Sự Khác Nhau Giữa Các Thức Cột La Mã Và Thức Cột Hy Lạp Cổ đại

Kiến trúc cổ đại phương tây luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm, tò mò của rất nhiều người. Trong đó, kiến trúc Hy Lạp và kiến trúc La Mã cổ đại được đánh giá là 2 “tường thành” trong giới kiến trúc. Tuy nhiên, bất kỳ nền kiến trúc nào cũng có những đặc trưng riêng biệt thể hiện được phong cách, Hy Lạp cũng vậy, mà La Mã cũng thế. Một trong những yếu tố thể hiện sự khác biệt về kiến trúc giữa 2 thời kỳ này chính là dựa trên kiến trúc cột. Trong nội dung của bài viết này, hãy cùng Grand Art tìm hiểu về sự khác nhau giữa các thức cột thời kỳ La Mã và Hy Lạp cổ đại.

=

Kiến trúc cột là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa kiến trúc của 2 thời kỳ Hy Lạp và La Mã cổ đại

Đôi nét về kiến trúc thời kỳ Hy Lạp cổ đại

Kiến trúc thời kỳ Hy Lạp cổ đại được hình thành và phát triển theo 3 thời kỳ gồm thời kỳ thô sơ (Từ thế kỷ 7 tới thế kỷ 6 TCN), thời kỳ cổ điển (từ thế kỷ 5 tới thể kỳ 4 TCN) và thời kỳ Hy Lạp hoá (từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 2 TCN). Nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại được ra đời và hình thành trên vùng đất đai có diện tích rộng lớn. Trải dài từ miền nam bán đảo Balkans, khu vực Tiểu Á, Sicilia, Tây Ban Nha, Pháp, Ai Cập,… Thời bấy giờ, người dân Hy Lạp cổ đại thường xuyên tổ chức các lễ hội, bình luận văn chương, thi đấu thể dục thể thao,…thậm chí là thực hiện các hoạt động họp chợ, trao đổi, mua bán. Vì thế, họ đã xây dựng nên những công trình kiến trúc để đáp ứng được nhu cầu bản thân.

Kiến trúc Hy Lạp cổ đại tập trung mạnh mẽ về nghệ thuật điêu khắc tượng, thiết kế công trình nhà cửa, đền đài với 3 thức cột chủ đạo được hình thành trong giai đoạn này bao gồm thức cột Doric, thức cột Inonic và thức cột Corinth. Những quần thể kiến trúc cổ đại phổ biến nhất bao gồm: quảng trường công cộng (agoda), các quần thể kiến trúc với nhiều đền đài xây dựng trên những khu đồi cao,…Khi mới xuất hiện, agora thường sở hữu hình dạng bất quy tắc, nhưng từ thời điểm cuối thế kỷ 4 Trước Công Nguyên trở đi, agora đã có kiến trúc nhất quán hơn, đồng thời các công trình còn các hàng cột thức hai tầng bao vây. Vào thời kỳ hưng thịnh nhất của kiến trúc Hy Lạp cổ đại, họ còn xây dựng thêm các nhà hát ngoài trời với thềm dốc ở các khu vực chân núi như acropol ở Athena (Acropolis), ở Bergama (hay Πέργαμος, Pergamos) và ở Paestum.

kiến trúc thời kỳ Hy Lạp cổ đại tập trung mạnh mẽ về điêu khắc tượng, kiến trúc nhà cửa cùng với sử hình thành của 3 thức cột

Đôi nét về kiến trúc thời kỳ La Mã cổ đại

La Mã cổ đại không có nhiều kiến ​​trúc riêng. Hầu hết các kiến ​​trúc được nhìn thấy trong nền văn minh La Mã đều có dấu vết của Kiến trúc Hy Lạp. Hầu hết các kiến ​​trúc La Mã đã áp dụng kiến ​​trúc của Hy Lạp cho các mục đích riêng của họ, thông qua đó họ đã tạo ra một phong cách kiến ​​trúc độc đáo. Kiến trúc La Mã phần lớn bị ảnh hưởng bởi kiến ​​trúc Hy Lạp. Vào khoảng đầu thế kỷ thứ 8 Trước Công Nguyên, bán đảo Italia được chia thành 3 vùng gồm: vùng phía nam thuộc dân gốc người Hy Lạp, khu vực giữa thuộc người La tinh và phía Tây Bắc thuộc dân tộc Etruscan. Đến giữa thế kỷ thứ 8, liên minh giữa các quốc gia được ra đời, mà đứng đầu là quốc gia thành bang dân tộc Etruscan, lấy thủ đô là Roma, tạo tiền đề cho sự phát triển của kiến trúc La Mã cổ đại.

