“3 Tại Chỗ” Khi áp Dụng Chỉ Thị 16 Là Gì? - CIS Law Firm
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo 19 tỉnh phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 từ ngày 19/07/2021.
Bên cạnh đó, để tăng cường công tác phòng chống dịch, truy vết F0 ra khỏi cộng đồng, nhiều địa phương đã có những biện pháp MẠNH, đó là thực hiện “3 tại chỗ” đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như Tp.Hcm, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Long An… và yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nếu không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải dừng hoạt động.
Vậy “3 tại chỗ” là gì, áp dụng như thế nào, doanh nghiệp không đáp ứng “3 tại chỗ” thì phải dừng hoạt động? Các bạn hãy cũng xem bài viết này để được giải đáp nhé.
“3 tại chỗ” là gì?
Ngày 14/7/2021, Bộ Lao Động – Thương Binh Và Xã Hội – Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam – Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp Việt Nam đã có Công văn 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM về việc tổ chức thực hiện vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó cũng có nội dung liên quan đến mô hình “3 tại chỗ”.
Theo đó, Công văn nêu trên hướng dẫn, khuyến nghị đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện “3 tại chỗ” (tức là sản xuất tại chỗ – ăn tại chỗ – nghỉ tại chỗ) và phải đảm bảo các yêu cầu về:
– Phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn;
– Đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định
– Đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.
“3 tại chỗ” được áp dụng như thế nào?
– Tại TP HCM, đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện 3 tại chỗ như:
+ Công ty Cofidec thuộc Tổng Công ty Satra đã bố trí Phòng lưu trú cho công nhân làm việc “3 tại chỗ” có tường xây chắc chắn, có cửa đi và cửa sổ… đạt yêu cầu thông gió, chiếu sáng tự nhiên, tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế… công nhân được cấp các vật dụng cá nhân và hạn chế tối đa công nhân tiếp xúc gần với nhau.
+ Công ty VISSAN bố trí chia công nhân thành 2 nhóm: Một nhóm sản xuất bên trong và một nhóm vận chuyển bên ngoài. Hai nhóm này thực hiện nhiệm vụ độc lập, không tiếp xúc với nhau. Công ty tổ chức nấu ăn ngày 3 bữa, và sắp xếp chỗ ở cho công nhân tại một số nhà kho được dọn sạch sẽ, thoáng mát.
– Tại Bà Rịa Vũng Tàu: cũng áp dụng “3 tại chỗ” tương tự như TP.HCM, tuy nhiên, một số địa phương ở tỉnh này có cho phép nếu không bố trí được “3 tại chỗ” thì triển khai “3 cùng” cho người lao động, tức là: cùng làm việc, cùng đi một phương tiện, cùng nghỉ một nơi.
Chúng ta có thể thấy là đối tượng cần thiết áp dụng “3 tại chỗ” là các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, sử dụng số lượng lao động nhiều, nếu để công nhân, người lao động di chuyển thường xuyên từ nhà đến nơi làm việc sẽ khó đảm bảo trong công tác phòng chống dịch.
Không thực hiện được 3 tại chỗ, bị xử lý như thế nào?
Việc áp dụng mô hình “3 tại chỗ” hay “3 cùng” như vừa nêu trên, hay “hai địa điểm, một con đường” là các biện pháp góp phần giúp cho các đơn vị sản xuất kinh doanh đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, nhưng đồng thời vẫn duy trì được việc sản xuất, đảm bảo cung cấp các sản phẩm thiết yếu cho người tiêu dùng.
Trường hợp các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc danh mục được tiếp tục hoạt động khi đang áp dụng Chỉ thị 16 nhưng không thực hiện “3 tại chỗ” theo yêu cầu của chính quyền địa phương thì có thể bị coi là không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và có thể bị phạt theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ, với mức phạt tiền lên đến 20 triệu đồng và theo Chỉ thị 16, đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh đó sẽ bị yêu cầu ngừng hoạt động.
Người lao động, công nhân đi làm việc tại đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh đã bị yêu cầu ngừng hoạt động thì có thể bị coi là ra đường không có lý do chính đáng, vi phạm chính sách giãn cách xã hội mà địa phương đang áp dụng theo chỉ thị 16, mức phạt tiền cho hành vi này là từ 1 – 3 triệu đồng theo điểm a, khoản 1, điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm thông tin theo video bên dưới:
CÔNG TY LUẬT CIS
109 Hoàng Sa, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM 028 3825 7196 – 0938 548 101 Email: info@cis.vn
Từ khóa » Sx 3 Tại Chỗ
-
“3 Tại Chỗ”: Lựa Chọn Khó Khăn Nhưng Cấp Thiết - Tin Nổi Bật - Bộ Y Tế
-
Sản Xuất “3 Tại Chỗ” - Phương án đảm Bảo Mục Tiêu Kép Cho Doanh ...
-
TP HCM đưa Ra 4 Phương án Sản Xuất Cho Doanh Nghiệp
-
Doanh Nghiệp Tuân Thủ Nghiêm "3 Tại Chỗ", Bảo đảm Chống Dịch Và ...
-
Linh Hoạt Hơn Phương án Duy Trì Sản Xuất “3 Tại Chỗ” - Dịch COVID-19
-
Duy Trì "3 Tại Chỗ" để Vừa Chống Dịch, Vừa Sản Xuất
-
Hướng Dẫn, Khuyến Nghị Về Việc Tổ Chức Thực Hiện Vừa Cách Ly, Vừa ...
-
Doanh Nghiệp '3 Tại Chỗ' Vừa Làm Vừa Lo - Báo Tuổi Trẻ
-
TP.HCM đưa 4 Phương án Sản Xuất Cho Doanh Nghiệp Trong 1 Tháng ...
-
Doanh Nghiệp Gặp Khó Khăn Khi Triển Khai Mô Hình Sản Xuất “3 Tại Chỗ”
-
Hỗ Trợ Doanh Nghiệp áp Dụng Phương án “3 Tại Chỗ” để Sản Xuất
-
Doanh Nghiệp Thực Hiện Sản Xuất '3 Tại Chỗ' - Bài Cuối
-
Thực Hiện Phương án “3 Tại Chỗ”, Bảo đảm ổn định Sản Xuất
-
Bình Dương Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Sản Xuất Theo Phương án 3 Tại Chỗ
-
Biện Pháp Phòng Chống Dịch Covid-19 Trong Sản Xuất, Kinh Doanh ...
-
Đăng Ký Thực Hiện Phương án Sản Xuất "3 Tại Chỗ" - Báo Đồng Nai
-
Mẫu Phương án Sản Xuất An Toàn, Phòng Chống Dịch Covid-19
-
Doanh Nghiệp Hoạt động “3 Tại Chỗ” Phải Thực Hiện Nghiêm Các Biện ...
-
Khu Công Nghiệp ở TP HCM Vẫn Sản Xuất '3 Tại Chỗ' Từ 23/8