30 Bài Tập Đột Biến Số Lượng Nhiễm Sắc Thể Mức độ Khó - Học Tốt

hoctot.nam.name.vn TK
  • Lớp 12 Học ngay
  • Lớp 11 Học ngay
  • Lớp 10 Học ngay
  • Lớp 9 Học ngay
  • Lớp 8 Học ngay
  • Lớp 7 Học ngay
  • Lớp 6 Học ngay
  • Lớp 5 Học ngay
  • Lớp 4 Học ngay
  • Lớp 3 Học ngay
  • Lớp 2 Học ngay
  • Lớp 1 Học ngay
Trắc nghiệm Sinh lớp 12

30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ khó

Làm bài

Câu hỏi 1 :

Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Thể tam nhiễm có bao nhiêu nhiểm sắc thể?

  • A 36
  • B 25
  • C 24
  • D 37

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể tam nhiễm 2n + 1 = 25 (khác thể tam bội 3n)

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Khi quan sát quá trình phần bào của một tế bào sinh dưỡng ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n, một học sinh vẽ lại được sơ đồ với đầy đủ các giai đoạn khác nhau như sau:

 

Cho các phát biểu sau đây:

(1)Quá trình phân bào này mô tả cơ chế tạo thể lệch bội trong giảm phân.

(2)Quá trình phân bào này có một cặp NST không phân li trong nguyên phân.

(3)Bộ NST lưỡng bội của loài trên là 2n=8

(4)Ở giai đoạn (f), tế bào có 8 phân tử ADN thuộc 4 cặp NST.

(5)Thứ tự các giai đoạn xảy ra là: (b) → (d)→ (f)→ (e) →(a) và (c)

Số phát biểu đúng là:

  • A 4
  • B 2
  • C 3
  • D 1

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

(1) Sai. Đây là các giai đoạn trong nguyên phân vì các NST kép xếp 1 hàng, nếu là giảm phân phải xếp 2 hàng và số hình đó không đủ tất cả các giai đoạn

(2) Đúng. Cặp NST không phân li trong hình e

(3) Sai.

(4) Đúng

(5) Đúng.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Một cơ thể thực vật bị đột biến thể một (2n -1) ở NST số 2. Biết rằng cơ thể này vẫn có khả năng giảm phân bình thường, các giao tử tạo ra đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử bị đột biến thể một (2n -1) vẫn phát triển bình thường, các giao tử tạo ra đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau, các hợp tử bị đột biến thể một (2n -1) vẫn phát triển bình thường nhưng các đột biến thể không (2n -2) bị chết ngay sau khi thụ tinh. Tính tỷ lệ theo lý thuyết nếu cơ thể này tự thụ phấn thì trong các cá thể con ở F1 các cá thể bình thường chiếm tỷ lệ

  • A 3/4
  • B 1/4
  • C 1/2
  • D 1/3

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Cơ thể 2n – 1 giảm phân tạo ra 1/2 n: 1/2 n – 1, khi thụ tinh: thì các hợp tử 2n – 2 chết, như vậy còn lại 1/3 hợp tử 2n; 2/3 hợp tử 2n – 1

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Hình vẽ sau đây mô tả một tế bào ở cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao hay phát biểu sau đây đúng?

1. Tế bào có thể đang ở kì sau của nguyên phân và kết thúc phân bào tạo ra hai tế bào con có 2n = 6.

2. Tế bào có thể dang ở kì sau của giảm phân I và kết thúc phân bào tạo ra hai tế bào con có 3 NST kép.

3. Tế bào có thể đang ở kì sau của giảm phân II và kết thúc phân bào tạo nên hai tế bào con có n = 6

4. Cơ thể đó có thể có bộ NST 2n = 6 hoặc 2n = 12

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Phương pháp:

-  nếu ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào có thể kết luận đang ở kỳ sau của phân bào ( trong nguyên phân hoặc giảm phân 2)

- nếu ở kỳ sau trong nguyên phân thì số NST đơn  trong tế bào là 4n ; trong giảm phân là 2n

Cách giải:

Các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào → tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân hoặc giảm phân 2

Xét các phát biểu:

