Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Chốc Lở đầu ở Trẻ Em Và 8 Cách ... - Dizigone

Tiết trời nóng ẩm của mùa hè Việt Nam là điều kiện thuận lợi để các bệnh da liễu xuất hiện. Với các em bé trong độ tuổi dưới 10, chốc lở đầu là một trong những căn bệnh phổ biến nhất và có khả năng lây lan nhanh. Đặc trưng bởi các nốt bọng nước nhỏ, chốc lở đầu ở trẻ em gây ngứa nhiều, khiến bé vô cùng khó chịu. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bệnh chốc lở đầu ở trẻ em và 8 cách xử lý chốc đầu hiệu quả qua bài viết dưới đây.

bệnh chốc lở đầu ở trẻ em benh-choc-lo-dau-o-tre-em

I. Biểu hiện của bệnh chốc lở đầu ở trẻ em

Chốc đầu là một bệnh da liễu biểu hiện bằng các nhiễm trùng nông ở da do tụ cầu hoặc liên cầu. Trong nhiều trường hợp, cả hai loại vi khuẩn này cùng phối hợp gây bệnh.

Các biểu hiện đặc trưng của chốc đầu được biết đến là trên da đầu xuất hiện các bọng nước nông, rải rác khắp da đầu. Sau đó bọng nước nhanh chóng hóa mủ, dập vỡ và kết vảy. Có 2 loại chốc đầu với các biểu hiện khác nhau:

1. Chốc có bọng nước điển hình

benh-choc-lo bệnh chốc lở

  • Ban đầu, trên da đầu xuất hiện các mảng da dát đỏ kích thước 0,5 – 1 cm. Các mảng này căng ra, mất màu và nhanh chóng hình thành các bọng nước to nhỏ.
  • Bề mặt bọng nước nhăn nheo, có quầng đỏ xung quanh. Sau vài giờ hoặc vài ngày các bọng nước này dập vỡ, đóng vảy tiết dịch màu vàng nâu mật ong.
  • Các vảy tiết làm tóc bết dính, khó chịu. Bệnh nhân thường ngứa, gãi khiến cho các vết tổn thương nặng nề hơn.
  • Bên dưới các vảy là các vết trợt đỏ bị che lấp, lộ ra khi vảy bong.
  • Bệnh thường không để lại sẹo hoặc chỉ bị thâm một thời gian sau đó mờ dần.
  • Chốc có bọng nước thường khỏi sau 7 – 10 ngày, nếu không có các biến chứng nghiêm trọng.

2. Chốc không có bọng nước điển hình

Ban đầu, da đầu cũng có thể xuất hiện các mụn mủ, mụn nước. Nhưng các mụn mủ này tróc mủ rất nhanh, tiết dịch ẩm ướt và không thấy có bọng nước.

  • Bờ của các vết tổn thương trông giống như bệnh nấm da, không có bờ, có thể có vảy da.
  • Vảy tiết phía trên có màu vàng mật ong và có 1 quầng đỏ nhỏ bao quanh. Đôi khi có các tổn thương li ti xung quanh vết chốc.
  • Chốc có bọng nước thường khỏi sau 2 – 3 tuần nếu không có các biến chứng nghiêm trọng khác.

Khi xuất hiện các biểu hiện trên, nếu chốc đầu không được xử lí kịp thời bệnh sẽ đưa đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tại chỗ: Chàm hóa da, chốc loét (tình trạng chốc nặng),…
  • Biến chứng toàn thân: Nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, hiếm hơn có thể gặp viêm màng não, viêm hạch,…

II. Nguyên nhân và nguyên tắc xử lý bệnh chốc lở đầu ở trẻ em

1. Nguyên nhân gây bệnh chốc lở đầu ở trẻ em

benh-choc

Bệnh chốc lở đầu ở trẻ em thường do da đầu bị tấn công bởi tụ cầu, liên cầu hoặc cả 2 kết hợp gây bệnh.

Thể chốc đầu do tụ cầu thường biểu hiện triệu chứng là các bọng nước điển hình. Loại này bọng nước to hơn, sâu hơn và hóa nhiều mủ hơn thể do liên cầu

Khác với tụ cầu, liên cầu gây bệnh chốc biểu hiện là thể chốc không có bọng nước.

Trường hợp cả tụ cầu và liên cầu cùng kết hợp gây bệnh thường gây bệnh trên phạm vi rộng, xuất hiện cả bọng nước và các mụn mủ không bọng nước.

Các yếu tố như tuổi nhỏ, khí hậu thời tiết nóng ẩm, nhiệt cao, điều kiện vệ sinh kém, nhà ở sinh hoạt chật chội là các điều kiện rất thuận lợi cho sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn. Đặc biệt da đầu trẻ là nơi luôn được ủ ấm, ẩm, nên chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn gây chốc xâm nhập và lây lan nhanh chóng.

