3 Bước Đơn Giản Giúp Bạn Hiểu Ngành Và Chọn Nghề
Có thể bạn quan tâm
Bạn có đang băn khoăn về nghề nghiệp của mình trong tương lai? Bạn có thắc mắc mình sẽ làm gì với ngành học hiện tại? Chuyện xác định nghề nghiệp tưởng chừng đơn giản là thế mà lại khiến các bạn sinh viên đau đầu. Ngay cả nhiều bạn sinh viên năm 3, năm 4 hiện nay cũng chưa xác định được mình sẽ làm gì sau khi tốt nghiệp. Vậy làm sao để bạn đánh tan niềm băn khoăn này? Trước tiên, các bạn hãy cùng Internship.edu.vn trả lời cho câu hỏi mà 90% các bạn sinh viên không thể nào lý giải được nhé. Đó là: Ngành và nghề khác nhau ở điểm nào?
Ngành là gì ?
Ngành bao gồm nhiều nghề có liên quan tới nhau. Ngành là lĩnh vực chuyên môn mà bạn được học. Ngành sẽ cung cấp cho bạn kiến thức nền tảng về một lĩnh vực nào đó. Khối lượng kiến thức của ngành thường rất rộng lớn, bao quát.
Ví dụ
- Ngành du lịch tập hợp một số nghề như quản lý du lịch, điều hành du lịch, Marketing du lịch, hướng dẫn viên du lịch ,… Dù bạn lựa chọn nghề gì thì khi theo học ngành du lịch, chắc chắn bạn cũng sẽ phải trải qua các môn học như: Quản trị du lịch, quản trị vận hành tour, quản trị nhân sự du lịch hay marketing căn bản,..v…v
- Hay ngành kế toán – kiểm toán có các nghề như kế toán công, kế toán doanh nghiệp , kiểm toán,… Ngành này thường trải qua các môn học như kế toán quản trị, kế toán quốc tế, quản trị tài chính,.v..v
Từ những môn học, kiến thức tổng quát đó, tùy thuộc vào lựa chọn nghề nghiệp của mình mà bạn sẽ phải tiếp tục đào sâu về một mảng kiến thức, môn học tương ứng, phục vụ cho công việc.
Nghề là gì?
Nghề là công việc mà bạn sẽ làm trong tương lai và có thể gắn bó với bạn cả đời. Nghề đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn, kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực, một mảng nào đó. Một ngành có thể làm nhiều nghề khác nhau nhưng một nghề thì phải có kiến thức chuyên sâu của một ngành.
Ví dụ:
- Nghề content marketing đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu về sản phẩm, kiến thức về marketing, digital marketing, kỹ năng viết lách, kỹ năng thu thập thông tin…
- Nghề lập trình web đòi hỏi phải có kiến thức tốt về một ngôn ngữ lập trình như C/C++, Java hay Python; kiến thức về sản phẩm; kiến thức về thiết kế web, UX/UI, tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề sáng tạo…
- Nghề chế tạo robot đòi hỏi có kiến thức tốt về máy móc, cơ khí; kiến thức công nghệ; kiến thức về quản trị sản xuất; kỹ năng tư duy sáng tạo…
Thông thường, một nghề sẽ gắn liền với tên của một công việc.
Ví dụ:
- Người làm nghề content marketing sẽ được gọi lại nhân viên, chuyên viên content marketing
- Người làm nghề lập trình web sẽ được gọi lại nhân viên, chuyên viên lập trình web
- Người làm nghề chế tạo robot marketing sẽ được gọi lại nhân viên, chuyên viên chế tạo robot.
Doanh nghiệp tuyển nghề chứ không tuyển ngành
Vậy làm thế nào để hiểu rõ ngành mình đang học và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân? Sau đây là 3 bước đơn giản giúp bạn làm điều đó.
3 bước giúp bạn khám phá ngành nghề
Bước 1: Tìm hiểu về Ngành.
