31 NĂM MỘT TIẾNG ĐÀN VĂN DỴ - Nhịp Cầu Thế Giới Online

Đặt làm trang chủ
  • Trang nhất
  • Tin trong ngày
  • Hungary
  • Việt Nam - Thế giới
  • Lịch sử
  • Góc nhìn
  • Văn hóa
  • Cộng đồng
  • Người Việt
  • Đời thường
  • Nhìn ra TG
  1. Trang nhất
  2. Văn hóa
31 NĂM MỘT TIẾNG ĐÀN VĂN DỴ Thứ năm - 31/03/2016 23:58

(NCTG) “Làm sao mà từ đôi tay nhỏ nhắn kia, lại có thể thả ra những âm thanh diệu kỳ đến thế nhỉ? Ta nhắm mắt lại, kệ cho tiếng đàn mang ta đi đâu thì đi, mọi ngón nghề anh trổ ra hết đêm nay mà, tận hưởng đi, đam mê hết mình đi, cho bõ 31 năm quen biết nhé”.

Nghệ sĩ Văn Dỵ (người ôm hoa) cùng các bạn đồng khóa Ngoại ngữ 1984-85

Nghệ sĩ Văn Dỵ (người ôm hoa) cùng các bạn đồng khóa Ngoại ngữ 1984-85

Anh là người - nếu đã gặp một lần sẽ không thể nào quên. Có thật nhiều thứ đặc biệt ở anh, từ ngay chính cái tên của anh vậy: Văn Dỵ. Nhưng hơn hết đó chính là tiếng đàn ghi-ta phát ra từ đôi tay ma thuật của anh, từ bản tính hài hước đến từng lời nói, mỗi nụ cười của anh, từ bộ sưu tập đĩa than độc mà cực chất của anh đến những món ăn mang tên anh như “Miến lươn Văn Dỵ”, “Tương ớt Văn Dỵ”... Riêng đối với tôi, anh gắn liền với tuổi thanh xuân của chúng tôi, những lưu học sinh (LHS) tại trường Đại học Ngoại ngữ Thanh Xuân khóa 1984-85. Bóng dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn của anh thoắt ẩn thoắt hiện, anh đi tới đâu, tiếng cười bay vang đến đó. Hôm nay cầm đôi vé mời đi xem buổi biểu diễn của anh tại Nhạc viện Hà Nội, bao nhiêu kỷ niệm thời xa ấy chợt ùa về thổn thức. Tôi nói với hai con: “Tối nay bố mẹ đi xem bác Dỵ biểu diễn ghi-ta. Nhờ bác ấy mà bố mẹ mới biết nhau, rồi yêu nhau, rồi có các con đấy”. Nhìn những tia sáng bừng trong mắt trẻ thơ, chắc hẳn Văn Dỵ đã thành ông Bụt rồi đấy. Khán phòng gần như không còn chỗ trống. Khán giả cũng thật đa dạng từ những bác lớn tuổi đầu tóc bạc phơ, đến các cháu thanh thiếu niên trẻ trung sáng láng. Nhưng đông nhất, chắc là những người như chúng tôi, những LHS thời ấy. Văn Dỵ bước ra sân khấu trong tiếng vỗ tay vang dội của mọi người, những người yêu mến anh, yêu tiếng đàn của anh. Anh vẫn thế, dáng người nhỏ nhắn với nụ cười tươi không thể trộn lẫn với ai. Chúng tôi đùa nhau: chắc do anh già từ khi trẻ, nên giờ không già được nữa. Tiếng đàn cất lên, để lại nhé mọi kỷ niệm ùa về, để lại nhé 31 năm kỷ niệm, chỉ còn tiếng đàn mê hoặc vang lên khắp không gian thánh đường Nhạc viện. Tiếng đàn của anh đưa ta đi khắp 5 châu 4 biển: từ nước Ý diễm lệ sang Nam Mỹ bỏng cháy, từ đêm Ả Rập huyền bí tới đêm cồng chiêng rộn ràng của Tây Nguyên đại ngàn nơi nước Việt. Làm sao mà từ đôi tay nhỏ nhắn kia, lại có thể thả ra những âm thanh diệu kỳ đến thế nhỉ? Ta nhắm mắt lại, kệ cho tiếng đàn mang ta đi đâu thì đi, mọi ngón nghề anh trổ ra hết đêm nay mà, tận hưởng đi, đam mê hết mình đi, cho bõ 31 năm quen biết nhé.
Tác giả cùng nghệ sĩ Văn Dỵ và các cựu LHS đi Tiệp Khắc
Tác giả cùng nghệ sĩ Văn Dỵ và các cựu LHS đi Tiệp Khắc
Anh thật là người hạnh phúc, khi có tới hai lần là LHS. Sau một năm học tiếng Hung, anh còn ở lại một năm học thêm tiếng Tiệp rồi lên đường sang Tiệp Khắc, nhưng đối với LHS năm 1984-85, nhất là các bạn đi Hung thì anh Dỵ là của chúng mình, của riêng chúng mình thôi. Để có thể tận tay tặng anh bó hoa thay mặt cho các bạn LHS đi Hung, và chụp ảnh lưu niệm với anh, chúng tôi đã phải đứng chờ khá lâu, vì quá đông người hâm mộ vây quanh. Nhưng có sao đâu, 31 năm chúng tôi còn chờ được cơ mà. Thấp thoáng quanh đây là những bạn LHS Nga và các nước Đông Âu khác cũng đến chúc mừng anh. Tôi bật cười khi quên mất mình cũng là LHS Nga. Đúng là thuyền theo lái, và giờ tôi cũng tự xưng: mình là LHS Hung. Một đêm nhạc thật chất. Giờ ta lại cho phép mọi kỷ niệm ùa về, ùa về như tằm vương tơ vậy. Hơn ba mươi năm ấy biết bao nhiêu tình. Tạm biệt anh, người nghệ sĩ tài ba. Tạm biệt anh, một cựu LHS Hung. Giờ mới hiểu vì sao anh đặt tên con trai là Bình. Vâng, anh trong lòng chúng tôi vốn luôn bình dị như vậy. Hẹn gặp lại anh để nghe tiếng đàn, để nhìn nụ cười, để ôn lại thời thanh xuân sôi nổi anh nhé. Sớm thôi, không phải tận 31 năm đâu anh.

