Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy Lạp

Hy Lạp là quốc gia có ảnh hưởng to lớn đến nền văn hóa phục hưng, và cũng là quốc gia để lại nhiều nền tảng kiến trúc cho thế giới. Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các kiến trúc cổ điển Hy Lạp như các thức cột, cột trụ, hoa văn… trong các công trình biệt thự, lâu đài, nhà hàng theo phong cách cổ điển. Qủa thật, di sản văn hóa mà Hy Lạp để lại cho thế giới thật vô cùng to lớn và quan trọng.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 1

Nhắc đến Hy Lạp là nhắc đến những câu chuyện thần thoại đã đi vào lòng người, là kiến trúc đền thờ cổ xưa vô cùng đặc trưng. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 đặc trưng kiến trúc của Hy Lạp, đó là hoa văn và thức cột.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 2

Hoa văn Hy Lạp thường là một đường viền trang trí, có tính liên tục, được định hình thành một họa tiết lặp đi lặp lại. Hoa văn Hy Lạp phổ biến và được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, từ các viện bảo tàng tại nước Anh, cho đến các ngôi mộ ở Ai Cập, các tòa nhà và tác phẩm điêu khắc cổ xưa của Trung Quốc, cho đến những nét chạm khắc của người Maya.

Ở dạng cơ bản nhất, hoa văn Hy Lạp gần như là một mô hình tuyến tính, với thiết kế là một đường dài, liên tục, tự gập lại, mô phỏng các dòng sông cổ đại tại Tiểu Á với nhiều khúc quanh. Người ta tin rằng họa tiết này tượng trưng cho sự vô tận hoặc dòng chảy vĩnh cửu của vạn vật. Một điều đáng ngạc nhiên là các họa tiết này đã được tìm thấy trong các công trình kiến trúc, điêu khắc và nghệ thuật trang trí của các nền văn hóa cổ đại – những nền văn hóa có mặt từ rất lâu đời trên Trái Đất.

Người La Mã sau này đã sao chép lại nó, và cho đến thế kỷ 18, gần như toàn bộ Châu Âu đã điều chỉnh và sử dụng hoa văn Hy Lạp như ngôn ngữ thiết kế của họ. Hoa văn Hy Lạp tạo ra sự cân bằng giữa sự đơn giản, cổ điển và hiện đại, nam tính và nữ tính – tất cả hòa trộn lại và rất thích hợp dùng trong trang trí.

VD : một căn phòng sơn màu sẽ là hơi đơn điệu, nếu tại cánh cửa sổ, chúng ta trang trí viền bằng hoa văn Hy Lạp, thì không gian sẽ trở nên nghệ thuật hơn nhiều. Hoặc chúng ta cũng có thể đặt một tấm thảm với họa tiết hoa văn lớn, chúng có thể giúp tạo ra hiệu ứng thị giác khiến cho căn phòng trông to hơn.

Về phần màu sắc, thì gần như không có quy định nào về việc sử dụng màu sắc cho hoa văn Hy Lạp, chúng ta có thể sử dụng khá thoải mái. Ngay cả trong quá khứ, người Hy Lạp cũng đã từng sử dụng màu sắc một cách tự do, những ngôi đền màu trắng thực sự cũng được trang trí với màu sắc khác và mạ vàng.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 3

VD : một căn phòng sơn màu sẽ là hơi đơn điệu, nếu tại cánh cửa sổ, chúng ta trang trí viền bằng hoa văn Hy Lạp, thì không gian sẽ trở nên nghệ thuật hơn nhiều. Hoặc chúng ta cũng có thể đặt một tấm thảm với họa tiết hoa văn lớn, chúng có thể giúp tạo ra hiệu ứng thị giác khiến cho căn phòng trông to hơn.

Người Hy Lạp cổ đại quả thật là những kiến trúc sư tuyệt vời. Họ đã phát minh ra ba loại cột trụ để hỗ trợ chịu lực cho các tòa nhà của họ. Đó là Doric sang trọng, Ionic uốn lượn và Corinthian lạ mắt.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 4

Về phần màu sắc, thì gần như không có quy định nào về việc sử dụng màu sắc cho hoa văn Hy Lạp, chúng ta có thể sử dụng khá thoải mái. Ngay cả trong quá khứ, người Hy Lạp cũng đã từng sử dụng màu sắc một cách tự do, những ngôi đền màu trắng thực sự cũng được trang trí với màu sắc khác và mạ vàng.

