Sỏi Bàng Quang Nguy Hiểm Như Thế Nào?

Bàng quang là bể chứa nước tiểu và thông với niệu đạo để bài tiết nước tiểu ra bên ngoài.  Tuy nhiên một số trường hợp nhịn tiểu hoặc tiểu không hết, các chất khoáng trong nước tiểu sẽ kết cụm lại với nhau tạo thành các tinh thể và tích tụ lớn dần lên thành sỏi bàng quang. Theo nghiên cứu, tỉ lệ mắc sỏi bàng quang ở nam nhiều hơn nữ. Sỏi bàng quang chiếm khoảng 30% số ca sỏi đường tiết niệu và tỷ lệ gặp ở nam giới cao hơn ở nữ.

Một số nguyên nhân chính của Sỏi bàng quang

Nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan gây nên bệnh sỏi bàng quang. Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, nhiều chất béo, đường và muối nhưng thiếu bổ sung vitamin cũng là nguy cơ mắc sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang có thể do sỏi từ hệ tiết niệu (sỏi thận, sỏi niệu quản) rơi xuống. Hơn nữa, sỏi có thể được hình thành khi bàng quang mắc các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh lý tổn thương bàng quang. Một số trường hợp mắc sỏi bàng quang do chuyển hoá, gây nên sự tắc nghẽn trong việc lưu thông nước tiểu (phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến,…). 

Triệu chứng sỏi bàng quang

Đa số trường hợp sỏi bàng quang có kích thước nhỏ sẽ tự đào thải ra ngoài theo đường tiểu tiện. Tuy nhiên với những viên sỏi có kích thước lớn, không tự thải ra được và nằm lại bàng quang, lớn dần do tích tụ lâu và gây ra sự khó chịu và đau đớn. Một số triệu chứng điển hình của bệnh sỏi bàng quang như sau: 

  • Đi tiểu có mùi hôi hoặc lẫn máu với nước tiểu
  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường nhưng mỗi lần đi chỉ ra một ít nước tiểu, không hết nước tiểu trong bàng quang
  • Tiểu bị đau và nóng rát
  • Luôn có cảm giác đi tiểu gấp
  • Đau vị trí hai bên hay ở giữa lưng
  • Đối với trẻ em có biểu hiện tè dầm vào ban ngày

Hình ảnh sỏi tại bàng quang 

Hình ảnh sỏi tại bàng quang 

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Khi kích thước sỏi nhỏ, mọi người có thể uống nhiều nước để cơ thể tự loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi kích thước sỏi to thì biện pháp uống nước không còn hiệu quả. Kích thước sỏi ngày càng tăng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng và việc điều trị phức tạp hơn:

  • Gây rối loạn chức năng bàng quang thể mãn tính: Khi gặp biến chứng này, người bệnh đi tiểu tiện với tần suất dày đặc, bị đau và khó chịu khi đi tiểu. Thậm chí, sỏi tích tụ và làm tắc nghẽn toàn bộ đường tiểu gây ra tình trạng vô niệu.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn phát triển và phá hủy mô thận, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thậm chí là đe dọa tới tính mạng của người bệnh.
  • Viêm thận: Là tình trạng cấp tính, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Sỏi bàng quang ở giai đoạn đầu chưa có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể. Nhưng khi kích thước sỏi lớn sẽ làm chúng ta khó chịu, gây tổn thương đến cơ thể. Chúng ta phải có chế độ ăn uống hợp lý, uống nhiều nước, sinh hoạt điều độ. Với những trường hợp sỏi có kích thước lớn, chúng ta cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, siêu âm xác định kích thước, số lượng sỏi và có phác đồ điều trị phù hợp. Trong trường hợp sỏi có kích thước hơn 6mm, bác sĩ sẽ thăm khám chỉ định điều trị bằng phương pháp nội soi, tán sỏi nội soi hoặc phẫu thuật.

Một ca phẫu thuật tán sỏi nội soi điển hình

Một ca phẫu thuật tán sỏi nội soi điển hình

Bệnh viện Đa khoa Hà Nội với năng lực khám chữa bệnh hàng đầu miền Bắc, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ cao cấp, công tác tại các Bệnh viện tuyến TƯ, địa chỉ tại 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội là địa chỉ đáng tin cậy để điều trị sỏi bàng quang. Quý khách có thể liên hệ hotline của 1900 2345 29 để đặt lịch và tư vấn.

Có thể bạn quan tâm

  1. Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?
  2. Sỏi bàng quang 5mm nguy hiểm không ? Điều trị như thế nào an toàn?
  3. Viêm bàng quang ở nam giới nguy hiểm không? Chữa như thế nào?
  4. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Bị sỏi bàng quang nên ăn gì?

Từ khóa » Sổ Bàng Quang