3 Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Bụng To ở Trẻ Em - IGiaDinh.Com
Có thể bạn quan tâm
Nội dung tóm tắt
- Bụng to ở trẻ em có đáng lo ngại?
- Đầy bụng, khó tiêu
- Bệnh phình đại tràng ở trẻ
- Một số bệnh lý nguy hiểm khác
Có không ít những bậc cha mẹ lo sợ khi phát hiện tình trạng bụng to bất thường ở trẻ sơ sinh nhà mình. Song tùy vào triệu chứng và diễn biến đi kèm mà mỗi biểu hiện to bụng ở trẻ em đều xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau. Trong đó có thể là biểu hiện thường cũng có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nào đó. Ở bài viết này, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 3 nguyên nhân gây ra tình trạng bụng to ở trẻ em.
Xem thêm: 9 nguyên nhân gây bệnh bong da tay chân ở trẻ em
Bụng to ở trẻ em có đáng lo ngại?
Ở trẻ em, nhất là giai đoạn sơ sinh có rất nhiều bé gặp tình trạng bụng to hơn so với các bé khác. Tuy nhiên không phải lúc nào bụng to cũng là do bệnh mà cũng có thể do cơ địa của bé.
Thực tế, bé sơ sinh có cấu trúc ruột khá dài so với diện tích ổ bụng nên phần bụng khó thể sẽ nhô lên cao, thấy rõ ràng nhất khi trẻ bú no. Thế nhưng không phải vì thế mà bạn bỏ qua hay chủ quan khi trẻ nhà mình gặp phải tình trạng này.
Dưới đây sẽ là một số bệnh lý gây ra chứng bụng to ở trẻ em
-
Đầy bụng, khó tiêu
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chứng bụng to ở trẻ em là do trẻ đang bị đầy bụng, khó tiêu.
Khi bụng to do chướng hơi sẽ đi kèm với nhiều triệu chứng khác như quấy khóc, bỏ bú, có thể đi ngoài phân lỏng,…
Nguyên nhân có thể do bé nạp vào lượng sữa hoặc thức ăn quá nhiều khiến dạ dày bị quá tải, cũng có thể do nhiễm khuẩn thức ăn. Đôi khi cũng có thể do chức năng hệ tiêu hóa của bạn bị rối loạn dẫn đến khó tiêu hóa thức ăn, dồn lại trong dạ dày.
Để khắc phục tình trạng bụng to do đầy hơi, bạn hãy áp dụng một số phương pháp phù hợp:
Nếu là trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ bú đúng tư thế đặt đầu cao hơn phần dạ dày. Sau khi bú no mẹ hãy vỗ ợ hơi cho bé hoặc ẵm đứng bé để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh.
Trường hợp bé bú bình nên cho lượng sữa và chọn loại núm ti phù hợp để bé không hít quá nhiều khí khi ăn gây chướng bụng.
Nếu trẻ đã đến tuổi ăn, tập cho trẻ thói quen tập trung trong bữa ăn, sau khi ăn không được nằm, cũng không được vận động mạnh.
Ngoài ra mẹ không nên cho bé ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa. Thay vào đó hãy bổ sung cho trẻ thêm rau củ quả vào bữa ăn để kích thích chức năng hệ tiêu hóa và đường ruột.
-
Bệnh phình đại tràng ở trẻ
Phình đại tràng cũng là bệnh ở trẻ dẫn đến tình trạng bụng to bất thường mà cha mẹ nhất định phải để ý.
Được biết đến là một căn bệnh bẩm sinh, phình đại tràng dễ nhận biết với các dấu hiệu như trẻ không đi phân su trong suốt 24 đến 48 giờ sau khi chào đời.
Khi mắc bệnh này, nguyên nhân dẫn đến bụng to là do sự phát triển hệ cơ quan của trẻ trong bào thai gặp vấn đề. Cụ thể là phần ruột bị thiếu dây thần kinh không đẩy phân ra được gây tắc nghẽn và trướng phần bụng đó lên.
Tuy là một căn bệnh có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán và chữa trị kịp thời có thể dứt điểm và nhanh hồi phục.
Để hỗ trợ điều trị bụng to do phình đại tràng bạn cần bổ sung thêm chất xơ trong chế độ dinh dưỡng và tập thói quen thường xuyên vận động cho trẻ. Một số trường hợp nặng hơn có thể cần sử dụng đến thuốc hoặc phẫu thuật.
-
Một số bệnh lý nguy hiểm khác
Mặc dù to bụng là tình trạng thường gặp ở trẻ và không quá khó để điều trị nhưng bạn đừng quên bụng to còn có thể là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Theo nghiên cứu y học, một số bệnh có biểu hiện bụng to bất thường ở trẻ là bướu gan bướu thận, lồng ruộ, tắc ruột.
Do đó, nếu trẻ xuất hiện dấu hiệu to bụng mà bụng cứng bất thường đi kèm quấy khóc nhiều cha mẹ đừng chủ quan mà hãy đưa trẻ ngay đến các cơ sở y tế. Mọi kết luận chỉ có thể chính xác nhất thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán có cơ sở từ các y bác sĩ.
Ngoài ra, bên cạnh bệnh lý nguy hiểm cũng còn một số nguyên nhân khác an toàn hơn được biết đến làm bụng trẻ to lến.
Bao gồm dị ứng thực phẩm gây đầy hơi, sôi bụng, to bụng nhưng bụng mềm. Đôi khi cũng có thể do trẻ khóc quá nhiều khiến bụng bị đầy hơi nhưng tình trạng này sẽ nhanh biến mất sau một thời gian ngắn.
Như vậy qua bài viết trên chúng ta có thể thấy có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng to bụng bất thường ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong đó bao gồm cả những nguyên nhân nghiêm trọng hoặc đơn giản hơn.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn không được chủ quan với bất kỳ biểu hiện lạ nào ở trẻ mà nên đưa con thăm khám ngay khi cần thiết. Mọi loại bệnh ngay khi được xử lý kịp thời và đúng cách đều có thể mang đến kết quả khả quan.
3/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Bụng Con Nít To
-
Bụng To ở Trẻ Nhỏ (bụng Cóc): Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Bụng To ở Trẻ: Đâu Là Sinh Lý Và Bệnh Lý? | Vinmec
-
Bụng To ở Trẻ: Đâu Là Bệnh Lý? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Trẻ Sơ Sinh Bụng To: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - Eva
-
Bé 19 Tháng Tuổi 'bụng Cóc', Có Phải Bệnh? - VnExpress Đời Sống
-
Bụng To ở Trẻ Nhỏ (bụng Cóc): Những điều Cần Biết - Mới Nhất 2022
-
Trẻ Sơ Sinh Bụng To Có Sao Không: Không đáng Lo đâu Mẹ! - MarryBaby
-
Trẻ Sơ Sinh Sôi Bụng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Tại Sao Bụng Bé To? - Y Học Cộng Đồng
-
Bé Phát Triển Bình Thường Nhưng Bụng To - Webtretho
-
5 Cách Chữa đầy Bụng Cho Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả Nhất - Vinamilk
-
Trẻ Kêu đau Bụng - Chớ Xem Thường
-
Đau Bụng ở Bé: Cách Xử Trí Như Thế Nào?