Loét Da đầu Do Thủ Phạm Nào Gây Ra Và Giải Pháp điều Trị? - Nacurgo

Các vết loét trên da đầu rất khó để phát hiện, vì vậy đợi đến khi phát hiện ra thì triệu chứng của bệnh đã tiến triển khá nặng. Các vết loét xuất hiện ở da đầu thường gây cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, đau rát. Ngoài ra những vết loét này còn khó lành và có nguy cơ tái phát cao. Để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần biết được nguyên nhân gây bệnh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tình trạng loét da đầu, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này qua bài viết dưới đây.

☛ Tham khảo trước tại bài viết: Lở loét da là gì?

Mục lục

  • Nguyên nhân gây loét da đầu là gì?
    • 1. Hắc lào
    • 2. Viêm nang tóc
    • 3. Vảy nến
    • 4. Chốc lở
    • 5. Nấm da đầu
    • 6. Viêm da tiết bã
    • 7. Chàm da đầu
    • 8. Chấy trên đầu
  • Chăm sóc và điều trị loét da đầu bằng cách nào?
    • 1. Chăm sóc tại nhà
    • 2. Xử lý vết loét da dầu với bộ sản phẩm chăm sóc vết thương Nacurgo
    • Điều trị bằng thuốc bôi
  • Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nguyên nhân gây loét da đầu là gì?

Khác với các bệnh lý về da đầu như rụng tóc, gàu, nấm,… thì loét da đầu là một biểu hiện không mấy phổ biến. Điều này khiến người bệnh lầm tưởng và chủ quan về tình trạng này. Loét da đầu do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm:

1. Hắc lào

Hắc lào là bệnh nhiễm nấm khá phổ biến. Nó có thể khởi phát ở bất kỳ bộ nào trên cơ thể, trong đó bao gồm cả da đầu. Dấu hiệu nhận biết hắc lào là các vết đỏ hình tròn hoặc hình vòng cung kèm theo vảy và cảm giác ngứa rát khó chịu.

1. Hắc lào 1
Hắc lào trên da đầu hởi phát có dạng hình tròn kèm vảy và ngứa ngáy

Người bệnh thường có thói quen đưa tay lên đầu gãi ngứa, làm sứt da. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng sẽ tiến triển thành các vết loét và lan ra nhiều điểm khác nhau trên da đầu, gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Bệnh hắc lào có thể lây từ người này sang người khác, hay thậm chí là từ động vật sang người. Đặc biệt trong môi trường ẩm ướt như hồ bơi sẽ tạo điều kiện cho hắc lào lây lan nhanh hơn. Vì vậy để tránh nguy cơ mắc bệnh, bạn không nên dùng chung vật dụng cá nhân liên quan đến da. Bên cạnh đó, sau khi tiếp xúc với vật nuôi cần rửa tay sạch sẽ để diệt khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh.

2. Viêm nang tóc

Cho những ai chưa biết thì nang tóc (hay còn gọi là nang lông) là những túi nhỏ nằm dưới da đầu chứa các chất dinh dưỡng nuôi mái tóc óng mượt, khỏe mạnh. Khi các nang lông này bị vi khuẩn, vi rút hoặc nấm xâm nhập gây viêm nhiễm thì người ta gọi tình trạng này là viêm nang tóc.

2. Viêm nang tóc 1
Người bị viêm nang tóc mọc những mụn nhọt sưng đỏ ở chân tóc có thể đau hoặc không

Người bị viêm nang tóc sẽ có những biểu hiện như: chân tóc nổi một vết sưng đỏ giống như mụn nhọt có thể đau hoặc không, có vảy và ngứa ngáy dữ dội. Người bệnh thường có thói quen gãi da đầu dẫn đến trợt da, lở loét. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra nhiều biến chứng như hói da đầu, rối loạn giấc ngủ, giảm sút trí nhớ thậm chí là suy nhược thần kinh.

Đối tượng có nguy cơ bị viêm nang tóc là những người cạo hoặc nhổ tóc, người có thói quen thường xuyên sờ hoặc gãi da đầu, đội mũ quá kín hoặc quá lâu khiến da đầu bí bách, đổ mồ hôi, để tóc ẩm ướt ngủ qua đêm,…

Thông thường, ở giai đoạn đầu khi bệnh mới khởi phát, viêm nang tóc sẽ tự khỏi nếu người bệnh biết cách chăm sóc vết loét trên da đầu. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng một số cách làm thuyên giảm các triệu chứng như đắp khăn ấm lên da đầu làm giảm đau, ngứa hoặc sử dụng thuốc mỡ bôi làm dịu da.