1. Nếu là trong nguyên phân thì trong tế bào lúc đó có 4n NST đơn → 2n = 6 → (1) đúng

2. sai, đây là các NST đơn không phải kép nên không thể là GP I

3. đúng, nếu ở GP 2  thì trong tế bào có 2n NST đơn, kết thúc sẽ thu được 2 tế bào có n NST đơn, n = 6

4. đúng

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Một hợp tử của một loài trải qua 10 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có 1 tế bào bị đột biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ 2 lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh ra 976 tế bào con. Đợt nguyên phân xảy ra đột biến lần thứ nhất và lần thứ hai lần lượt là:

  • A 5 và 6.   
  • B 6 và 5.   
  • C  6 và 9.    
  • D 4 và 5.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

1 hợp tử trải qua 10 lần nguyên phân

Sau n lần nguyên phân đầu tiên, tạo ra 2n tế bào con

Lần n+1, có 1 tế bào bị đột biến tứ bội, tạo 1 tế bào con

            2n – 1 tế bào còn lại nguyên phân bình thường, tạo 2.(2n – 1) tế bào con

→ có tổng cộng 2.2n – 1 tế bào con sau đợt nguyên phân này

Lần n+2, có tế bào thứ 2 bị đột biến, tạo 1 tế bào con

             2.2n – 2 tế bào còn lại nguyên phân bình thường tạo 2.(2.2n – 2) tế bào con

→ có tổng cộng 4.2n – 3 tế bào con sau đợt nguyên phân này

Tiếp tục nguyên phân thêm 10 – n – 2 lần còn lại, số tế bào con tạo ra là:

 (4.2n – 3). 210 – n – 2 = 4.28 – 3.28 – n = 210 – 3.28 – n = 976.

→ n = 4

Vậy đột biến xảy ra ở lần n+1 và n+2 ↔ lần 5 và lần 6

Đáp án A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Một tế bào sinh dục chín của thể không. Tính số NST các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau II số nhiễm sắc thể trong tế bào là?

  • A 22 NST đơn   
  • B 22 NST kép   
  • C 11 NST đơn   
  • D 11 NST kép

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Thể không là thể đột biến có 1 cặp NST bị mất.

Kỳ sau II của giảm phân: các nhiễm sắc tử tách nhau ra và đi về 2 cực của tế bào

Lời giải chi tiết:

Ta có: 2n = 24 → n = 12, thể không có 2n - 2 = 22 NST

Ở kì sau của giảm phân II NST tồn tại ở trạng thái đơn và tế bào chưa phân chia tế bào chất => Số NST trong tế bào là 22 NST đơn.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

 Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là bao nhiêu?

  • A 22
  • B 23
  • C 24
  • D 46

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thể một nhiễm kép là thể đột biến có 2 cặp NST có 1 chiếc.

Lời giải chi tiết:

Thể một kép 2n-1-1. kì sau nguyên phân, tế bào chưa phân chia, nhưng các NST kép đã tách ra thành 2 NST đơn. Người ta quan sát thấy 44 NST.

Vậy số lượng NST trong tế bào khi chưa nhân đôi là 44/2 = 22

Thể một kép có số lượng NST trong tế bào là 2n -1 -1 = 22

Vậy số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài này là 22+1+1 = 24 (NST)

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY. Trong quá trình phát triển phôi sớm, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Thể đột biến có

  • A Hai dòng tế bào đột biến là 2n+2 và 2n-2.
  • B Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+1 và 2n-1.
  • C Hai dòng tế bào đột biến là 2n+1 và 2n-1.
  • D Ba dòng tế bào gồm một dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Ở lần phân bào thứ 6, ở 1 số tế bào cặp Dd không phân ly sẽ tạo ra tế bào có kiểu gen DDdd, và 0.

Nhưng do chỉ 1 số tế bào không phân li nên những tế bào phân li bình thường sẽ tạo giao tử n.

Vậy trên thể đột biến có 3 dòng tế bào: dòng bình thường 2n và hai dòng đột biến 2n+2 và 2n-2.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Bộ NST lưỡng bội của loài 2n= 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

  • A 12
  • B 13
  • C 24
  • D 48

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể 3 là đột biến có liên quan đến 1 cặp NST: 2n + 1. 

