Trẻ Sơ Sinh Bụng To: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý - Eva

Mục Lục 1. Bụng trẻ sơ sinh có đặc điểm gì? 2. Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bụng to

Muốn có cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bụng to trước hết phải nhận định được bụng trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường, như thế nào là bất thường.

1. Bụng trẻ sơ sinh có đặc điểm gì?

Nhiều mẹ không biết bụng trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường nên tỏ ra rất lo lắng khi thấy bụng con phình to.

Trẻ sơ sinh bụng to sinh lý bình thường

Trẻ sơ sinh bụng to: Nguyên nhân và cách xử lý - 1

Trẻ sơ sinh bụng to sinh lý không có gì nguy hiểm. (Ảnh minh họa)

Theo đặc điểm sinh lý, sau khi sinh, bụng trẻ sơ sinh sẽ phình to do cấu tạo của ruột. Ví dụ: Trẻ 1 tháng tuổi bụng to do có cấu tạo ruột khá dài so với kích thước của ổ bụng.

Bụng trẻ sẽ dần dần thon gọn lại khi trẻ lớn lên, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng quá trước hiện tượng này của con. Mẹ chỉ cần chú ý đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và thường xuyên theo dõi con để nắm được tình hình, nhất là tiêu hóa con mình.

Trẻ sơ sinh bụng to bất thường

Trẻ sơ sinh bụng to: Nguyên nhân và cách xử lý - 2

Trẻ sơ sinh bụng to kèm những biểu hiện lạ cần chú ý theo dõi. (Ảnh minh họa)

Ngoài những lý do sinh lý, bụng trẻ sơ sinh to bất thường cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gặp bác sĩ tư vấn nếu trẻ có những biểu hiện sau: trẻ sơ sinh bụng to kèm biếng ăn, bỏ ăn; trẻ bụng to, suy nhược, sút cân nhanh; da trẻ xanh xao,…Trẻ có những nhiểu hiện như vậy rất có khả năng mắc phải một số bệnh nguy hiểm.

2. Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bụng to

- Do đặc điểm sinh lý

Đây là biểu hiện sinh lý bình thường của cấu tạo ruột trẻ, lớn lên bụng con sẽ tự thon gọn lại.

Cách xử lý:

Chăm sóc con bình thường, mẹ cho con bú nên tránh các thực phẩm khó tiêu, không cho con uống lại sữa thừa.

- Do trướng bụng, đầy hơi

Trong quá trình cho trẻ ăn, có thể sữa ngoài không hợp với con hoặc con ăn quá nhiều, không đủ thời gian tiêu hóa. Một số trường hợp khác do đồ ăn của con không hợp vệ sinh, bị nhiễm khuẩn.

Cách xử lý:

+ Cho con bú đúng tư thế, giữ đầu trẻ cao hơn so với dạ dày một chút trong khi ăn.

+ Tập cho bé một số động tác để đẩy hơi trong bụng ra ngoài.

+ Xoa lưng, vỗ ợ hơi cho trẻ.

- Do trẻ sơ sinh ăn quá no

Trẻ ăn quá no, hệ tiêu hóa còn non nớt không kịp xử lý hết toàn bộ thức ăn dẫn đến bụng trẻ phình to, khó chịu thậm chí còn nôn, trớ.

Trẻ sơ sinh bụng to: Nguyên nhân và cách xử lý - 3

Trẻ ăn quá no, hệ tiêu hóa chưa xử lý kịp thời khiến bụng phình to. (Ảnh minh họa)

Cách xử lý:

Ngừng cho trẻ ăn, để trẻ tiêu hóa hết mới tiếp tục cho ăn, cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ liên tục trong ngày thay vì cho trẻ ăn đến no như trước.

- Do trẻ bị phình đại tràng

Phình đại tràng là bệnh thường xuyên gặp ở trẻ, khi đó bụng trẻ sơ sinh phình to, trẻ không đi phân su trong khoảng 1 ngày sau khi sinh. Một số trẻ lớn hơn còn có biểu hiện táo bón kéo dài kèm theo chứng biếng ăn, chậm lên cân.

Cách xử lý:

+ Nếu trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh thì cần đưa trẻ đi khám để có phác đồ điều trị hợp lý và kiểm tra chính xác mức độ bệnh của trẻ.

+ Tại cơ sở y tế bác sĩ sẽ có các phát hiện và lời khuyên thông qua việc chụp đại tràng hoặc sinh tiết trực tràng, đo áp lực hậu môn,…

Về phía cha mẹ cần tạo cho con thói quen ăn uống khoa học, cung cấp đủ nước và đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cho con.

- Do trẻ sơ sinh khóc nhiều

Khóc nhiều cũng là nguyên nhân bụng trẻ phình to vì khi trẻ khóc quá nhiều có thể khiến bé hít nhiều không khí và bụng bị phình ra.

Trẻ sơ sinh bụng to: Nguyên nhân và cách xử lý - 4

Khóc nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến bụng trẻ phình to. (Ảnh minh họa)

Cách xử lý:

Không để trẻ bị đói quá lâu, chăm sóc trẻ và dỗ dành trò chuyện với trẻ mỗi khi con khóc, tìm cách để con ngừng khóc càng sớm càng tốt.

- Do mắc bệnh Hirschsprung

Là căn bệnh thuộc dạng rối loạn di truyền khiến các dây thần kinh của cơ dạ dày không phát triển gây ra những cơn co thắt. Trẻ bị bệnh này thức di chuyển trong dạ dày kém hơn các trẻ khác, khó tiêu và tích tụ lại trong dạ dày khiến bụng trẻ phình to.

Cách xử lý:

Bệnh phải được bác sĩ thăm khám và cho phác đồ chính xác. Còn cha mẹ, khi chăm sóc con mình thì cố gắng cho trẻ ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, mẹ cho con bú cũng phải tránh các loại thực phẩm không tốt cho sữa.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bụng to như viêm gan b, dị ứng thực phẩm,…. Do đó, mẹ cần biết được trẻ sơ sinh bị bụng to là do nguyên nhân nào mới có những cách giải quyết tốt nhất. Khi phát hiện bé có các dấu hiệu bất thường như bụng to, sút cân, bú kém, nôn trớ thường xuyên, da vàng, ngủ li bì, da nhợt nhạt, sốt cao,…thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để khám ngay nhé.

6 cách xử trí tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài 6 cách xử trí tình trạng trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài Hiện tượng đánh hơi nhiều thông thường là dấu hiệu của sự bất ổn trong tiêu hóa, tuy nhiên trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài lại đáng... Bấm xem >>

Từ khóa » Bụng Con Nít To