanguinis và B. demigrans ảnh hưởng đến nhiều loại cá nước ngọt. Bệnh phổ biến nhất ở các vùng khí hậu ấm áp.
- B. sanguinis phát triển và cư trú trong hệ thống mạch máu với đường kính của bào tử, sợi nấm là 5-9 μm và 8–20 μm. Trong khi đó, sự phát triển của B. demigrans sinh sôi trong các mô quanh mạch với đường kính của bào tử và sợi nấm là 12-17 μm và 13–14 μm có thể đạt đến 22–28 μm ( rất nhỏ và khó quan sát bằng mắt thường).
Triệu chứng nhận biết:
- Branchiomyces spp. đã được tìm thấy với tỷ lệ nhiễm bệnh là 92% ở cá nuôi vào mùa hè (nhiệt độ 40-45°C). Nhiệt độ cao hơn và nước có nhiều chất hữu cơ, cũng như mật độ nuôi quá nhiều là những yếu tố dễ dẫn đến sự lây nhiễm bệnh này.
- Cá rô phi nhiễm bệnh bị suy nhược, hôn mê và suy hô hấp (do tổn thương mô mang), biểu hiện bằng cách bơi theo tư thế thẳng đứng để thở hổn hển, nổi lên, tập trung ở những nơi có nước chảy và cuối cùng chết khi há miệng.
- Mang biểu hiện tùy theo giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Chủ yếu, xuất hiện tắc nghẽn trong giai đoạn đầu, sau đó bắt đầu thấy sự nhợt nhạt của mô mang do mất Oxy. Màu sắc của mang bắt đầu chuyển thành màu trắng do hoại tử và cuối cùng là màu trắng sáng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng khi bệnh tiến triển do mô mang bị hoại tử nghiêm trọng làm cho mang xuất hiện cẩm thạch.
Biện pháp phòng ngừa bệnh nấm trên cá:
Nguyên nhân chủ yếu xảy ra các bệnh về nấm trên cá rô phi là do bà con nuôi cá với mật độ quá cao làm cho cá dễ lây truyền bệnh và chất lượng nước nuôi kém tạo nguồn chất hữu cơ dư thừa làm cho các mầm bệnh cơ hội và nấm phát triển mạnh. Vì thế để ngăn các bệnh về nấm bà con cần lưu ý những ý sau:
- Thả nuôi với mật độ vừa phải
- Cần kiểm soát lượng thức ăn khi cho ăn, tránh lượng thức ăn dư thừa tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
- Cần chú trọng quản lý nguồn nước, thường xuyên kiểm tra các chỉ tiêu khí độc như: NO2, H2S, NH3,…và các chỉ tiêu pH, oxy để có biện pháp xử lý kịp thời khi ao nuôi bị biến động.
- Ở những nơi có thời tiết thay đổi rõ rệt như phía bắc thì vào mùa nóng hoặc mùa lạnh bà con có thể giảm mật độ nuôi lại và có thể có hệ thống sưởi để giúp ổn định nhiệt độ cho cá phát triển đồng đều.
- Trong suốt vụ nuôi nên sử dụng vi sinh EM-AQUA định kỳ để ổn định nguồn nước, xử lý các vấn đề như cặn bẩn hữu cơ, thức ăn dư thừa, phân cá,…ổn định pH và cải thiện màu nước trong ao nuôi.
- Định kỳ diệt khuẩn ao nuôi bằng các loại thuốc diệt khuẩn như: Novadine, BKC 800 để diệt các mầm bệnh trú ẩn trong ao và sau đó 3-4 ngày bà con nhớ cấy lại vi sinh cho ao mình nhé. Có thể dùng EM Aqua để cấy lại hệ vinh sinh của ao.
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Tóm lại để có vụ nuôi thành công ngoài các yếu tố khác thì bà con cũng cần chú trọng đến việc phòng ngừa các loại nấm dễ bùng phát trong ao nuôi bằng cách quản lý nguồn thức ăn, quản lý nguồn nước , tránh nuôi vào các mùa quá nóng hoặc quá lạnh để hạn chế tối đa dịch bệnh cho cá.
Và thường xuyên sử dụng vi sinh để ổn định nguồn nước, không sử dụng các chất hóa học gây ảnh hưởng đến cá và làm ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả cho những vụ nuôi sau.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!
Tác giả: Lâm Hiệp
Mọi thắc mắc về “3 Bệnh nấm nghiêm trọng trên cá rô phi và cách phòng tránh”, vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy | Thông tin nông nghiệp & chia sẻ
Từ khóa » Cá Rô Phi ăn Bị Bệnh Gì
-
Cẩn Thận : Ăn Cá Rô Phi Có Thể Bị Ung Thư - Webnhom
-
Ăn Cá Rô Phi Có Tốt Không? Những Lưu ý Quan Trọng Khi ăn Cá Rô Phi!
-
Loại Bỏ độc Tính Trong Cá Rô Phi Như Thế Nào? - Sức Khỏe
-
Lý Do Vì Sao Nên Ngừng ăn Cá Rô Phi Càng Sớm Càng Tốt
-
Cá Rô Phi - 9 Lợi ích Sức Khỏe Và Lưu ý Khi Sử Dụng - Cao Gắm
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Cá Rô Phi | Vinmec
-
Những Lưu ý Nhất Khi ăn Cá Rô Phi để Tránh Bị Nguy ... - Báo Đồng Tháp
-
Những Lưu ý Nhất Khi ăn Cá Rô Phi để Tránh Bị ... - Gia đình & Xã Hội
-
Biết được 6 Sự Thật Về Cá Rô Phi, Chúng Ta Có Nên Tiếp Tục ăn?
-
6 Bệnh ở Cá Rô Phi Thường Gặp Và Biện Pháp Phòng Trị Hiệu Quả
-
Lợi ích Của Cá Rô Phi đối Với Sức Khoẻ - Báo Lao Động
-
Cá Rô Phi - Nguồn Gốc, Dinh Dưỡng Và Món Ngon Dễ Làm
-
Thành Phần Dinh Dưỡng Cá Rô Phi - Bệnh Viện Vinmec - Suckhoe123
-
Ăn Cá Rô Phi Có Tốt Không - Nấm Lim Quảng Nam