- Số trường hợp thể 3 có thể xảy ra = C1n = n = 12

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Bộ NST lưỡng bội của loài 2n = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra?

  • A 12
  • B 24
  • C 18
  • D 66

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Thể 1 kép là đột biến có liên quan đến 2 cặp NST: 2n – 1 – 1.

- Số trường hợp thể 1 kép có thể xảy ra = C212 = 66

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là:

  • A Không có khả năng sinh sản hữu tính (bị bất thụ)
  • B Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau.
  • C Hàm lượng ADN ở trong tế bào sinh dưỡng tăng lên so với dạng lưỡng bội.
  • D Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: B

Ở thể dị đa bội, cơ thể mang bộ NST của 2 loài khác nhau do đây là kết quả của quá trình lai xa và đa bội hóa

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Đột biến đa bội tạo khả năng khắc phục tính bất thụ của cơ thể lai xa. Cơ sở khoa học của điều đó là: Đột biến đa bội làm cho

  • A Các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.
  • B Các nhiễm sắc thể trượt dễ hơn trên thoi vô sắc.
  • C Tế bào cây lai có kích thước lớn hơn dạng lưỡng bội.
  • D Cây gia tăng sức sống và khả năng sinh trưởng.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến đa bội làm cho: các nhiễm sắc thể được tồn tại theo từng cặp tương đồng.

→ trong giảm phân, các NST kép kết cặp và có khả năng phân li

→ có khả năng ra giao tử hữu thụ.

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Trên một cây hầu hết các cành có lá bình thường, duy nhất một cành có lá to. Cắt một đoạn cành lá to này đem trồng, người ta thu được cây có tất cả lá đều to. Giả thuyết nào sau đây giải thích đúng hiện tượng trên:

  • A Cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.
  • B Cây lá to được hình thành do đột biến gen.
  • C Cây lá to được hình thành do đột biến lệch bội.
  • D Cây lá to được hình thành do đột biến cấu trúc

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Giả thuyết giải thích đúng là: cây lá to được hình thành do đột biến đa bội.

Đột biến đa bội thường làm các cơ quan sinh dưỡng trở nên to hơn so với bình thường

Có thể ở trên cây đang xét, ở mầm sinh trưởng của cành, đã xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST trong quá trình nguyên phân (đột biến tự đa bội) → dẫn đến hình thành thể khảm, khiến cành mọc lên lá to hơn bình thường

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Dưới đây là một số đặc điểm của đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể:

(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử và thường có tính thuận nghịch.

(2) Đa số là có hại và thường được biểu hiện ngay thành kiểu hình.

(3) Xảy ra một cách ngẫu nhiên.

(4) Đa số đột biến ở trạng thái lặn nên khó phát hiện.

Có bao nhiêu điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể?

  • A 1
  • B 3
  • C 2
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Điểm khác biệt giữa đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể là: (1),(2),(4)

(1) và (4) là đặc điểm của đột biến gen, còn (2) là của đột biến NST

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Phương pháp được ứng dụng để cấy gen của NST loài này sang NST loài khác là:

  • A  Lặp đoạn NST.  
  • B Kĩ thuật chuyển gen
  • C Chuyển đoạn trên một NST. 
  • D Đột biến đa bội thể.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Người ta sử dụng công nghệ gen để  ứng dụng cấy gen của NST loài này sang loài khác

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Ở một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Xét ba thể đột biến số lượng NST là thể một, thể ba và thể tam bội. Số lượng NST có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến khi các tế bào đang ở kì sau của nguyên phân theo thứ tự thể một, thể ba và thể tam bội là:

  • A 22, 26, 36.
  • B 10, 14, 18.
  • C 11, 13, 18. 
  • D 5, 7, 15.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

-   Xác định số NST của thể đột biến.

-   Ở kì sau nguyên phân, bộ NST là 4n đơn vì thành tế bào chưa tách.

Lời giải chi tiết:

Có 6 nhóm gen liên kết hay 2n = 12 , thể 1 là 2n-1 =11 , thể bA: 2n+1 = 13 , tam bội: 3n = 18.