Cách đơn giản nhất mà bạn có thể tìm hiểu về thông tin ngành học của mình đó chính là tra cứu thông tin trên trang web của trường.
Xem các thông tin chung thôi là chưa đủ, để hình dung cụ thể hơn về ngành học, bạn nên tìm hiểu danh sách các môn học trong ngành, điều này giúp bạn nắm được sơ bộ lượng kiến thức mình sẽ tiếp cận trong những năm học tới. Những thông tin này, bạn hoàn toàn có thể tham khảo trong phần danh mục các môn học ngành trên trang web của Khoa hoặc trong sổ tay hướng dẫn sinh viên.
Cùng với đó hãy lắng nghe những chia sẻ của thầy cô, các anh chị cựu sinh viên Khoa hay các chuyên gia của ngành để có được cái nhìn cận cảnh hơn về ngành học của bạn. Ngoài ra, Google cũng là một công cụ bổ ích giúp bạn tìm kiếm và cập nhật các thông tin liên quan đến lĩnh vực học hiện tại. Bạn hãy chủ động nghiên cứu các thông tin từ Internet để hiểu rõ hơn về ngành học của mình nhé.
Bước 2: Tìm hiểu về nghề
Sau khi đã có cái nhìn sơ bộ về ngành học của mình. Giờ là lúc chúng ta khoanh vùng nhóm nghề trong ngành. Bạn có thể tìm hiểu điều này bằng cách tra cứu trên Google xem với ngành học hiện tại của mình thì có bao nhiêu nghề. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vào trang web tuyển dụng, tin tức của Khoa để xem có những công ty, doanh nghiệp nào đăng tin tuyển dụng. Những công việc có trong trang web của Khoa cũng chính là những nghề mà bạn có thể làm được.
Ngoài ra, bạn nên nghiên cứu thêm trên các trang thông tin tuyển dụng bên ngoài để xem nhu cầu tuyển dụng của những nghề đó hiện tại ra sao. Bằng cách thống kê số lượng các tin tuyển dụng của mỗi nghề bạn sẽ nắm bắt được những nghề nào đang có nhu cầu nhiều và nghề nào ít có nhu cầu. Song song với đó, việc thường xuyên cập nhật tin tức thị trường lao động sẽ giúp bạn nắm bắt được các xu hướng tuyển dụng trong tương lai.
Trong lúc xem tin tuyển dụng, bạn hãy lưu ý 2 thông tin quan trọng này nhé:
- Mô tả công việc: Phần thông tin này mô tả những trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể bạn sẽ thực hiện tại vị trí công việc đó. Tìm hiểu điều này giúp bạn đánh giá được bản thân có yêu thích, phù hợp với nghề nghiệp đó hay không.
- Yêu cầu công việc: Lượng thông tin trong yêu cầu công việc mô tả những kỹ năng và kiến thức doanh nghiệp cần ở một ứng viên. Nắm bắt được những yêu cầu này sẽ giúp bạn nhận biết khả năng thực tế của bản thân. Qua đó, bạn có thể lập kế hoạch phù hợp để trau dồi các kỹ năng, kiến thức cần thiết phục vụ cho công việc trong tương lai.