3. Vảy nến

Bệnh vẩy nến là tình trạng cơ thể thay thế các tế bào da nhanh hơn nhiều so với bình thường, gây ra các mảng da khô, đỏ và có vảy. Những mảng này có thể xuất hiện ở hầu hết mọi nơi trên cơ thể, kể cả da đầu. Theo ước tính, cứ 100 người bị vảy nến thì có đến 50 người bị trên vùng da đầu

Những người bị bệnh vẩy nến da đầu có thể bị ngứa, da bong tróc trông giống như gàu . Gãi các khu vực bị ảnh hưởng có thể gây ra vảy, lở loét, chảy máu và rụng tóc tạm thời.

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt để bệnh vảy nến da đầu. Người bệnh chỉ có thể cải thiện triệu chứng bằng cách sử dụng các loại kem bôi chuyên dụng như thuốc ức chế miễn dịch, thuốc bôi corticoid,… quang trị liệu, chiếu laser. Đồng thời cần hạn chế hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, kiểm soát căng thẳng giúp kiểm soát nguy cơ bệnh tái phát.

4. Chốc lở

Chốc lở là một bệnh liên quan đến nhiễm trùng da phổ biến ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây nên chốc lở là do sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương hở cụ thể bao gồm:

  • Vi khuẩn Staphylococcus: Thực chất đây là một loại vi khuẩn có sẵn trên da, chúng sinh sống trên bề mặt da người và không gây hại. Tuy nhiên chúng có thể gây nhiễm trùng khi xâm nhập vào vết thương hở trên da người bệnh từ đó gây nên bệnh chốc lở.
  • Vi khuẩn Streptococcus: Vi khuẩn này khi có nguy cơ gây nên chốc lở khi xâm nhập vào vết cắt hoặc vết thương. Chúng rất dễ lây lan từ người sang người bằng đường tiếp xúc trực tiếp qua da, gián tiếp khi chạm vào đồ vật hoặc hắt hơi và ho.
4. Chốc lở 1
Chốc lở ở da đầu

Chốc lở thường khởi phát phổ biến ở da mặt, đặc biệt là các vùng da quanh mũi và quanh miệng, nhưng đối khi nó cũng có thể xuất hiện ở da đầu. Biểu hiện của da đầu khi mắc chốc lở là những vết loét đỏ và mụn nước, chúng có thể vỡ ra và để lại lớp vỏ màu vàng nâu, đóng vảy khiến người bệnh đau đớn và ngứa ngáy không thôi.

Mặc dù bệnh chốc lở ở mức độ nhẹ có thể tự khỏi nhưng điều trị kịp thời vẫn rất quan trọng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc uống để giúp:

  • Ngăn ngừa nhiễm trùng trở nên tồi tệ hơn
  • Giảm nguy cơ truyền bệnh cho người khác
  • Giảm nguy cơ biến chứng

5. Nấm da đầu

Nhắc đến các bệnh về da đầu phổ biến có thể khiến da lở loét thì không thể không đề cập đến nấm da đầu. Nấm có thể xâm nhập vào da đầu khi hệ miễn dịch suy yếu. Người bị nấm da đầu sẽ có các biểu hiệu như rụng tóc, da đầu nhờn rít xuất hiện gàu, kèm theo là cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Nấm da đầu khi bị nhiễm trùng sẽ tiến triển thành các vết lở loét khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm nấm da đầu mà người bệnh cũng cần lưu ý bao gồm:

  • Lười gội đầu
  • Thường xuyên đi ngủ khi tóc còn ướt
  • Để tóc ẩm ướt rồi nằm lên gối
  • Không thay đổi chăn gối định kỳ
  • Tiếp xúc với vật nuôi bị bệnh nhưng không rửa tay

Tốt nhất khi xuất hiện các dấu hiệu của nhiễm nấm da đầu, người bệnh cần đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn điều trị. Trường hợp nhẹ có thể sử dụng thuốc bôi để loại bỏ nấm. Nặng hơn có thể dùng thuốc hoặc tiêm.

6. Viêm da tiết bã

Tình trạng viêm da tiết bã có thể xuất hiện ở những vùng có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như: mặt, lưng, trán, quanh miệng, nách,… trong đó bao gồm cả da đầu. Nguyên nhân gây bệnh là do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh tạo điều kiện lý tưởng cho nấm Malassezia ovale (Malassezia furfur) hay vi khuẩn P. acne xâm nhập vào da và gây viêm.

