5 Cách Ngừa Suy Thận Khi Bị Sỏi - Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến ...

5 cách ngừa suy thận khi bị sỏi Ngày đăng 18/03/2020 | 15:05 | Lượt xem: 1224

Suy thận do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó sỏi thận được xếp vào hàng đầu bảng. Vì vậy, khi bị sỏi thận cần hết sức thận trọng để tránh biến chứng suy thận.

TIN LIÊN QUAN

Biến chứng nguy hiểm đến thận

Sỏi thận là một trong các loại sỏi đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo, lỗ sáo). Tất cả các loại sỏi đường tiết niệu đều có thể làm ảnh hưởng đến thận do gây cản trở dòng chảy nước tiểu, làm ứ đọng nước tiểu gây viêm nhiễm đường tiết niệu và nguy hiểm nhất là nhiễm trùng thận gây hậu quả là suy thận. Sỏi đường tiết niệu thường xuất hiện ở nơi có dòng nước tiểu yếu hoặc đường tiểu quá nhỏ, uốn khúc, bị hẹp do dị dạng bẩm sinh hay tắc nghẽn bởi chấn thương, u chèn ép hoặc do lao. Đa phần các trường hợp bị sỏi đường tiết niệu là do sự lắng đọng các khoáng chất (oxalate, canxi, vitamin C, acid uric, photpho).

Triệu chứng bệnh sỏi thận

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới: niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang. Khi sỏi được hình thành ở đây sẽ gây ra sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới triệu chứng đau ở lưng, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi. Đau khi đi tiểu; Tiểu ra máu: sự cọ xát của sỏi khi nó di chuyển dẫn tới những tổn thương. Đây được xem như triệu chứng hay gặp của bệnh sỏi thận; Tiểu rắt, tiểu són: khi sỏi ở niệu quản hay bàng quang, người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu và rất hay đi tiểu tuy nhiên, lượng nước tiểu lại rất ít. Điều này khiến cho cơ thể cảm thấy bị mệt mỏi. Đặc biệt khi sỏi ở niệu quản và gây tắc, nước tiểu không xuống được bàng quang và ứ tại thận gây ra những cơn đau quặn thận; Cảm giác buồn nôn và nôn: thận và ruột có liên quan tới nhau qua các dây thần kinh. Khi bị sỏi thận có thể gây ra những ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và khiến bạn bị buồn nôn và thậm chí là nôn; Hay sốt và cảm giác ớn lạnh: bệnh sỏi thận rất dễ dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu. Bởi, khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương hoặc sỏi gây tắc, nước tiểu không thể tống được ra ngoài. Tất cả những điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn ngược dòng.

Bệnh sỏi thận có diễn biến âm thầm và biểu hiện cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên, qua những triệu chứng kể trên ta có thể thấy việc xuất hiện cơn đau quanh vùng rốn không phải là triệu chứng của bệnh sỏi thận. Hãy nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám nếu như bạn nghi ngờ mình đã có một trong những dấu hiệu trên.

Làm sao để phòng ngừa suy thận khi bị sỏi thận?

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh dành cho người bị sỏi thận luôn được ưu tiên hàng đầu.

- Giảm ăn muối: Người bị sỏi thận nên giảm ăn muối. Ăn mặn dẫn đến nồng độ natri nước tiểu tăng cao, dẫn đến tăng bài tiết canxi trong nước tiểu, gây nên sỏi thận.

- Giảm đường: Đường được biết đến là “cái chết trắng” của thời đại mới. Trái với cảm giác ngọt ngào mà đường mang lại là sự gia tăng các bệnh tật nguy hiểm khi tiêu thụ quá nhiều đường. Đường là nguyên nhân gây béo phì, tiểu đường, huyết áp, ung thư..., các chất sucrose và fructose trong đường cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ sỏi thận.

- Giảm ăn thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt dê... luôn được ưu tiên lựa chọn vì chúng chứa nhiều sắt, giàu protein. Nếu bạn ăn quá nhiều các loại thực phẩm này dẫn đến làm giảm pH nước tiểu, tăng bài tiết canxi niệu và giảm citrat niệu, một chất có công dụng ngăn hình thành sỏi thận trong nước tiểu.

- Giảm thực phẩm chứa oxalat: Oxalat hay axit oxalic được hấp thu từ chế độ ăn được lọc và đào thải gần như hoàn toàn qua nước tiểu. Nếu nước tiểu quá đặc hoặc nồng độ oxalat niệu quá cao, thì nó rất dễ kết hợp với canxi tạo thành chất rắn không tan, lắng đọng tại ống thận gây ra sỏi.

- Nên uống nhiều nước lọc, nước chanh: Uống nhiều nước lọc, một ngày bạn nên uống đủ 2,5 lít nước lọc và uống một cốc nước chanh vào buổi sáng sau khi ăn khoảng 1 giờ, sẽ giúp đào thải các viên sạn nhỏ, bào mòn các viên sỏi lớn giúp hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị sỏi thận.

Hồng Vân (Theo báo Sức khỏe và đời sống)

ad syt ad

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 257 Lượt truy cập trong tuần: 95172 Lượt truy cập trong tháng: 23760 Lượt truy cập trong năm: 23760 Tổng số lượt truy cập: 47318801 Về đầu trang

Từ khóa » Sổ Bàng Quang