Bài và ảnh: Đỗ Hoàng Yến, từ Hà Nội

Tweet Từ khóa: Văn Dỵ Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

  • KERTÉSZ IMRE, NGƯỜI KHẮC HỌA NỖI ĐAU DIỆT CHỦNG DO THÁI (02/04/2016)
  • GIỌNG CA VIỆT ĐOẠT GIẢI NHẤT NHẠC CỔ ĐIỂN QUỐC TẾ HUNGARY (13/04/2016)
  • VỀ CUỐN SÁCH “LẤP ĐẦY KHOẢNG TRỐNG TRONG NỀN VĂN HỌC MỸ” (20/04/2016)
  • NHƯ CÓ GIÓ THỔI VỀ NAM (25/04/2016)
  • HÀ NỘI MÙA NÀY HOA LOA KÈN... (26/04/2016)
  • ĐÔNG TÂY GIAO THOA (27/04/2016)
  • NHỮNG HÌNH BÓNG CŨ (02/05/2016)
  • Nhà văn Mario Vargas Llosa: “TỰ DO CHO PHÉP CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI PHÁT TRIỂN” (12/05/2016)
  • TOÁN SƠ CẤP KHIẾN DÂN NHẬT ĐAU ĐẦU (13/05/2016)
  • ĐI XEM “VỊT TRỜI TRÚNG ĐỘC” (17/05/2016)