Ở kỳ sau của nguyên phân các NST đã nhân đôi và tách ra phân ly về 2 phía nên số lượng NST lần lượt là: 22, 26, 36

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

Bộ NST của 1 loài thực vật có 5 cặp (kí hiệu I, II, III, IV, V). Khảo sát 1 quần thể loài này phát hiện thấy 3 thể đột biến (kí hiệu a,b,c). Phân tích tế bào 3 thể đột biến đó thu được kết quả:

 

Tên của các thể đột biến a,b,c lần lượt là:

  • A Thể 3, thể 4, thể 1. 
  • B Tam bội, thể 1, thể 3.
  • C Thể 3, thể 1, thể 0.
  • D Tam bội, thể 3, thể 1.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

- So sánh số NST của thể đột biến với cây bình thường

- Xác định loại đột biến.

Lời giải chi tiết:

Thể a: Tất cả các cặp NST đều có 3 chiếc → tam bội

Thể b: Ở 1 cặp NST có 3 chiếc NST → Thể ba

Thể c: Ở 1 cặp NST có 1 chiếc NST → Thể một

Tên gọi của 3 thể đột biến là: a: tam bội, b: thể ba, c: thể một.

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Ở lúa nước có 2n = 24, thể được tạo ra do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình giảm phân là:

  • A Giao tử chứa 11 NST. 
  • B Giao tử chứa 24 NST.
  • C Giao tử chứa 13 NST.
  • D Tất cả đều đúng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

-   Ở lúa nước có 2n = 24, giao tử bình thường là n = 12

-   Xác định giao tử đột biến có thể tạo thành

Lời giải chi tiết:

GP I rối loạn : 1 cặp NST không phân li → giao tử tạo thành n+1 = 13 và n-1 = 11

GP I rối loạn: n cặp NST không phân li → tạo giao tử đa bội 2n =24

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Một loài thực vật có bộ NST là 2n = 16, một loài thực vật khác có bộ NST là 2n = 18. Theo lí thuyết, giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là :

  • A 16
  • B 15
  • C 17
  • D 18

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Thể song nhị bội bao gồm 2 bộ NST 2n của cả hai loài.

Lời giải chi tiết:

Thể song nhị bội 2nA + 2n­B = 18 + 16 = 34

Giao tử của thể song nhị bội là : nA + nB = 17

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Cho P: AAaa × aa. Biết A: cao > a thấp. Xác định tỉ lệ cá thể có kiểu gen aaa?

  • A 1/6
  • B 1/5
  • C 1/36
  • D 1/4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Lời giải chi tiết:

P: AAaa  ×  aa

G: 1/6AA: 4/6Aa: 1/6aa × a

Tỷ lệ cá thể con có kiểu gen aaa là: 1/6aa × 1a = 1/6

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Nếu cho rằng chuối nhà 3n có nguồn gốc từ chuối rừng 2n thì cơ chế hình thành chuối nhà được giải thích bằng chuỗi các sự kiện sau:

(1) Thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n.

(2) Tế bào 2n nguyên phân bất thường cho cá thể 3n.

(3) Cơ thể 3n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.

(4) Hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.

(5) Cơ thể 2n giảm phân bất thường cho giao tử 2n.

Chuỗi sự kiện đúng là

  • A  5 → 1 → 4. 
  • B 4 → 3 → 1.  
  • C 3 → 1 → 2.  
  • D 1 → 2 → 4.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

- Cơ chế hình thành hợp tử 3n: Sự thụ tinh giữa giao tử n và giao tử 2n → Hợp tử 3n.

- Xác định chuỗi sự kiện đúng

Lời giải chi tiết:

Chuỗi sự kiện hình thành chuối nhà 3n từ chuối rừng là:  5→ 1→4

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng định trên là

  • A Số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.
  • B Các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống nhau.
  • C Các nhiễm sắc thể tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể.
  • D Cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Cơ thể tứ bội có bộ NST 4n đơn tương đồng theo cặp.

Lời giải chi tiết:

Cây trên là thể tứ bội khi các cặp NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST giống nhau về hình dạng và kích thước.

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:

(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST

(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không

(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống

(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa

(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST

Có bao nhiêu kết luận đúng ? 

