3 Thức Cột Hy Lạp Trong Kiến Trúc Cổ điển: Doric, Ionic & Corinth
Thức cột hay gọi cách khác là kiến trúc cột trụ chính là một trong những nét nổi bật của kiến trúc cổ Hy Lạp và La Mã. 3 thức cột Hy Lạp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về kiến trúc cổ điển. Tham khảo ngay bài viết dưới đây của A&More nhé.
1. Thức cột Doric Hy Lạp
Thức cột thực chất là hệ thống tỷ lệ, là một hình thức trang trí cột. Đây cũng chính là cách người Hy Lạp cổ đại tìm kiếm đến cái đẹp lý tưởng. Thức cột Hy Lạp là đặc trưng nổi bật nhất trong kiến trúc cổ điển. Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong kết cấu mà còn tạo nên sự bề thế, uy nghi và tính thẩm mỹ cho các công trình. Trong kiến trúc cổ Hy Lạp có 3 loại thức cột chính: cột Doric, cột Lonic và cột Corinth.
Thức cột Doric là thức cột cổ nhất (vào khoảng thế kỷ 7 TCN và hoàn thiện vào thế kỷ 5) và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột Hy Lạp cổ điển. Hậu thân của Doric là thức cột Toscan, do người Dorian sáng tạo ra và phát triển mạnh, phổ biến ở khu vực miền Nam nước Ý.
Loại hình thức cột này có thiết kế khá đơn giản, không có phần đầu cột và đế cột. Nó được hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đá. Đây cũng là thức cột có khả năng chịu lực cao nhất trong cả 3 loại thức cột Hy Lạp. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao cột khoảng 1:4. Người ta thường so sánh vẻ đẹp và sự chắc chắn, khỏe khoắn và mạnh mẽ của thức cột này với thân hình cường tráng của một người đàn ông. Thức cột Doric được sử dụng nhiều và phổ biến nhất ở đền Parthenon và đền Propylaea ở Athena.
>>>> THAM KHẢO: Giải mã vai trò tỉ lệ vàng trong kiến trúc & thiết kế nội thất
2. Thức cột Ionic trong kiến trúc cổ điển
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khỏe khoắn của thức cột Doric thì thức cột Ionic mang vẻ đẹp mềm mại, nữ tính và được thiết kế có phần cầu kì hơn. Thức cột Ionic ra đời từ khoảng thế kỷ VI trước CN và bắt nguồn từ vùng thuộc địa của Hy Lạp – Lonia. Trong thiết kế thức cột Ionic, các trụ cột Inonic xuất hiện với dáng vẻ thanh mảnh và mềm mại hơn so với thức cột Doric.
Thức cột Ionic đặt trên phần đế và có phần bệ đỡ nằm giữa thân cột và đế cột. Đầu cột có 2 vòng xoắn ốc được gắn trên đầu cột được trang trí gờ chỉ. Đầu cột được trang trí với các họa tiết khắc chìm. Cột Ionic có 24 gờ sống trong khi cột Doric chỉ có 20 gờ. Các dầm ngang của cột Ionic được phân vị theo chiều ngang thành 3 dải. Tỷ lệ đường kính cột trên chiều cao là 1:9.
Có thể thấy thức cột Hy Lạp cổ Ionic xuất hiện khá nhiều và phổ biến ở các công trình nổi tiếng như: đền thờ Hera ở Samos, đền Artemis ở Ephesus, đền Apollo ở Bassae, đền Erecteyon ở Athena.
3. Corinth – Thức cột Hy Lạp trong kiến trúc
Loại thức cột Hy Lạp ra đời muộn nhất là Corinth. Thức cột Corinth ra đời vào khoảng thế kỷ 5 TCN. Cái tên Corinth thực chất là tên một thành phố ở Hy Lạp. Tuy nhiên thức cột Corinth lại được xuất hiện và sử dụng rộng rãi ở Athens. Trong 3 thức cột Hy Lạp thì đây được xem là thức cột hoàn thiện và có vẻ đẹp hoa mỹ nhất.