Với những lợi thế như sở hữu sự giàu có, mật độ dân số cao so với các khu vực khác trong thời kì đó, người La Mã cổ đại đã khám phá và xây dựng, hình thành nên các giải pháp xây dựng mới (kiến trúc) nhằm đáp ứng được nhu cầu. Đặc biệt, người La Mã cổ đại sử dụng khung vòm, các mái vòm kết hợp với các vật liệu xây dựng khác nhau, đem lại những thành tựu kiến trúc vang danh cho đến tận hiện nay.

Đồng thời, trong thời kỳ này, dựa trên 3 thức cột của người Hy Lạp mà người La Mã đã phát triển thành 2 loại thức cột mới là Toscan và composite.

Kiến trúc La Mã thừa hưởng rất nhiều từ kiến trúc Hy Lạp cổ đại

Sự khác nhau giữa các thức cột La Mã và Hy Lạp cổ đại

1- 3 thức cột được hình thành trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại:

+ Thức Doric: Ra đời sớm nhất và được phát triển ở Penoponnese miền nam nước Ý. Cột Doric đơn giản bằng những đường thẳng, rãnh sâu. Đây kà thức cột cổ nhất và đơn giản nhất trong hệ thống các thức cột cổ điển. THức này hình thành từ một trụ thẳng đứng phình to ở đáy, không có phần đế và phần đầu cột. Thức cột này thường được so sánh với vẻ đẹp khoẻ mạnh của người đàn ông cường tráng.

Thức cột Doric

+ Thức Inonic: Là sự kết hợp giữa đường cong và đường thẳng, vừa khoẻ khoắn, vừa mềm mại. Phần thân cột là những rãnh thẳng, đầu cột được trang trí bằng những đường cong mềm mại, duyên dáng hơn. Thức cột này mang dáng dấp mảnh dẻ, nữ tính, giàu tính trang trí hơn cột Doric. Thức cột Inonic có nguồn gốc từ Ionia, thuộc địa của Hy Lạp. Các ngôi đền nổi tiếng được xây dựng với loại cột này bao gồm đền Erecteyon ở Athena, Đền  Artemis ở Ephesus, đền thờ Apollo ở Bassae.

thức cột inonic hy lạp cổ đại

Thức cột inonic

+ Thức Corinth: Thức này ra đời sau 2 cột trên, rơi vào khoảng thế kỷ thứ 5 TCN. Thức cột này có nét mảnh mai, giàu tính trang trí, đầu cột có nhiều chi tiết hoa lệ giống như một lẵng hoa kết hợp cùng với mấy tầng là phiên thảo diệp. THức cột này được sáng tạo bởi kiến trúc sư Callimachus. Cột này có sự đối xứng chiều và tạo ra sự cảm nhận về không gian. Đền Olympeion ở Athena và đền Apollo ở Bassae là 2 đền có kiến trúc cột này.

thức cột Corinth hy lạp cổ đại

Thức cột Corinth

2- Thức cột trong thời kỳ La Mã cổ đại

+ Thức cột Toscan: làm một phiên bản khác của thức cột Doric. Thức cột Toscan có đường kính nhỏ hơn cột Doric, thân cột được làm tối giản hoá trong thiết kế với không có phần rãnh ở thân cột.

thức cột Toscan

Thức cột Toscan

+ Thức cột composite: Là sự kết hợp của thức cột Ionic và Corinthian. Đây là thức cột được sử dụng thiết kế phổ biến nhất trong các thức cột cổ điển bởi dòng cột này thừa hưởng nhiều chi tiết từ vòng xoắn Ionic và hoạ tiết là của Corinthian. Mang lại tính thẩm mỹ rất cao.thức cột Composite

Thức cột Composite

 

Dựa trên sự chi tiết về các thức cột giữa 2 thời kỳ, chúng ta có thể thấy được sự khác biệt rõ rệt giữa các loại thức cột, Phần lớn thức cột tới từ thời Kỳ La mã đều là những sự tối giản (đối với thức Toscan) hoặc sự kết hợp (thức composte) giữa 2 thức của thời kỳ Hy Lạp để làm ra một thức cột mới với giá trị thẩm mỹ cao,được ứng dụng rất mạnh mẽ trong kiến trúc xây dựng ngày nay.