  • A 5
  • B 3
  • C 2
  • D 4

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Các kết luận đúng là : (1) (4) (5)

2 sai. Đột biến cấu trúc là các đột biến trong cấu tạo của NST : mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, …

3 sai. Giá trị của đột biến còn phụ thuộc vào tổ hợp gen chứa nó và môi trường tác động vào

4 đúng. Mặc dù đột biến NST hầu hết gây chết nhưng có một số đột biến sống sót, phù hợp với môi trường, ví dụ như đột biến chuyển đoạn, sát nhập NST số 1 và số 2 thành 1 NST ở loài vượn để bước đến tiến hóa thành loài người

Đáp án B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Ở ngô, gen R quy định hạt đỏ, r: hạt trắng. Thể ba tạo hai loại giao tử (n+1) và n. Tế bào noãn (n+1) có khả năng thụ tinh còn hạt phấn thì không có khả năng này. Phép lai Rrr x Rrr cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là.

  • A 3 đỏ : 1 trắng 
  • B 5 đỏ : 1 trắng
  • C 1 đỏ : 1 trắng 
  • D 2 đỏ : 1 trắng

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sử dụng sơ đồ hình tam giác:Cạnh của tam giác là giao tử 2n, đỉnh của tam giác là giao tử n

Lời giải chi tiết:

Phép lai: \(Rrr \times Rrr \to \left( {\frac{1}{3}R:\frac{2}{3}r} \right)\left( {\frac{1}{6}R:\frac{2}{6}r:\frac{2}{6}Rr:\frac{1}{6}r{\rm{r}}} \right) \Leftrightarrow \frac{1}{{18}}R{\rm{R}}:\frac{4}{{18}}Rr:\frac{2}{{18}}RRr:\frac{5}{{18}}Rrr:\frac{4}{{18}}rr:\frac{2}{{18}}rrr\)

Tỷ lệ kiểu hình 2 đỏ:1 trắng

Đáp án D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Ở cà chua alen A qui định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với a qui định quả màu vàng.Tỉ lệ quả vàng thu được khi cho lai 2 cây cà chua có kiểu gen AAaa và Aaaa là

  • A 1/12
  • B 1/8
  • C 1/4
  • D 1/36

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Lời giải chi tiết:

Cây có KG AAaa cho tỉ lệ giao tử: 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa   

Cây có KG Aaaa cho tỉ lệ giao tử: 1/2Aa : 1/2aa

Vì A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy định quả vàng →cây quả vàng có KG: aaaa

Tỉ lệ cây quả vàng thu được: 1/6 × 1/2 = 1/12

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

  • A 35 cao: 1 thấp. 
  • B 11 cao: 1 thấp.
  • C 3 cao: 1 thấp.
  • D 5 cao: 1 thấp.

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.

Lời giải chi tiết:

P : AAaa x AAaa

Giao tử : 1/6AA : 4/6Aa : 1/6aa

F1 : aaaa = 1/6 x 1/6 = 1/36

→ kiểu hình : A- = 35/36

→ F1 : 35 cao : 1 thấp

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1)   Ở loài này có tối đa 6 thể đột biến thể ba

(2)   Một tế bào của thể đột biến thể ba tiến hành nguyên phân, ở kì sau của nguyên phân mỗi tế bào có 18 nhiễm sắc thể đơn.

(3)   Ở các thể đột biến lệch bội thể ba của loài này sẽ có tối đa 216 kiểu gen (xét trên mỗi cặp có 1 gen gồm 2 alen)

(4)   Một cá thể mang đột biến thể ba tiến hành giảm phân tạo giao tử, tính theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử (n) được tạo ra là 1/8

  • A 1
  • B 2
  • C 3
  • D 4

Đáp án: A

Phương pháp giải:

Một gen  có 2 alen => số kiểu gen tối đa trong quần thể là 3, số thể ba trong quần thể là 4

VD: Cặp gen Aa:

- Kiểu gen bình thường: AA, Aa,aa

- kiểu gen thể ba: AAA,AAa,aaa,Aaa

Lời giải chi tiết:

2n = 8 → có 4 cặp NST → có tối đa 4 loại thể ba ở mỗi cặp → (1) sai

1 tế bào thể ba 2n+1 = 9 tiến hành nguyên phân. Kì sau, các NST kép phân li thành 2 NST đơn nhưng tế bào chưa chia đôi→ trong tế bào có 9 × 2 = 18 NST đơn → (2) đúng

