3 Nhóm Thuốc Trị Lở Loét Da Thông Dụng Nhất - Dizigone

Có nhiều loại thuốc và phương pháp khác nhau để điều trị lở loét. Với người già, nằm liệt lâu ngày hay mắc các bệnh lý nền mạn tính, việc xử lý loét sẽ vô cùng khó khăn, đặc biệt khi chưa biết cách chăm sóc phù hợp. Để hiểu và lựa chọn được thuốc trị lở loét hiệu quả nhất cho người bệnh, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

thuoc-tri-lo-loet thuốc trị lở loét

I. Nhóm thuốc trị lở loét dùng tại chỗ

Các thuốc trị lở loét da tại chỗ thông thường là thuốc bôi hay thuốc rửa. Loại thuốc này tác động trực tiếp lên vết loét, tác dụng nhanh và mạnh. Đây là nhóm thuốc quan trọng nhất trong điều trị vết loét vì nó có thể loại bỏ những nguy cơ làm vết loét ăn sâu, lan rộng như vi khuẩn, nấm và mầm bệnh bên ngoài. 

1. Các thuốc/dung dịch kháng khuẩn cho vết loét

Các dung dịch kháng khuẩn được sử dụng ở bước làm sạch và vệ sinh vết loét. Với nhiều cơ chế diệt khuẩn, nhóm thuốc này loại bỏ được phần lớn các vi sinh vật tồn tại trên bề mặt da. Đó là những yếu tố nguy cơ có thể xâm nhập vào vết loét, gây nặng thêm tình trạng bệnh. Ngoài ra, thao tác rửa vết loét cũng giúp loại bỏ được các bụi bẩn, tế bào chết, dịch viêm. Vết loét sẽ dễ lành hơn khi được loại bỏ các yếu tố này.

Lựa chọn các dung dịch kháng khuẩn ngoài da cần đáp ứng được các tiêu chí:

  • Khả năng diệt khuẩn mạnh, nhanh.
  • Loại bỏ được màng biofilm của vi khuẩn
  • Có khả năng làm sạch sâu
  • Không ảnh hưởng đến mô, tế bào lành
  • Không gây xót, đau đớn cho người bệnh
  • Không gây độc cho cơ thể

Hiện nay, có rất nhiều dung dịch kháng khuẩn được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, phần lớn dung dịch kháng khuẩn chỉ đáp ứng một phần tiêu chí ở trên. Các sản phẩm thông dụng nhất là: 

dung dịch kháng khuẩn vết thương, vết loét

Cồn y tế: Rẻ tiền, dễ sử dụng. Tuy nhiên khả năng diệt khuẩn của cồn kém, gây đau xót và phá hủy mô lành.

Oxy già: Khả năng diệt khuẩn mạnh, làm sạch sâu. Những cũng giống như cồn, oxy già gây đau xót, phá hủy mô và tế bào lành. Oxy già không được khuyến cáo dùng cho những tổn thương sâu như loét dạng đường hầm do phản ứng sinh khí oxygen gây sủi bọt. 

Chlorhexidine: Thuốc sát khuẩn trị lở loét có tác dụng diệt khuẩn mạnh, nhanh. Qua nghiên cứu lâm sàng, một số trường hợp ghi nhận phản ứng dị ứng, viêm da tiếp xúc… nên cần thận trọng khi sử dụng. 

Povidone Iod: Hiệu lực diệt khuẩn trung bình, tác dụng chậm. Do có thành phần chính là iod, sản phẩm này có nguy cơ ảnh hưởng đến tuyến giáp khi dùng lâu dài, trên diện tích da rộng. Povidone iod cũng có nhược điểm gây độc tế bào, chậm lành vết loét. 

Dizigone: Dung dịch kháng khuẩn thế hệ mới, tác dụng theo cơ chế tương tự miễn dịch tự nhiên.

Hiện nay, Dizigone là sản phẩm duy nhất đáp ứng đủ những tiêu chí của sản phẩm lý tưởng dùng cho vết loét. Công nghệ kháng khuẩn ion tiến tiến mang lại cho Dizigone những ưu điểm:  

  •  Loại bỏ 100% vi khuẩn, nấm, bào tử trong 30 giây
  •  Phổ tác dụng rộng, loại bỏ hoàn toàn được màng biofilm
  •  Dịu nhẹ với da, không gây đau xót
  •  Không ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương.
  •  Khử mùi khó chịu tại vết loét

Dizigone khắc phục được hoàn toàn nhược điểm của các dung dịch kháng khuẩn thông thường. Vì vậy, đây là lựa chọn được tin dùng tại nhiều bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc hiện nay. 

loet

loét tỳ đè loet-ty-de

loet ty de loét tỳ đè

chăm sóc vết loét cham-soc-vet-loet

Hiệu quả của Dizigone trên các vết loét tỳ đè mức độ nặng 

Xem thêm phản hồi của khách hàng trên shopee và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét tỳ đè 

dizigone_mua hàng

2. Thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài da trị lở loét

Thuốc mỡ kháng sinh là dạng thuốc bôi có chứa các kháng sinh như neomycin, polymyxin hay sulfadiazine bạc. Thuốc cho tác dụng trên các chủng vi khuẩn khó bị tiêu diệt bởi chất sát khuẩn thông thường