Những tin cũ hơn

  • Âm thanh của ký ức: “SOMETIMES WHEN WE TOUCH...” (15/01/2016)
  • Sổ tay NCTG: “NGÀY VỀ” (11/10/2009)
  • VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC TẬP “GIÓ TRẮNG” (26/07/2004)
  • LỜI ĐẦU CHO TUYỂN TẬP VĂN, THƠ NCTG (25/06/2005)
  • GIAO LƯU VỚI GS. ĐINH XUÂN LÂM VÀ ĐẠO DIỄN ĐẶNG NHẬT MINH TẠI BUDAPEST (19/08/2010)
  • “KHÚC HÁT NÀNG SOLVEIG”, CUỘC “HÔN PHỐI” TINH DIỆU CỦA HAI THIÊN TÀI NA UY (27/01/2007)
  • Tản văn của Mai Lê: THƯƠNG LẮM, THÁNG BA TÂY NGUYÊN (29/03/2016)
  • SỬ GIA - NGƯỜI VIẾT SỬ TẠ CHÍ ĐẠI TRƯỜNG (1935-2016) (28/03/2016)
  • CHUYẾN LƯU DIỄN LỊCH SỬ CỦA “THE ROLLING STONES” TẠI CUBA (27/03/2016)
  • GIÁO SƯ Y KHOA NHẬN GIẢI THƯỞNG PHAN CHÂU TRINH (25/03/2016)
Ủng hộ NCTG Ủng hộ để NCTG duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng. Quý vị có thể ủng hộ qua Paypal Hoặc qua nhiều hình thức chuyển khoản.khác. Thông tin chi tiết vui lòng xem tại đây. NCTG trên Youtube Euro2020 Đại dịch Covid-19 TT Euro KFT Bài đọc nhiều nhất
  • CHIA TAY KỶ LỤC GIA THẾ GIỚI VỀ SỐ ĐẦU SÁCH PHÁT HÀNH
  • TIẾNG HUNG, "VỐN LIẾNG VÔ GIÁ"
Tin mới nhất
  • CHIA TAY KỶ LỤC GIA THẾ GIỚI VỀ SỐ ĐẦU SÁCH PHÁT HÀNH
  • TIẾNG HUNG, "VỐN LIẾNG VÔ GIÁ"
  • Tổng thống Volodymir Zelenskiy: NHỮNG KẺ MUỐN NGỪNG BẮN CHỈ "ÔM ẤP PUTIN, CHỨ CHƯA TỪNG CHIẾN TRANH VỚI ÔNG TA"
  • ZELENSKIY THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH BUDAPEST
  • Từ những chuyến đi: "NGỌN ĐUỐC SỐNG CHO DÂN TỘC" Ở PRAHA
  • HALLOWEEN
  • HALLOWEEN
  • HALLOWEEN
  • ÔNG ORBÁN VIKTOR BỊ MƯU SÁT?
  • Từ những chuyến đi: MỐI TÌNH ĐẦU CỦA MARIE CURIE VÀ CHỮ "NẾU..."
Khảo sát

Bạn thấy giao diện web mới thế nào?

Đẹp và tiện lợi hơn web cũ Bình thường Tôi thích giao diện web cũ hơn Youtube Hoàng Linh A HÁBORÚ SZOMORÚSÁGA Theo dòng sự kiện Đại học Trung Âu Hiệp ước Trianon CÁCH MẠNG 1848 Petőfi Sándor Khủng hoảng tỵ nạn Ký ức Hungary Cuộc chiến Việt Nam Cây xanh Hà Nội NCTG và bạn đọc Quan hệ Việt Trung Phạm Duy Cách mạng 1956 Stalin Bức tường Berlin Charlie Hebdo Thảm sát Katyń Xung đột Ukraine Tủ sách NCTG Dịch thơ Hungary KÁDÁR JÁNOS Những ngọn nến cháy tàn Giọt lệ trong hồn Euro2020 Đại dịch Covid-19 Euro2020 Đại dịch Covid-19 Muôn mặt đời thường
  • MẸ BẠN NAM MẤT!

    MẸ BẠN NAM MẤT!

    (NCTG) “Xời, những cái đó cổ lỗ hết rồi, phở trâu tươi mới gọi là mới nhé!”.

  • VỀ NHÀ

    VỀ NHÀ

    (NCTG) “Vậy là “đấu tranh đến cùng” của mình chẳng có tác dụng gì”.

  • KHI RỬA BÁT CHỈ LÀ... RỬA BÁT

    KHI RỬA BÁT CHỈ LÀ... RỬA BÁT

    (NCTG) “Lần đầu tiên tôi thấy hơi thở của mình, sự hiện diện của mình trong cái công việc nhỏ bé đó mà không nghĩ tới bất kỳ điều gì khác. Thật là vi...

  • LỄ TÌNH NHÂN CŨNG NHẠT NHÒA Ở HUNGARY, KHÔNG CHỈ VÌ DỊCH BỆNH

    LỄ TÌNH NHÂN CŨNG NHẠT NHÒA Ở HUNGARY, KHÔNG CHỈ VÌ DỊCH BỆNH

    (NCTG) Tình hình dịch bệnh cũng không thuận lợi cho các cặp đang yêu: theo một khảo sát được thực hiện với ứng dụng nghiên cứu thị trường Opinio, hầu...

  • CHUYỆN Ở BỆNH VIỆN

    CHUYỆN Ở BỆNH VIỆN

    (NCTG) “Một chị gần cửa phòng xuống giường đi ra lấy hộp cơm rồi mang đến giường cuối phòng cho một chị nữa. Hai chị lặng lẽ ngồi ăn cơm cạnh nhau”.

  • Trang nhất
  • Hungary
  • Việt Nam - Thế giới
  • Lịch sử
  • Góc nhìn
  • Văn hóa
  • Cộng đồng
  • Người Việt
  • Đời thường
  • Liên hệ

Từ khóa » Nguyễn Văn Dị Guitar