Ứng dụng của các thức cột vào trong xây dựng và trang trí hiện đại

Kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại có tầm ảnh hưởng rất to lớn, là tiền đề, là sự định hình, là đỉnh cao và là sự phát triển của lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc trên toàn thế giới hiện nay. Các thức cột cổ điển vẫn được vận dụng một cách đa dạng và linh hoạt trong các công trình kiến trúc, đặc biệt là trong các thiết kế lâu đài đẹp, dinh thự, hay biệt thự cổ điển. Từng loại thức cột đều được ứng dụng riêng vào các lĩnh vực riêng biệt như thức cột Doric, Toscan cho các công trình tân cổ điển, thức cột ionic, corinthian hoặc composite cho các công trình cổ điển.

Không chỉ riêng trong các lĩnh vực xây dựng nhà cửa mà còn đặc biệt là sự trang trí nội thất cũng cực kỳ thịnh hành và phát triển ở rất nhiều quốc gia. Đó chính là các dòng mô hình cột có kích cỡ nhỏ gọn để tạo ra sự cân xứng đa chiều, tạo ra một không gian cổ điển, tân cổ điển mà vẫn giữ được những phần sang trọng, hiện đại. Hay những không gianCác mẫu cột có kích thước nhỏ để đặt kèm trang trí cùng những pho tượng điêu khắc cổ điển, các mẫu tượng châu âu cũng rất đẹp và chất lượng.

=> Tham khảo ngay: đầu cột, hoa văn cột 

đầu cột hoa văn cột

đầu cột, hoa văn cột

đầu cột hoa văn cột

Kiến trúc điêu khắc thời kỳ Hy Lạp cổ đại có tầm ảnh hưởng to lớn tới ngôn ngữ thiết kế và trang trí nội ngoại thất ngày nay

Grand Art - Đơn vị chế tác kiến trúc cột - hoa văn cột La Mã, Hy Lạp cổ đại từ chất liệu thạch cao và composite uy tín số 1 Việt Nam

Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu quan tâm và đang tìm cho mình một đơn vị uy tín, hãy tới với Grand Art.

Những lý do nên chọn đặt niềm tin vào Grand Art:

- Đơn vị sản xuất trực tiếp trên toàn bộ quy trình, không qua bất kỳ đơn vị trong gian nào: Grand Art có các phân xưởng sản xuất đảm nhiệm các quy trình chế tác riêng từ đội ngũ kỹ thuật tới đội chuyên tạo khuôn mẫu, kiểm định chất lượng sản phẩm đầu vào và sau cùng là đội đúc, sửa nguội và hoàn thiện. Xây dựng một bộ máy hoạt động được vận hành trơn tru với từng công đoạn phải được kiểm định hoàn thiện, đạt chuẩn yêu cầu rồi mới chuyển sang các công đoạn tiếp theo. 

Đội ngũ thợ, nghệ nhân tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn trong các lĩnh vực thiết kế và chế tác.

- Chúng tôi chuyên trực tiếp chế tác và sản xuất các dòng: ngoài các thức cột, chúng tôi còn chuyên chế tác các dòng Tượng Phong Thuỷ, tượng Phật, tượng Phục Hưng, đồ decor phong cách Châu Âu, tượng Hy Lạp cổ đại, tượng Châu Âu, cung cấp các mẫu đầu cột, hoa văn cột theo kiến trúc Hy Lạp cổ đại, kiến trúc Phật giáo...

- Giá thành hợp lý, giá tại xưởng: Trực tiếp sản xuất nên mức giá của Grand Art có thể nói là tốt nhất thị trường đi cùng với chất lượng sản phẩm.

- Quy trình làm việc chuyên nghiệp: Toàn bộ đội ngũ của Grand Art đều được đào tạo làm việc chuyên nghiệp với tiêu chí đặt nhu cầu và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu.

tượng Phục Hưng

Từ khóa » Trụ Hy Lạp