3 Triệu Chứng Sỏi Bàng Quang điển Hình Bạn Nên Biết

Nằm trong số các bệnh thường gặp ở đường tiết niệu, bệnh sỏi bàng quang nếu không được khám và điều trị sớm có thể khiến bệnh nhân gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm thận, suy thận hay ung thư bàng quang. Những triệu chứng sỏi bàng quang mà chúng tôi giới thiệu trong bài viết dưới đây có thể giúp bạn phát hiện sớm sỏi bàng quang nếu chẳng may mắc phải.

Triệu chứng sỏi bàng quang là gì?

Trước tiên bạn cần biết rằng: sỏi bàng quang là những mảnh khoáng chất cứng trong bàng quang. Các viên sỏi này hình thành khi nước tiểu ứ đọng lâu ngày trong bàng quang rồi liên kết với nhau tạo thành khối rắn.

soi bang quang nguy hiem khong
Hình ảnh siêu âm sỏi bàng quang

Nguyên nhân khác của sỏi bàng quang là vì sỏi thận rơi xuống bàng quang hay sỏi niệu quản. Thế nhưng những trường hợp này thường là sỏi nhỏ.

Triệu chứng bệnh sỏi bàng quang thường bao gồm:

Tiểu rắt, nhiều nhiều lần, tiểu ít

Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang vẫn có thể đi tiểu bình thường. Thế nhưng thi thoảng nước tiểu bị ngắt gừng, tắc, kèm theo hiện tượng đau buốt ở cơ quan sinh dục. Khi bệnh nhân vận động nhiều hay đi lại mức độ đau buốt thường tăng lên và giảm đi khi bạn khỉ ngơi.

Dòng tiểu bị tắc nghẽn cũng làm cho bệnh nhân mắc chứng tiểu nhiều lần, tiểu rắt trong ngày.

Màu nước tiểu bất thường

Khi bàng quang hay thận bị nhiễm trùng có thể làm cho nước tiểu có màu đậm, đục hơn bình thường. Hơn nữa khi sỏi bàng quang cọ xát vào đường niệu còn có thể gây chảy máu nay nước tiểu lẫn máu.

Đau bụng dưới

Khi sỏi di chuyển đến bàng quang sẽ làm bệnh nhân cảm thấy đau ở vùng bụng dưới. Các cơn đau có thể dữ dội, âm ỉ phụ thuộc vào kích thước của sỏi hay sự vận động, di chuyển của bệnh nhân.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu phương pháp tán sỏi bàng quang bằng laser

Triệu chứng khác

Ngoài các triệu chứng sỏi bàng quang kể trên bệnh nhân có thể bị sốt nhẹ khi bị nhiễm khuẩn.

trieu chung soi bang quang
Nhận biết sỏi bàng quang căn cứ vào các dấu hiệu ở đường tiết niệu

Nhiều bệnh nhân dù mắc sỏi bàng quang nhưng lại không có triệu chứng gì đặc biệt. Phải tới khi có lý do đặc biệt nào đó mới tình cờ phát hiện ra bệnh như: đi khám bệnh định kỳ.

Phần lớn bệnh nhân mắc sỏi bàng quang sẽ bị đái dắt nhiều lần, đặc biệt vào ban ngày vì vận động, đi lại. Ngoài ra, một số trường hợp nhiễm khuẩn cũng có thể khiến người bệnh bị sốt nhẹ.

Hơn nữa triệu chứng sỏi bàng quang có các đặc điểm lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh như: u bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, lao bàng quang hay ung thư bàng quang.

Do đó để chẩn đoán chính xác bệnh đồng thời ngăn ngừa các biến chứng, ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trên đây, bệnh nhân cần đi khám ngay tại các bệnh viện có chuyên khoa tiết niệu như bệnh viện đa khoa Hà Nội.

>>> Đọc thêm: Tìm hiểu những triệu chứng bệnh sỏi bàng quang thường gặp

Điều trị sỏi bàng quang như thế nào?

Nhiều bệnh nhân thắc mắc sỏi bàng quang có nguy hiểm không và điều trị có khó không? Như đã nói ở trên điều trị sỏi bàng quang nếu không kịp thời, đúng lúc dễ gây biến chứng nguy hiểm mà nặng nhất là ung thư bàng quang.

Sỏi thận rơi xuống bàng quang có thể điều trị bằng kháng sinh chống viêm, giãn cơ trơn, giảm đau để bệnh nhân có thể đái ra sỏi. Điều trị sỏi bàng quang bằng nội soi giúp ích rất nhiều cho điều trị các viên sỏi bàng quang không thể đái ra được hay trường hợp sỏi nhỏ hơn 3cm.

trieu chung soi bang quang
Sỏi bàng quang cần được điều trị sớm để tránh biến chứng

Có thể dùng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi dùng sóng xung thủy điện lực hoặc máy tán sỏi bằng sóng laser, sóng siêu âm. Mục đích chính của việc điều trị máy tán sỏi là tán sỏi thành các mảnh nhỏ rồi đưa chúng ra ngoài. Ngoài ra có thể dùng dụng cụ cơ học bóp nát sỏi dưới sự giám sát của camera ở đầu của ống soi.

Một số lưu ý về điều trị sỏi bàng quang

Chỉ những trường hợp sỏi to hoặc sỏi bàng quang kèm xơ cứng cổ bàng quang, hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang, mổ bàng quang lấy sỏi dù đơn giản nhưng thời gian hậu phẫu kéo dài hơn các phương pháp tán sỏi nội soi. Hơn nữa dễ gặp biến chứng sau phẫu thuật.

Điển hình là rò bàng quang, rò âm đạo hay tầng sinh môn ở nữ giới khiến nước tiểu chảy ri rỉ qua hậu môn, âm đạo gây bất tiện trong sinh hoạt, dễ nhiễm trùng, thậm chí là nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm.

Nhiều trường hợp sỏi bàng quang to có thể gây bí tiểu hoàn toàn khiến nước tiểu bị ứ lại ở bàng quang, bàng quang căng phồng tạo ra cầu bàng quang ở trên xương mu.

Như vậy có thể thấy rằng triệu chứng sỏi bàng quang ở nhiều bệnh nhân khá rõ rệt. Tuy nhiên cũng có những trường hợp dấu hiệu không đặc trưng, điển hình. Bởi vậy ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường đặc biệt là các hiện tượng lạ ở đường tiết niệu bạn nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa  Thận- Tiết niệu như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội để được khám chữa kịp thời.

Nếu còn bất  cứ điều gì thắc mắc liên quan tới bệnh sỏi bàng quang hay phương pháp, chi phí điều trị bạn có thể tới ngay địa chỉ bệnh viện ở tại 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội hoặc gọi hotline 1900 234529 để được tư vấn, khám chữa bệnh nhé.

Có thể bạn quan tâm

  1. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Bị sỏi bàng quang nên ăn gì?
  2. Sỏi bàng quang là gì? Tán sỏi bàng quang ở bệnh viện nào? 
  3. Tìm hiểu những triệu chứng bệnh sỏi bàng quang thường gặp
  4. Tán sỏi bàng quang có đau không? Nên tán sỏi ở đâu an toàn?

Từ khóa » Sổ Bàng Quang