Viêm da tiết bã trên da đầu có những biểu hiện chung là da đóng vảy, bong tróc, tóc rụng kèm theo cảm giác ngứa ngáy khiến người bệnh khó chịu. Những triệu chứng này có xu hướng thuyên giảm vào mùa hè và bùng phát mạnh vào mùa đông.

6. Viêm da tiết bã 1
Viêm da tiết bã ở trẻ em hay còn gọi là “cứt trâu” là các vảy trắng hoặc vàng bám quanh đầu trẻ

Ngoài ra, biểu hiện của bệnh trên từng đối tượng cũng khác nhau. Ở trẻ em, viêm da tiết bã tạo ra các vảy trắng hoặc vàng bám quanh đầu trẻ, dân gian còn gọi là bệnh ‘cứt trâu’. Ở người lớn, viêm da tiết bã là nguyên nhân chủ yếu của gàu.

Phương pháp điều trị viêm da tiết bã ở da đầu cũng sẽ có sự khác nhau tùy vào từng đối tượng mắc bệnh. Ví dụ ở trẻ em, viêm da tiết bã có xu hướng tự biến mất khi trẻ bước sang độ tuổi nhất định. Trẻ nhỏ có làn da mỏng và nhạy cảm hơn, do đó bác sĩ khuyên mẹ nên sử dụng những loại dầu gội dành riêng cho trẻ nhỏ, có chiết xuất thiên nhiên, điều này khiến cho các “mảng cứt trâu” trên da bé bong dần.

Còn ở người lớn, thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyên dùng dầu gội đầu có thành phần tự nhiên, có tác dụng gội sạch sâu, loại bỏ gàu. Trường hợp bệnh tiến triển dẫn đến nhiễm trùng da, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh, chống viêm.

7. Chàm da đầu

Bệnh chàm hay còn gọi là eczema. Chàm da đầu xảy ra khi có hiện tượng giảm tiết bã nhờn trên da đầu khiến da bị khô, dễ kích ứng, lở loét, nhiễm trùng.

7. Chàm da đầu 1
Chàm da đầu là những mảng da đỏ, da khô, tróc vảy và kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Dấu hiệu để nhận biết sự xuất hiện của chàm da đầu là những mảng da đỏ có ranh giới rõ ràng so với vùng da xung quanh, tiếp đó da sẽ khô, tróc vảy và kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không được điều trị kịp thời, da đầu ngày càng trở nên dày lên, bề mặt thô ráp sần sùi, có thể nứt nẻ và chảy máu. Người ta gọi hiện tượng này là lichen hóa.

Chàm da đầu có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh tiến triển dai dẳng và rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị cụ thể.

8. Chấy trên đầu

Chấy là loại bọ cực nhỏ, nhỏ hơn hạt gạo, sống trên tóc người. Chúng đẻ trứng ở gần đáy sợi tóc và tồn tại bằng cách hút một lượng máu nhỏ từ da đầu. Chấy rất dễ lây lan qua tiếp xúc gần, đặc biệt là ở trẻ em hoặc những người dùng chung bàn chải và

Chấy có thể gây ngứa dữ dội. Gãi da đầu có thể gây lở loét và đóng vảy khiến tình trạng ngứa ngáy càng thêm trầm trọng. Các vết loét này có thể bị nhiễm trùng, có thể phải điều trị bằng kháng sinh.

Mọi người có thể điều trị chấy tại nhà bằng dầu gội có tẩm thuốc và dùng lược đặc biệt để diệt chấy và loại bỏ trứng của chúng trên tóc. Có thể cần một vài lần điều trị để loại bỏ hoàn toàn sự xâm nhập của chấy. Để thành công nhất, tốt nhất là bạn nên làm theo các hướng dẫn đi kèm với các sản phẩm trị chấy một cách cẩn thận.

Chăm sóc và điều trị loét da đầu bằng cách nào?

Muốn điều trị vết loét da đầu hiệu quả, người bệnh cần dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh. Như đã trình bày ở trên, loét da đầu do các bệnh lý viêm nhiễm về da gây ra như nấm da, viêm da tiết bã, chấy,… Chữa loét da đầu bằng cách loại bỏ tận gốc các nguyên nhân gây bệnh – đây là phương pháp điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất.

