4 Cách Nhảy Cao Qua Xà Bá đạo Nhất | Thể Thao ONLINE

Ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau khám phá về những cách nhảy cao qua xà được sử dụng nhiều nhất trong thi đấu cũng như tập luyện của bộ môn nhảy cao. Thực hành đúng những hướng dẫn kỹ thuật nhảy cao dưới đây sẽ giúp thành tích nhảy cao của bạn tiến bộ vượt bậc trong thời gian ngắn.

Bằng cách đi sâu hướng dẫn chi tiết các kiểu nhảy cao như: Kiểu nhảy cao nằm nghiêng, kiểu úp bụng, bước qua, lưng qua xà. Với mỗi một kiểu nhảy sẽ có những giai đoạn khác nhau và những lưu ý quan trọng nhất trong từng phương pháp nhảy. Đây cũng là những chia sẻ rất hữu ích cho những bạn học sinh lớp 8,9,10 lớp 11 mới làm quen với những kỹ thuật nhảy cao cơ bản.

cách nhảy cao

Không để các bạn phải chờ lâu ngay bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về từng kiểu nhảy cao.

1.Kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng

Cách nhảy cao qua xà kiểu nằm nghiêng được áp dụng phổ biến trong các bài kiểm tra và bài thi tại cấp học THPT lớp 10, 11, 12. Cũng có các giai đoạn giống như kỹ thuật nhảy xa thì nhảy cao được chia làm 4 giai đoạn bao gồm: Chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết từng động tác ở mỗi quá trình.

Giai đoạn Chạy đà.

Giai đoạn chạy đà có tác dụng tạo động năng ban đầu, chính vì vậy khi chạy đà bạn cần tăng tốc nhanh dần trên từng bước chạy. Trong chạy đà với kiểu nhảy xa nằm nghiêng thì bước chạy đà thường từ 6 tới 11 bước tùy theo cách chạy của mỗi người và cách đo đà ngay từ ban đầu.

Phương chạy đà và phương của xà ngang hợp với nhau khoảng từ 30 cho tới 40 độ. Trong giai đoạn này thì điều quan trọng nhất là người chạy phải tìm được nhịp độ chạy chiều dài bước chạy phù hợp để việc nhảy cao nằm nghiêng đạt chiều cao tối đa nhất.

Trong 3 bước cuối cùng trước khi chuyển sang giậm nhảy thì người nhảy cần thực hiện bước đầu tiên cần tiếp xúc bằng cả bàn chân bước dài hơn bước trước, bước thứ 2 bước dài chân thẳng hướng nhảy và bước thứ 3 bước ngắn hơn 2 bước trước thân người hơi ngả ra sau, hạ thấp trọng tâm hai tay hơi năng ra sau, cơ thể lúc này giống như một chiếc lò xo.

Giai đoạn giậm nhảy

Nếu như các bạn muốn biết giai đoạn quan trọng nhất trong nhảy cao là giai đoạn nào thì câu trả lời là giai đoạn giậm nhảy. Tất nhiên những giai đoạn khác cũng rất quan trọng nhưng sự khác biệt chính là ở giai đoạn này, sự khác biệt về thành tích ở các VĐV là ở giai đoạn giậm nhảy.

(Nếu bạn thuận chân phải thì chân giậm nhảy sẽ là chân trái và hướng nhảy sẽ từ trái qua phải và ngược lại với những bạn có chân thuận là chân trái).

Tiếp theo giai đoạn chạy đà ở bước thứ 3 khi cơ thể đã chùng tới mức hợp lý(cảm nhận) bạn dồn sức vào chân giậm. Sau đó đá chân lăng lên trước dùng sức của đùi và hông đẩy cơ thể lên cao. Tay đánh lên cao để tạo lực nhảy tối đa nhất.

Giai đoạn trên không

Khi cơ thể đã rời khỏi mặt đất, chủ động co chân giậm nhảy lên chân lăng đẩy qua xà hơi vặn người theo hướng mặt song song với xà, khi đó cơ thể sẽ nằm nghiêng so với xà ngang, chân đá lăng ở trên còn chân giậm nhảy sẽ ở bên dưới.

Giai đoạn tiếp đất.

Ở giai đoạn này điều quan trọng nhất là đảm bảo an toàn khi tiếp đất. Chân giậm nhảy đồng thời cũng là chân tiếp đất, khi tiếp đất chân hơi chùng xuống để giảm chấn động, tay có tác dụng giữ thăng bằng.