Bước 3: Trải nghiệm, Thực hành
Đây là bước sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và thực tế hơn đối với nghề nghiệp bạn dự định làm trong tương lai. Sau khi có cái nhìn tổng quan về ngành nghề mình quan tâm, bạn nên tìm kiếm các hoạt động liên quan tới ngành nghề đó để trải nghiệm, khám phá. Điều này sẽ giúp bạn biết được mình có thật sự yêu thích và phù hợp với nghề nghiệp đó hay không. Đồng thời, những hoạt động này cũng sẽ giúp bạn rèn luyện các kỹ năng, nâng cao kiến thức của bản thân. Một số hoạt động bạn có thể tham gia như:
- Tham gia nhóm hoặc tự nghiên cứu về một kiến thức, vấn đề nào đó có liên quan đến lĩnh vực, chuyên ngành mà bạn đang theo học, đam mê
- Thử sức với những dự án, đồ án nghiên cứu khoa học, các cuộc thi,…
- Tham gia các hoạt động xã hội, các câu lạc bộ tại trường
- Tham gia các ngày hội việc làm, giao lưu doanh nghiệp
- Tham gia các buổi workshop, seminar về chuyên ngành, nghề nghiệp mà bạn quan tâm
- Tham gia một khóa học về nghề nghiệp mà bạn quan tâm mà giảng viên đứng lớp là người có kinh nghiệm thực tế
- Ngoài ra, bạn nên tìm kiếm các công việc kiến tập, thực tập tại công ty để có thể trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. Bạn có thể tìm kiếm các công việc thực tập tại Cổng thông tin thực tập https://www.internship.edu.vn . Việc bạn có nhiều trải nghiệm thực tập trong quá trình học (thực tập tối thiểu 2 lần/ 4 – 5 năm học) ngoài giúp bạn nâng cao kỹ năng còn có thể giúp bạn ghi điểm rất lớn đối với nhà tuyển dụng sau khi tốt nghiệp đấy.
- Lời khuyên dành cho bạn: Bạn tham gia càng nhiều hoạt động liên quan đến chuyên ngành, nghề nghiệp mà mình quan tâm thì bạn sẽ càng nhanh chóng khám phá được công việc mình yêu thích, phù hợp với bản thân. Có thể, bạn sẽ không ngay lập tức biết được nghề nào phù hợp với bản thân nhưng sau mỗi một hoạt động, trải nghiệm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân mình. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra được nghề nào dành cho bạn. Vì thế, đừng dừng lại khi chưa lựa chọn được nghề nghiệp cho bản thân, bạn nhé.
Hy vọng qua bài viết này Internship.edu.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn thế nào là ngành và nghề cũng như cách thức khám phá nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
Một lời khuyên dành cho bạn là: Đừng chạy theo học các ngành ‘hot’ mà nên học ngành nào phù hợp với bản thân. Hãy thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình vì đó là yếu tố mang tính quyết định đến sự thành công của bạn trong tương lai đấy. Chúc bạn thành công.
Biên tập: Thương Huỳnh – Cổng thông tin thực tập Internship.edu.vn
3 Bước Đơn Giản Giúp Bạn Hiểu Ngành Và Chọn NghềChọn đúng nghềKhám phá nghề nghiệpsinh viên chọn ngànhTìm hiểu về NgànhTìm hiểu về nghềTừ khóa » Khác Nhau Giữa Nghề Và Ngành
-
TÌM HIỂU LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ, NGHỀ VÀ CHUYÊN MÔN
-
Ngành Là Gì ? Phân Biệt Khái Niệm Ngành, Nghề, Lĩnh Vực
-
Ngành Và Nghề Khác Nhau Như Thế Nào
-
[Phân Biệt] Lĩnh Vực, Nhóm Ngành, Ngành, Nghề Và Chuyên Môn?
-
Bài 5: Sự Khác Biệt Giữa Ngành Và Nghề | Hướng Nghiệp Cho Sinh Viên
-
Sự Khác Biệt Giữa Nghề Nghiệp Và Nghề Nghiệp - Sawakinome
-
Chọn Ngành Hay Chọn Nghề? Tư Vấn Chọn Ngành Học Cho Tương Lai
-
Sự Khác Biệt Giữa Nghề Nghiệp Và Nghề Nghiệp - 2022 - Kinh Doanh
-
Sự Khác Biệt Giữa Một Nghề Và Một Chuyên Ngành Là Gì? - Decorexpro
-
Công Việc, Nghề Nghiệp Và Sự Nghiệp Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Chuyên Ngành Là Gì? Ngành Là Gì? Tránh “cạm Bẫy” Về Ngành Và ...
-
Lưu ý Khi Chọn Nguyện Vọng: Phân Biệt Ngành Và Chuyên Ngành?
-
Lựa Chọn Ngành Nghề Phân Biệt Giữa Hào Quang Và Khoảng Lặng ...