2. Nguyên tắc xử trí

Nguyên tắc quan trọng nhất trong điều trị chốc đầu là phải loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Các bước điều trị cụ thể cần tuân thủ:

  • Vệ sinh sạch sẽ các thương tổn một cách nhẹ nhàng, cẩn thận để loại bỏ được vi khuẩn, làm mềm và loại bỏ các vảy tiết.
  • Sử dụng các dung dịch kháng khuẩn tại chỗ tiêu diệt vi khuẩn tụ cầu, liên cầu gây bệnh. Một số dung dịch kháng khuẩn hay được sử dụng: dung dịch betadine, chlorhexidine, oxy già, cồn, dung dịch kháng khuẩn Dizigone,…
  • Trường hợp các tổn thương lây lan nhanh chóng, bệnh không thuyên giảm, nhiều mụn mủ bọng nước phải sử dụng kháng sinh bôi tại chỗ. Một số kháng sinh bôi hay dùng điều trị chốc là acid fusidic, mupirocin,…
  • Sử dụng các kem dưỡng như kem Dizigone Nano Bạc,… làm lành các tổn thương, giảm ngứa, kích thích phục hồi, tái tạo da nhanh, tránh để lại sẹo.

Khi tất cả các bước trên đều không làm bệnh tiến triển, mà bệnh có xu hướng nặng hơn, chốc lan cả sang các vùng da khác, bệnh nhân cần được đi khám để bác sĩ chỉ định kháng sinh điều trị toàn thân.

III. Cách xử trí bệnh chốc lở đầu ở trẻ em

1. 5 Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn

Khi mới bị bệnh chốc, các vết chốc chưa bị loét mẹ chỉ cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn có hiệu lực mạnh, có khả năng tiêu diệt tụ cầu là đủ. Dưới đây là 5 loại dung dịch kháng khuẩn thường được các mẹ tin tưởng sử dụng:

1.1. Bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone

Ưu điểm:

  • Phổ tác dụng rộng: Dizigone tiêu diệt được cả vi khuẩn gram (-), gram (+) và nấm gây bệnh, hiệu quả lên tới 99,99%.
  • Thời gian phát huy hiệu lực diệt khuẩn nhanh, chỉ sau 30s.
  • PH trung tính, dịu nhẹ cho da, không gây xót vết thương.
  • Không chứa kháng sinh, khi dùng không gây tác dụng phụ.
  • Hiệu quả diệt khuẩn cao.
  • Không làm tổn thương nguyên bào sợi nên thúc đẩy tái tạo mô nhanh giúp vết thương mau lành
  • Không chứa hóa chất, phẩm màu.

Nhược điểm: Dung dịch có mùi chloride nhẹ.

Hướng dẫn sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:

  • Bước 1:  Mẹ dùng khăn thấm nước ấm đắp lên vết chốc từ 1 – 2 phút giúp cho vảy chốc mềm ra, sau đó lau nhẹ nhàng vết chốc để loại bỏ bụi bẩn, vảy chốc. Vết thương được lau sạch, thoáng khí sẽ giúp dung dịch kháng khuẩn dễ thấm vào da hơn.
  • Bước 2: Xịt trực tiếp hoặc lau, rửa vết chốc bằng dung dịch Dizigone, giữ dung dịch trên vết thương ít nhất 30s. thực hiện sát khuẩn bằng Dizigone từ 3 – 4 lần/ngày.
  • Bước 3: Sau khi thực hiện sát khuẩn vết chốc, chờ vết chốc khô, mẹ tiến hành bôi 1 lớp mỏng kem dưỡng Dizigone nano bạc giúp vết thương mau lành. Nếu vết chốc loét nhiều, mẹ cần thực hiện sát khuẩn liên tục vài ngày để vết chốc khô se hẳn thì mới kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc.

Lưu ý khi sử dụng: Dung dịch sát khuẩn Dizigone cần sử dụng thường xuyên, phải đảm bảo cho vết chốc luôn khô thoáng, sạch sẽ

1.2. Xanh methylen

thuốc bôi tay chân miệng thuoc-boi-tay-chan-mieng1

Ưu điểm:

  • Tiêu diệt được một số loại vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh.
  • Dùng được cho vết thương hở, không gây khô rát khi bôi.
  • An toàn, ít kích ứng, không tác dụng phụ.

Nhược điểm:

  • Phạm vi diệt khuẩn hạn chế.
  • Thời gian xuất hiện tác dụng lâu.
  • Khi sử dụng, da bị nhuộm màu xanh đặc trưng của Xanh methylen gây mất thẩm mỹ.
  • Có thể gây kích ứng nhẹ với người có làn da nhạy cảm.
  • Sử dụng xanh methylen có thể có một số tác dụng phụ trên tiêu hóa, đôi khi có hiện tượng nóng rát, nổi mẩn tại vùng bôi thuốc.