1. Chăm sóc tại nhà

Chăm sóc da đầu đúng cách bằng việc gội đầu thường xuyên, luôn giữ cho tóc khô trước khi buộc lên, không dùng chung vật dụng chăm sóc cá nhân như khăn tắm, mũ, lược với người khác,… vừa có thể ngăn ngừa vừa giúp điều trị loét da đầu hiệu quả. Một số biện pháp chăm sóc loét da đầu mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà bao gồm:

Đắp khăn ấm lên đầu: Hơi ấm từ khăn làm tăng lưu thông máu ở vùng da đầu, từ đó giúp làm dịu cơn ngứa và giảm đau do loét da đầu hiệu quả.

Bôi giấm táo: Phương pháp trị loét da đầu bằng giấm táo chưa được biết đến nhiều song công dụng của nó mang đến rất hiệu quả. Giấm táo chứa axit citric, là loại axit tự nhiên giúp loại bỏ nấm, vi khuẩn và virus có thể gây ra các vết loét da đầu. Ngoài ra, bôi giấm táo cũng làm giảm ngứa da đầu và các triệu chứng khác liên quan đến vết loét da đầu bằng cách cân bằng độ pH da đầu và tiêu diệt các vi khuẩn gây cản trở nang tóc.

1. Chăm sóc tại nhà 1
Giấm táo chứa axit citric giúp loại bỏ nấm, vi khuẩn và virus có thể gây ra các vết loét da đầu

Cách sử dụng: Gội sạch đầu với nước và để khô tự nhiên, sau đó cho 5ml giấm táo và 5 ml nước vào bình xịt. Bôi hỗn hợp này lên da đầu và để 15 phút trước khi gội với dầu gội đầu nhẹ.

Massage da đầu với tinh dầu tràm: Dầu tràm là một chất chống nấm mạnh cũng như một loại kem dưỡng ẩm. Nó giúp làm sạch và loại bỏ các sinh vật gây nhiễm từ da đầu. Tinh dầu tràm cũng có thể giết chấy trên đầu và giúp làm dịu ngứa. Bạn có thể massage da đầu trong khoảng 15 -20 phút với 4-5 giọt tinh dầu. Nên thực hiện phương pháp này khi vừa gội đầu xong để tinh dầu thấm vào da đầu nhanh hơn.

Massage da đầu với dầu dừa: Trường hợp loét da do chàm da đầu với triệu chứng đặc trưng là khô da, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa tình trạng đó bằng cách sử dụng tinh dầu dừa. Massage da đầu bằng dầu dừa giúp tăng độ ẩm cho da đầu, đồng thời dầu dừa cũng có tác dụng chống lại vi khuẩn có hại và loại bỏ chấy. Từ đó điều tị hiệu quả ngứa da đầu.

Tránh các sản phẩm chăm sóc tóc nhiều hoá chất: Việc chọn đúng sản phẩm chăm sóc tóc rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về vết loét da đầu. Thực tế, các chuyên gia đã chứng minh được rằng những sản phẩm giàu hóa chất khiến da đầu bị khô, ngoài ra còn khiến cho nang lông dễ bị nhiễm trùng hơn. Vì vậy, người bệnh đang có vết loét da đầu nên lực sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc có thành phần là nguyên liệu từ tự nhiên, an toàn và lành tính cho da.

2. Xử lý vết loét da dầu với bộ sản phẩm chăm sóc vết thương Nacurgo

Thông thường, quá trình thực hiện chăm sóc xử lí các vết loét trên da sẽ được thừ hiện theo thứ tự 3 bước

Bước 1: Rửa sạch vết loét hàng ngày

  • Rửa sạch và sát khuẩn bề mặt loét da bằng Dung dịch rửa và làm sạch vết thương Nacurgo (chai xanh). Với thành phần chính là dung dịch nước điện hóa chứa chất oxy hóa như HClO*, OH-,… sản phẩm có khả năng diệt khuẩn một cách nhanh chóng đồng thời loại bỏ các tế bào chết, làm sạch bề mặt vết thương. Không chỉ sạch khuẩn, loại bỏ bụi bẩn, Nacurgo là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đủ 5 tiêu chí: “NGỪA KHUẨN – SẠCH NHẦY – AN TOÀN – MÁT DỊU – KHỬ MÙI”. Để có được công dụng tuyệt vời trên, trong bảng thành phần của dung dịch có chứa tinh chất chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên như: lá trầu không, trà xanh, tinh chất nghệ trắng, lô hội,…
  • Dùng nhíp đã khử trùng sạch sẽ để loại bỏ các dị vật trên bề mặt vết loét như: tế bào da chết, các mô hoại tử, dịch tiết, mủ vàng,…