Khi sử dụng sản phẩm này, một lượng kháng sinh được hấp thụ vào cơ thể qua da. Kháng sinh là một chất dễ gây dị ứng với những người nhạy cảm. Phản ứng dị ứng có thể dẫn tới sốc phản vệ gây nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra một số đối tượng có chống chỉ định với kháng sinh thì không sử dụng được chế phẩm này. So với dung dịch kháng khuẩn, kháng sinh có nhiều tác dụng phụ hơn. Do đó, người bệnh chỉ được dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

II. Thuốc điều trị triệu chứng

1. Thuốc giảm đau

Vết loét là một tổn thương da gây nhiều khó chịu, đau đớn. Mức độ đau tỉ lệ thuận với mức độ loét. Ở những bệnh nhân có vết loét lớn, cảm giác đau ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Dựa trên thang đau của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc hỗ trợ giảm đau phù hợp. Đau nhẹ và trung bình sẽ được xử lý bằng các thuốc giảm đau nhóm NSAIDs như paracetamol, ibuprofen, diclofenac… 

thuoc-boi-loet-cho-nguoi-liet thuốc bôi loét cho người liệt

Khi mức độ đau quá nặng, các thuốc trên không đủ đáp ứng điều trị, người bệnh cần phải sử dụng sang các thuốc giảm đau nhóm OPIOIDs. Đại diện của các thuốc nhóm này là codein, pethidin, morphin… Đây là các thuốc gây nghiện nên chỉ dùng dưới sự kiểm soát của cán bộ y tế.

2. Thuốc chống viêm

Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tiêu diệt ổ mầm bệnh, chữa lành tổn thương. Đi cùng với phản ứng viêm là những triệu chứng điển hình: Sưng, nóng, đỏ, đau. Những triệu chứng đó sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, khó chịu nhiều ngày. Đặc biệt, dịch rỉ viêm tiết ra để loại bỏ mô chết cũng sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình tái tạo mô lành. Vì vậy, ngăn chặn phản ứng viêm dai dẳng là mục tiêu phải làm nếu muốn việc điều trị lở loét da có hiệu quả.

Một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen, diclofenac và naproxen có kèm cả tác dụng chống viêm. Ngoài ra có thể sử dụng các thuốc nhóm corticosteroid để cho hiệu quả chống viêm cao. Lưu ý không lạm dụng nhóm thuốc này vì nó có nhiều tác dụng phụ.

III. Sản phẩm hỗ trợ liền vết loét

1. Kem dưỡng phục hồi, tái tạo da

Như tên gọi của nó, kem dưỡng có vai trò cung cấp nước, độ ẩm và dưỡng chất cho vùng tổn thương. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra trong điều kiện ẩm phù hợp, tổn thương sẽ phục hồi, tái tạo nhanh nhất. Do đó, trên những vùng da loét đã khô se, không còn ướt dịch, việc thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp vết loét lành nhanh hơn. Với những vùng loét chưa khô, việc thoa kem là không cần thiết, thậm chí làm kéo chậm tốc độ lành da do khiến vết loét từ trạng thái “ẩm” vừa đủ sang trạng thái “ướt”.

Kem dưỡng hiệu quả – an toàn – tác dụng nhanh dùng cho vết loét: Kem Dizigone Nano Bạc

2. Các yếu tố kích thích tăng trưởng 

Nhiều nhà khoa học đã lên ý tưởng và nghiên cứu về một giải pháp chữa lành vết thương hoàn toàn mới: Sử dụng các yếu tố kích thích tăng trưởng để tái tạo da. Các nghiên cứu đã đưa ra một số kết quả:

  • Hyaluronic Acid giúp tăng tổng hợp Collagen ở mô liên kết, tái tạo tế bào, mô.
  • VEGF giúp hình thành, phát triển các mạch máu mới; tăng cung cấp dinh dưỡng tới vùng bị loét.
  • PDGF điều chỉnh sự phát triển và phân chia tế bào, có vai trò trong hình thành mạch máu. PDGF đang là yếu tố tăng trưởng đầu tiên và duy nhất được Cơ quan quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng trong điều trị các biến chứng loét da.
  • EGF tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái biểu mô bằng cách kích thích sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào sừng.

Ngoài ra, còn rất nhiều yếu tố tăng trưởng khác vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những phát kiến khoa học mới, chưa được áp dụng nhiều trong thực tế điều trị. Trong tương lai, nhóm thuốc này có thể trở mở ra cánh cửa mới đầy hứa hẹn trong chăm sóc và điều trị lở loét da.

>>> Tham khảo: Nghiên cứu ứng dụng của các yếu tố tăng trưởng trong điều trị các tổn thương ngoai da – Bộ phận Phẫu thuật Tạo hình và Tái tạo, Khoa Y Đại học Shimane, Nhật Bản

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần biết về 3 nhóm thuốc phổ biến nhất trong điều trị lở loét da. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh và cách dùng thuốc, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482 hoặc 0964619482.

Từ khóa » Da đầu Bị Lở Loét