Hướng dẫn sử dụng xanh methylen sát khuẩn:

Sau khi dùng khăn bông và nước ấm thấm và loại bỏ vảy chốc, mẹ dùng tăm bông chấm dung dịch xanh methylen lên vết chốc. Sau đó để vết chốc khô, không cần rửa lại với nước.

Lưu ý khi sử dụng xanh methylen: Cần bôi xanh methylen nhiều lần trong ngày để đạt hiệu quả tối ưu.

>>> Xem bài viết: Xanh methylen: Thành phần, công dụng và lợi ích không thể bỏ qua

1.3. Dung dịch eosine (thuốc đỏ)

Ưu điểm:

  • Khả năng sát khuẩn khá tốt.
  • An toàn, dịu nhẹ với da của trẻ.
  • Dùng được cho vết thương hở.
  • Khả năng làm khô vết thương và dự phòng bội nhiễm tốt.

Nhược điểm:

  • Hiệu lực sát khuẩn nhẹ, giới hạn phạm vi diệt khuẩn.
  • Khi sử dụng để lại màu trên da.
  • Thành phần chứa thủy ngân, dùng lâu dài có thể gây nhiều tác dụng phụ: mẩn ngứa, bong tróc da…

Hướng dẫn sử dụng dung dịch eosine:

  • Bước 1: Mẹ giúp bé vệ sinh sạch sẽ vết chốc bằng cách đắp khăn thấm nước ẩm để vảy chốc mềm ra. Sau đó lau nhẹ nhàng loại bỏ vảy
  • Bước 2: Mẹ có thể nhỏ trực tiếp hoăc dùng tăm bông bôi dung dịch eosin lên vết chốc của trẻ. Mẹ để khô và không cần rửa lại với nước.

Lưu ý khi sử dụng eosin: Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng eosine sát khuẩn cho trẻ.

1.4. Thuốc tím (dung dịch KMnO4 loãng)

bi-choc-lo-boi-thuoc-gi bị chốc lở bôi thuốc gì

Ưu điểm:

  • Tiêu diệt được một số loại vi khuẩn, nấm và virus gây bệnh.
  • Sử dụng được với cả các vết thương phồng rộp, mưng mủ, rỉ nước.

Nhược điểm:

  • Khả năng kháng khuẩn trung bình
  • Hiệu lực sát khuẩn không cao, do dễ bị oxy hóa, không đảm bảo được khả năng sát khuẩn.
  • Dễ làm nhuộm màu quần áo và da khi sử dụng.
  • Có nguy cơ gây kích ứng da, niêm mạc. Không sử dụng được cho các vết thương hở
  • Không tiên sử dụng do phải thực hiện tính toán và pha loãng trước khi dùng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc tím sát trùng:

  • Bước 1: Mẹ tính toán và pha loãng thuốc tím thành dung dịch thuốc tím nồng độ 1/10000.
  • Bước 2: Mẹ sử dụng khăn và nước ấm vệ sinh sạch sẽ vết chốc cho trẻ.
  • Bước 3: Tăm bông được mẹ dùng để thấm thuốc tím và bôi một lớp mỏng lên vết thương và để khô.

Lưu ý khi sử dụng:

  • Thuốc tím được đóng gói ở dạng bột, khi dùng phải pha theo đúng tỉ lệ.
  • Thuốc tím rất dễ bị oxy hóa làm mất hiệu lực sát trùng. Do đó bạn phải giữ thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng và nơi có nhiệt độ quá cao.

>>> Xem bài viết: Sử dụng thuốc tím để sát trùng như thế nào cho an toàn, hiệu quả?

1.5. Chlorhexidine

Ưu điểm:

  • Phổ tác dụng rộng, tiêu diệt được cả vi khuẩn, nấm và virus.
  • Thời gian bắt đầu cho tác dụng nhanh.
  • Tác dụng kháng khuẩn kéo dài.

Nhược điểm:

  • Tác dụng kháng khuẩn kém trên nấm và bào tử.
  • Có thể gây kích ứng da, gây rát da, mẩn ngứa.
  • Gây tổn thương mô hạt, làm chậm quá trình liền sẹo.

Hướng dẫn sử dụng dung dịch chlorhexidine sát khuẩn chốc lở đầu ở trẻ em:

  • Bước 1: Tương tự như các dung dịch trên, mẹ cần dùng khăn bông, nước ấm, lau rửa sạch sẽ vết chốc.
  • Bước 2: Sử dụng tăm bông để chấm vào dung dịch chlorhexidine và bôi vào vết chốc, hoặc dùng gạc thấm dung dịch sát khuẩn rồi rửa sạch vết chốc.