Đối với người Hy Lạp, những ngôi đền không chỉ là nơi để thờ phụng các vị thần, mà còn là nơi thể hiện xã hội và văn hóa của họ. Những đền thờ thường được xây dựng tại vị trí trung tâm, cao nhất của mọi thành phố Hy Lạp và các vùng lãnh thổ bị chinh phục quanh Địa Trung Hải. Bên dưới các ngôi đền, là địa điểm diễn ra các cuộc họp công cộng, các tòa nhà dân sự, nhà thi đấu, sân vận động, nhà hát và nhà dân…

Ngày nay, nền văn hóa kiến trúc Hy Lạp cổ vẫn còn được lưu giữ tại một số quốc gia như Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, hay vùng Sicily… Một trong những lý do khiến chúng tồn tại lâu như vậy là vì người Hy Lạp đã xây dựng các đền thờ, nhà hát và các công trình công cộng lớn khác bằng đá vôi và đá cẩm thạch. Các khối đá được giữ cố định bằng các chốt bằng đồng hoặc sắt đặc- một hệ thống linh hoạt có thể chịu được động đất.

Người Hy Lạp đầu tiên tạo ra cột trụ bằng chất liệu gỗ, sau đó chuyển sang dùng đá nhưng vẫn giữ nguyên kích thước. Bố cục của cột trụ như hình minh họa bên dưới. Một số người nghĩ rằng để làm các cột trụ này, chỉ đơn giản là khắc họa các chi tiết, đúc cột, và thể hiện một số nét riêng biệt theo từng công trình.

Thức cột Doric : đơn giản và nặng nề

Lâu đời nhất, đơn giản nhất và cũng nặng nhất trong 3 loại thức cột của Hy Lạp, đó là Doric. được áp dụng cho các ngôi đền bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Trục của cột được điêu khắc với các đường cong lõm vào. Phần đầu cột sẽ có hình tròn ở dưới, và hình vuông ở trên cùng, kết nối giữa cột và nền trên.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 5

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 6

Thức cột Ionic : uốn cong mềm mại

Thức cột được phát triển sau Doric chính là Ionic. Sở dĩ có cái tên Ionic là vì nó được phát triển tại các đảo Ionia vài thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Nhà sử học La Mã Vitruvius đã so sánh bố cục của Ionic như là một người phụ nữ, trái ngược với Doric thì như một người đàn ông.

Ionic được sử dụng cho các tòa nhà và nội thất nhỏ. Một đặc điểm để nhận diện Ionic đó chính là 2 họa tiết uốn cong ở hai bên đầu cột, có thể chúng được lấy cảm hứng từ cặp sừng của các loài động vật.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 7

Giữa 2 phần uốn cong này là các họa tiết, hoa văn được chạm khắc. Ở trên đầu cột, phần chịu lực nhỏ hơn Doric, với một đường diềm chứa một dải điêu khắc liên tục. Một trong những di tích sử dụng thức cột Ionic đầu tiên đó là một đền thờ nhỏ thờ nữ thần Athena, nằm ở Acropolis thuộc Athens. Nó được thiết kế và xây dựng bởi kiến trúc sư Callicrates vào khoảng năm 448-421 trước công nguyên.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 8

Thức cột Conrithian : họa tiết hình lá, không phổ biến

Thức cột thứ ba là Corinthian, vốn không được sử dụng nhiều tại Hy Lạp. Nó được đặt theo tên của thành phố Corinth, nơi nhà điêu khắc Callimachus được cho là đã phát minh ra nó vào cuối thế kỷ thứ 5 trước công nguyên. Sau khi ông thấy một chiếc cốc được bao quanh bởi những chiếc lá, ông đã có cảm hứng để sáng tạo nên loại thức cột này.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 9

Corinthian tương tự Ionic về kích cỡ, nhưng phần đầu cột được điêu khắc công phu hơn nhiều, với hình ảnh 2 tầng lá acanthus xoăn. Cột Corinthian lâu đời nhất được biết đến thuộc ngôi đền Apollo Epicurius ở Bassae vào thế kỷ thứ 5.

Điêu Khắc Hoa Văn Hy Lạp Và Cột Trụ Hy lạp 10

Công ty Điêu Khắc Sài Gòn tự hào là đơn vị chuyên thi công cột trụ, họa tiết Hy Lạp, hoa văn đầu cột trên toàn quốc. Chất liệu thi công là vô cùng đá dạng, từ xi măng, thạch cao, composite đều có thể làm được. Nhận thi công, tư vấn thiết kế cho các công trình lâu đài, biệt thự, nhà hàng, quán karaoke, theo phong cách cổ điển trên toàn quốc.

Bài Viết Liên Quan:

  • Cung cấp tượng 18 vị la hán chùa tây phương 17
    Cung Cấp Tượng 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương
  • Tranh phong thủy 1
    30+ Mẫu Tranh Phong Thủy Nên Treo Trong Nhà Để Thu…
  • Hoa Văn Trống Đồng 7
    Hoa Văn Trống Đồng Có Ý Nghĩa Gì? Nguồn Gốc Và Văn Hóa
  • Điêu khắc rồng quấn trụ, phù điêu rồng quấn trụ 4
    Điêu Khắc Rồng Quấn Trụ, Phù Điêu Rồng Quấn Trụ…

Từ khóa » Trụ Hy Lạp