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

Bước 2: Che phủ và làm lành vết loét với Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng)

2. Xử lý vết loét da dầu với bộ sản phẩm chăm sóc vết thương Nacurgo 1
Bảo vệ vết thương bằng dung dịch tạo màng sinh học Nacurgo

Với bộ 3 thành phần gồm màng sinh học Polyesteramide, tinh nghệ siêu phân tử Nano Curcumin và tinh chất trà xanh  Camellia Sinensis, Nacurgo dạng xịt (chai vàng) vừa giúp sát khuẩn làm sạch vết loét, vừa có tác dụng chống viêm, giúp tổn thương nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Đặc biệt màng sinh học Polyesteramide các tác dụng bảo vệ vết loét, tạo một màng da nhân tạo ngăn chặn quá trình nhiễm khuẩn và thấm nước, cùng với khả năng tự phân hủy sau 4-5 tiếng, các vết loét da ở đầu vẫn được che phủ tránh vi khuẩn xâm nhập nhưng lại không bị bí bách.

Sử dụng Nacurgo với các vết loét da dầu cần chú ý: Người bệnh sau khi rửa sạch các vết loét da đầu, dùng tăm bông chấm vào dung dịch rồi chấm lên vết loét để đỡ dây ra vùng da đầu với tóc khác, tránh để Nacurgo vào mắt, mũi, miệng. Sau 4 đến 5 tiếng khi lớp dung dịch cũ đã  biến mất, người bệnh lại tiếp tục thực hiện chấm Nacurgo đề lên vết cũ.

BẤM VÀO ĐÂY” ĐỂ XEM ĐỊA CHỈ NHÀ THUỐC BÁN NACURGO UY TÍN TRÊN TOÀN QUỐC

2. Xử lý vết loét da dầu với bộ sản phẩm chăm sóc vết thương Nacurgo 2

Hoặc để mua bộ sản phẩm Nacurgo giao tận nhà BẤM VÀO ĐÂY

Điều trị bằng thuốc bôi

Ngoài các biện pháp chăm sóc tại nhà, khi loét da đầu tiến triển đến mức độ nặng hơn, người bệnh cần đến sự can thiệp của thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm dạng bôi. Để lựa chọn được các loại thuốc bôi phù hợp và hiệu quả, người bệnh cần thăm khám và xin ý kiến từ bác sĩ da liễu uy tín. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu kết hợp các loại dầu gội dược liệu đặc trị để vừa cải thiện nhanh chóng tình trạng loét da trên da đầu, vừa giúp nuôi dưỡng các nang tóc khiến tóc nhanh khỏe trở lại.

Khi được chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi, người bệnh sẽ làm sạch vùng da dầu bị loét, bôi thuốc và chấm Nacurgo cuối cùng để thuốc và Nacurgo cùng phát huy hiệu quả.

☛ Tham khảo thêm: Lựa chọn thuốc bôi cho vùng da bị lở loét hiệu quả!

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Loét trên da đầu thường sẽ nhanh chóng khô lại, đóng vảy, bong tróc vảy, da sẽ trở lại bình thường. Tuy nhiên, một số trường hợp loét nhiễm trùng, tiến triển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám kịp thời. Bệnh nhân cần nói chuyện với bác sĩ khi vét da đầu có các biểu hiện như:

  • Nếu bạn đã thử kết hợp giữa bôi thuốc với sử dụng các loại dầu gội dược liệu chuyên biệt theo kê đơn của bác sĩ trong vài tuần nhưng các triệu chứng vẫn không thuyên giảm.
  • Tình trạng đau và ngứa ở vùng đầu bị loét tăng lên.
  • Người bệnh có triệu chứng phát sốt.
  • Mảng mảng loét da đầu trở nên sưng tấy, chảy dịch.
  • Sau khi bỏng tróc vảy, loét da lại tiếp tục tái phát.

Như vậy trên đây là tất các các thông tin về tình trạng loét da đầu bao gồm nguyên nhân và cách điều trị bệnh. Loét da đầu thường khó điều trị và lâu lành hơn so với loét da thông thường bởi chúng khó phát hiện. Vì vậy, tránh trường hợp loét da đầu gây ra các biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân, bệnh cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Tuyệt đối không chủ quan với các bệnh về da đầu.

Link tham khảo

https://vov.vn/suc-khoe/lam-the-nao-de-dieu-tri-lo-loet-da-dau-759953.vov

https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/scalp-scabs

Từ khóa » Da đầu Bị Lở Loét