Lưu ý khi sử dụng:

Dung dịch chlorhexidine dễ bị nhiễm khuẩn do đó phải đảm bảo đầu lọ chứa luôn sạch, đậy nắp sau khi sử dụng và không để miệng lọ chạm vào vết thương.

2. 2 Cách sử dụng thuốc mỡ kháng sinh

Trong nhiều trường hợp, bệnh chốc tiến triển nhanh hơn, việc mẹ chỉ sử dụng dung dịch sát khuẩn là chưa đủ để ngăn chặn tụ cầu gây bệnh. Lúc này mẹ phải kết hợp dùng các thuốc kháng sinh dạng mỡ bôi lên vết chốc để tăng cường hiệu lực tiêu diệt vi khuẩn.

2.1. Sử dụng thuốc mỡ mupirocin

choc-lo-dung-thuoc-gi

Ưu điểm: Kháng sinh mupirocin là kháng sinh phổ hẹp, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu vàng, liên cầu. Nhờ đó mà hạn chế khả năng kháng kháng sinh, không ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật sẵn có của cơ thể.

Nhược điểm: Khi bôi thuốc có cảm giác nóng và châm chích tại vị trí bôi.

2.2. Sử dụng kem kháng sinh acid fusidic

Ưu điểm: Acid fusidic và muối natri fusidat cũng là một kháng sinh phổ hẹp. Kháng sinh này tác dụng tốt trên nhóm tụ cầu (đặc biệt là tụ cầu vàng và tụ cầu kháng methicillin). Do đó điều trị chốc do tụ cầu vàng rất hiệu quả, đồng thời không ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật của da.

Nhược điểm: Kháng sinh acid fusidic không nhạy cảm với liên cầu do đó kém hiệu quả với bệnh chốc do liên cầu. Bên cạnh đó, kháng sinh này cũng chỉ có hiệu quả trên những vi khuẩn nhạy cảm do cấu trúc của kháng sinh khó xâm nhập được vào vi khuẩn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh để xử lý chốc lở đầu ở trẻ em

Đầu tiên, mẹ vẫn thực hiện các bước sát khuẩn vùng da chốc của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn. Sau đó, mẹ dùng tăm bông bôi một lớp mỏng thuốc lên vùng da đó và xoa nhẹ cho thuốc thấm vào da tốt hơn. Thực hiện bôi thuốc 2-3 lần/ngày.

Những lưu ý khi điều trị chốc bằng kháng sinh bôi

  • Mẹ không được tự ý sử dụng kháng sinh bôi chốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi bôi thuốc kháng sinh phải tuân thủ đủ liều và bôi đúng theo thời gian quy định theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Không bôi kháng sinh vào các vết chốc đang hở, chảy mủ.

3. Cách điều trị cho trường hợp chốc nặng

choc-lo

Trong các trường hợp điều trị bằng các cách trên mà bệnh chốc vẫn không thuyên giảm và lan rộng hơn mẹ phải nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ sử dụng kết hợp kháng sinh đường uống toàn thân và thuốc bôi tại chỗ để nhanh chóng loại bỏ bệnh chốc.

Một số kháng sinh đường uống hay dùng là: Cloxacillin, amoxicillin, oxacillin, Cefuroxim, các kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin,…. Tùy vào thể trạng trẻ bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị sử dụng kháng sinh uống kết hợp thuốc bôi ngoài da một cách hợp lí.

Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh đường uống: người bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị mong muốn.

>>> Xem bài viết: Bệnh chốc: Hướng dẫn điều trị chuẩn của Bộ Y Tế  

IV. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chốc đầu

benh-choc-lo-kieng-an-gi bệnh chốc lở kiêng ăn gì

Mẹ chú ý bổ sung hoa quả, rau xanh cho bé bị chốc đầu

  • Cắt tóc ngắn: Việc cắt tóc ngắn giúp thuận tiện hơn cho việc điều trị chốc đầu. Tóc ngắn giúp quá trình giữ vệ sinh vết chốc nhanh, đơn giản hơn, dễ bôi thuốc hơn đồng thời loại bỏ môi trường sống lý tưởng của vi khuẩn gây bệnh.
  • Hạn chế cào gãi vết chốc tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
  • Trong thời gian điều trị mẹ nên bổ sung các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất, protein như thịt, cá, sữa, rau cải xanh, cà rốt, dầu oliu,… dưa hấu, cam, đu đủ, sữa chua,… để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
  • Trong quá trình điều trị, mẹ nên cố gắng hạn chế để bé sờ gãi nhiều lên vết chốc để tránh lây lan tới các vùng da khác.
  • Dọn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ thường xuyên, giặt giũ chăn màn của bé, đặc biệt là các vật dụng cá nhân và đồ chơi của bé.

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp cha mẹ đồng hành cùng con vượt qua bệnh chốc lở đầu. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh chốc lở đầu ở trẻ em, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.

Từ khóa » Da đầu Bị Lở Loét