Thức cột Corinth có đường nét mảnh mai, trang trí cầu kì. Đầu cột có nhiều chi tiết đẹp, giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp (acanthe). Thức cột này do kiến trúc sư Callimachus sáng tạo ra. Ưu điểm lớn nhất của thức cột Corinth so với 2 thức cột trên là đối xứng nhiều chiều và có thể cảm nhận được không gian.
Thức cột Corinth được tìm thấy nhiều nhất tại đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae, đền Mars Ultor trong hệ thống tòa án Augustus, đền bậc đài vòng ở Vienne.
Để phân biệt các thức cột, người ta thường dựa vào các chi tiết trên cột, đặc biệt là ở phần đầu cột. Nếu như thức cột Doric được thiết kế đơn giản nhất với phần đầu cột trơn đơn giản thì thức cột Ionic lại có phần cột trang trí tỉ mỉ hơn với đầu cột là 2 vòng xoắn ốc cuộn vào trong. Thức cột Corinth là thức cột xuất hiện sau cùng và được xem là tỉ mỉ và hoa mỹ nhất. Thân cột và đầu cột Corinth được trang trí, thiết kế bằng các hình hoa lá, các lá phiến thảo hình xoắn ốc cầu kỳ.
Các thức cột Hy Lạp cơ bản trong kiến trúc cổ điển vẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong các công trình thiết kế hiện địa ngày nay. Tại Việt Nam, thức cột xuất hiện nhiều trong các công trình với thiết kế cổ điển, Tân cổ điển có quy mô lớn. Dù hiện nay phát triển thêm rất nhiều phong cách kiến trúc mới mẻ nhưng phong cách cổ điển và vẻ đẹp ấn tượng của nó vẫn luôn được yêu thích tại nhiều nơi trên thế giới.
Trên đây là những thông tin thú vị về các loại thức cột Hy Lạp của nên kiến trúc cổ điển. Mỗi thức cột sẽ có một vẻ đẹp khác nhau theo từng thời kỳ và vẫn được ứng dụng khá rộng rãi trong các công trình thiết kế ngày nay. Nếu muốn nhận được tư vấn thêm chi tiết bạn hàng có thể liên hệ ngay với A&More qua các thông tin sau:
- Website: https://amore-architecture.vn/
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 29 Ngõ 79 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
- Địa chỉ văn phòng: Tầng 3 Tòa nhà 34 ngõ 28B Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, TP Hà Nội
- Nhà máy sản xuất đồ gỗ: 138 Đức Giang, Long Biên, Hà Nội
- Giấy phép kinh doanh số: 0104561190 | Cấp ngày: 06/04/2010 bởi Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. Hà Nội
- Hotline: (024) 3399 3333 – 0983 656 995.
- Email liên hệ: info@amore-architecture.vn
>>>> XEM NGAY: Hình tượng hoa sen – biểu tượng đặc trưng kiến trúc việt nam
Xếp hạng 5 sao cho bài viết[Total: 1 Average: 5]Từ khóa » Trụ Hy Lạp
-
[Bu Décor] Tượng Cột Trụ La Mã Hy Lạp Cổ điển Trưng Bày Xinh Xắn
-
Cột Trụ Hy Lạp Cổ Điển Composite | Tiki
-
Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy Lạp
-
3 Thức Cột Hy Lạp Trong Kiến Trúc Cổ điển: Doric, Ionic, Corinth
-
Roman Trụ Cột Prop, Chân Đế Tượng Nhựa Cột Hy Lạp Quà Tặng ...
-
Thức Cột Doric – Wikipedia Tiếng Việt
-
Silicon Cột Trụ Hy Lạp 8,5cm( TC1313 ) - Siêu Mua 123
-
Trang Trí Cột Trụ Hy Lạp Cổ Đại - Alibaba
-
Lọ Hoa Gốm Sứ Dáng Trụ Phong Cách Hy Lạp
-
Thức Cột Cổ điển Hy Lạp Trong Thiết Kế Công Trình Biệt Thự Lâu đài
-
Sự Khác Nhau Giữa Các Thức Cột La Mã Và Thức Cột Hy Lạp Cổ đại
-
Trụ La Mã Cột Hy Lạp Làm Chân Nến Decor, Chụp ảnh, Trang Trí Nhà ...
-
Tượng Thần Hy Lạp, Trụ Cột La Mã Cổ Đại Size Nhỏ Trang Trí