Lý thuyết thì khá phức tạp nhưng khi các bạn thực hành nhiều sẽ quen ngay. Và kỹ thuật nhảy cao kiểu nghiêng thường được áp dụng cho các lớp 10,11 ở cấp THPT.

kỹ thuật nhảy cao kiểu nằm nghiêng
Nhảy cao kiểu nằm nghiêng

2. Kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng

Cách nhảy qua xà kiểu úp bụng có các bước tương tự như với kiểu nằm nghiêng, điểm khác ở đây là ở giai đoạn giậm nhảy khi chân lăng qua xà, thay vì co chân giậm nhảy lại thì chúng ta thay đổi trọng tâm cơ thể để xoay người và vung chân theo hướng đi lên cao và vượt qua xà.

Giai đoạn quan trọng nhất là khi bật nhảy và xoay người trên không sự tinh tế sẽ giúp cho chân giậm nhảy không chạm vào xà ảnh hưởng đến thành tích nhảy của VĐV.

Nhảy cao kiểu úp bụng
Hình ảnh kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng.

Ở giai đoạn tiếp đất thì chân lăng là chân tiếp đất trước sau đó là tới chân giậm nhảy tiếp đất sau.

3. Kỹ thuật nhảy cao kiểu bước qua

Giai đoạn chạy đà của cách nhảy cao kiểu bước qua cũng giống như chạy đà kiểu nằm nghiêng. Điểm khác ở cách nhảy này là giai đoạn giậm nhảy và trên không.

Ở giai đoạn giậm nhảy, chân giậm là chân thuận, trọng tâm hạ thấp chân giậm nhảy tiếp xúc với mặt đất từ gót chân tới mũi bàn chân, đồng thời chân lăng đá mạnh qua xà, tay đẩy lên trên, khi chân lăng ngang với xà nhanh chóng vắt chân giậm nhảy theo hướng đá lên trên cao.

Trong cách nhảy xà kiểu bước qua giai đoạn quan trọng nhất là giậm nhảy và trên không, vì với cách nhảy này khi ở trên không, phần mông rất dễ bị chạm vào xà.

kỹ thuật nhảy xà kiểu bước qua

cách nhảy cao bước qua
Cách lăng chân giẩm nhảy qua xà.

Đây cũng là cách nhảy cao ở lớp 10 và lớp 11 thường xuyên luyện tập.

4. Kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà.

Nhảy cao lưng qua xà là kỹ thuật nhảy được áp dụng nhiều nhất trong các cuộc thi quốc tế. Cách nhảy này sử dụng những tính toán cơ lý rất khoa học và là cách nhảy cao cho thành tích cao nhất.

Giai đoạn chạy đà:

Ở giai đoạn này hướng chạy đà lúc đầu sẽ có hướng gần như vuông góc với xà ngang và với 4m cuối thì hướng chạy của VĐV so với xà là từ 30-40 độ. Giai đoạn chạy đà của kỹ thuật nhảy cao kiểu lưng qua xà chiều cao cơ thể sẽ thay đổi theo mỗi nhịp chạy.

Cách giậm nhảy

Ở bước chạy cuối chân giậm nhảy đặt vào vị trí giậm nhảy cách mặt phẳng tạo bởi thanh xà và cột đỡ xà khoảng 95cm(tùy lựa chọn của VĐV) khi đã đo đà từ trước, trọng tâm hạ thấp.

Trên không

Ở cách nhảy cao lưng qua xà, khi chân giậm bắt đầu được bật lên, cùng lúc đó chân lăng sẽ đẩy mạnh hướng lên trên, hai tay hướng thẳng đứng tiếp đến co chân giậm nhảy. Khi tay và đầu đã qua xà sử dụng sức rướn để hất mạnh phần thân sau vượt qua xà ngang.

Cách tiếp đất.

Khi đã ở trên cao lưng quay lại phía xà và người sẽ rơi tự do vì vậy cần có nệm mút khi nhảy cao kiểu này, cổ của người nhảy sẽ hơi gập và phần tiếp xúc với nệm sẽ là vai của VĐV.

Clip hướng dẫn nhảy cao kiểu lưng qua xà(người nhảy cao nhất thế giới hiện nay 2,45m)

Tổng kết:

Đó là những cách nhảy cao và những kỹ thuật nhảy cao cơ bản được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bao gồm nhảy cao kiểu nằm nghiêng, kiểu úp bụng, bước qua và nhảy cao lưng qua xà.

Hi vọng rằng với những chia sẻ dưới đây của wikithethao.com các bạn đã nắm bắt được toàn bộ những kỹ năng cần thiết của bộ môn nhảy cao.

Tham khảo thêm:

  • Kỹ thuật nhảy sào
  • Kỹ thuật đá cầu
  • Luật  thi đấu môn điền kinh

Từ khóa » Các Bước Nhảy Cao