Ở thể ba 2n + 1, Nếu một NST xét 1 gen có 2 alen, ở các thể đột biến thể ba có tối đa số loại kiểu gen là :C41×3×3×3×4 = 432→ (3) sai

Một cá thể thể ba 2n+1 tiến hành giảm phân tạo giao tử

→ tạo ra 1/2 giao tử n và 1/2 giao tử n+1 → (4) sai

Vậy có 2 kết luận đúng

Chọn A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Một loài sinh vật có bộ NST 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số NST đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành

  • A thể khuyết nhiễm. 
  • B thể một nhiễm. 
  • C thể bốn nhiễm. 
  • D thể ba nhiễm.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Số tế bào con sau 3 lần phân bào là: 8

Vậy số NST đơn trong mỗi tế bào của hợp tử là: 104:8 =13 => thể 3 nhiễm: 2n+1= 13NST

Chọn D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Quan sát quá trình phân chia của một tế bào thực vật

Kết thúc quá trình trên hình thành

  • A thể ngũ bội và thể tam bội.
  • B tế bào lệch bội (2n+1) và tế bào lệch bội (2n-1).
  • C thể lệch bội (2n+1) và thể lệch bội (2n-1).
  • D tế bào ngũ bội và tế bào tam bội.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Kết thúc phân bào sẽ tạo ra tế bào lệch bội (2n+1)  và tế bào lệch bội (2n-1).

Chọn B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Cho các loài cây sau:

(1). Ngô.      (2). Đậu tương.           (3). Củ cải đường.         (4). Lúa đại mạch.      (5). Dưa hấu.   (6). Nho.

Trong những loài trên, những loài có thể áp dụng phương pháp tạo giống cây tam bội để làm tăng năng suất cây trồng là

  • A (3), (4), (6).
  • B (1), (3), (5).
  • C (3), (5), (6).
  • D (2), (4), (6).

Đáp án: C

Phương pháp giải:

Lời giải chi tiết:

Đột biến đa  bội lẻ là dạng đột biến dẫn đến hiện tượng bất thụ ở thể đột biến, nên cây đột biến thể tam bội không có khả năng sinh sản hữu tính

Loài có thể áp dụng phương pháp tạo giống cây thể tam bội làm tăng năng suất có các loài  không thu hạt

Không áp dụng với ngô , đậu tương và lúa mạch

Chọn C

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

Bài liên quan
  • 30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ khó - phần 2

    30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ khó - phần 2

    Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ khó (vận dụng và vận dụng cao) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

  • 30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 5

    30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 5

    Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

  • 30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 4

    30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 4

    Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

  • 30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 3

    30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 3

    Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

  • 30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 2

    30 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ - phần 2

    Tổng hợp 30 bài tập trắc nghiệm Đột biến số lượng nhiễm sắc thể mức độ dễ (nhận biết và thông hiểu) có đáp án và lời giải chi tiết giúp các em nắm vững kiến thức cơ bản.

close
  • PHẦN NĂM. DI TRUYỀN HỌC
    • CHƯƠNG I. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
      • 300 bài tập Gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
      • 300 bài tập Phiên mã và dịch mã
      • 200 bài tập Điều hòa hoạt động gen
      • 300 bài tập Đột biến gen
      • 300 bài tập Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
      • 300 bài tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
    • CHƯƠNG II. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
      • 300 bài tập Quy luật Menđen: Quy luật phân li
      • 500 bài tập Quy luật Menđen: Quy luật phân li độc lập
      • 300 bài tập Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
      • 500 bài tập Liên kết gen và hoán vị gen
      • 300 bài tập Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
      • 100 bài tập Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
      • 150 bài tập Ôn tập chương I và chương II
    • CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
      • 300 bài tập Cấu trúc di truyền của quần thể
    • CHƯƠNG IV. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
      • 100 bài tập Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
      • 100 bài tập Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
      • 100 bài tập Tạo giống mới nhờ công nghệ gen
    • CHƯƠNG V. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
      • 100 bài tập Di truyền y học
      • 100 bài tập Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học

Tiện ích | Blog

Nội dung từ Loigiaihay.Com

Từ khóa » Các Bài Tập Về đột Biến Số Lượng Nst