4 Phong Cách Lãnh đạo - Bạn Là Ai? - WEONE
Có thể bạn quan tâm
“Điều quan trọng nhất trong công việc của bạn không phải văn phòng sang chảnh, tiền lương, danh hiệu hay logo của công ty, mà chính là người quản lý của bạn” – Tim Denning, một diễn giả nổi tiếng về truyền cảm hứng khởi nghiệp thành công, chia sẻ trên LinkedIn.
Toàn bộ những hành động, tư duy, quyết định của một nhà lãnh đạo mà nhân viên của họ nhận thấy được gọi là “Phong cách lãnh đạo” – nó đại diện cho triết lý, thái độ và kỹ năng của họ trong thực tế. Ngoài ra, phong cách lãnh đạo của một nhà quản lý còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc của công ty.
Có nhiều lý thuyết về các phong cách lãnh đạo, một trong số đó cũng là lý thuyết phổ biến nhất là của Kurt Lewin (1939) với 3 phong cách dựa trên mức độ phân tán quyền lực: Chuyên quyền, Dân chủ và Tự do. Ở Việt Nam, dựa trên lý thuyết của Kurt Lewin và tình hình thực tế trong nhiều doanh nghiệp, có thể nhận thấy 4 phong cách lãnh đạo phổ biến trong các nhà quản lý hiện nay:
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền
Một nhà lãnh đạo chuyên quyền tập trung quyền lực và quyền ra quyết định vào bản thân mình. Họ ra lệnh, giao nhiệm vụ và công việc mà không hỏi ý kiến của nhân viên. Người lãnh đạo nắm toàn quyền và chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Lãnh đạo chuyên quyền được coi là một cách lãnh đạo tiêu cực, dựa trên sự đe dọa và trừng phạt. Cấp dưới hành động theo chỉ đạo mà không thể ý kiến hay phản đối. Cấp trên không quan tâm đến ý kiến của người dưới quyền, cũng như không cho phép họ ảnh hưởng đến quyết định của mình. Họ tin rằng với quyền hạn của mình, một mình họ có thể quyết định điều gì là tốt nhất trong một tình huống nhất định.
Phong cách lãnh đạo này tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí gây phản cảm vì thế hệ trẻ ngày nay độc lập, sáng tạo, tự do, ít phục tùng hơn và không thể chấp nhận được sự kiểm soát cứng nhắc; nếu cố áp dụng không những không thu được kết quả, thậm chí còn có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực.
Phong cách lãnh đạo dân chủ
Các nhà lãnh đạo dân chủ phân tán quyền lực vào tay nhiều người. Phong cách này được đặc trưng bởi sự tham khảo ý kiến của cấp dưới và sự tham gia của họ vào việc xây dựng kế hoạch và chính sách trong công ty. Cấp trên khuyến khích họ tham gia vào quá trình ra quyết định.
Bên cạnh đó, những nhà lãnh đạo dân chủ tạo ảnh hưởng với cấp dưới chủ yếu thông qua sự thuyết phục và nêu gương hơn là sợ hãi và ép buộc như trong trường hợp phong cách chuyên quyền. Thậm chí đôi khi người lãnh đạo chỉ đóng vai trò là người kiểm duyệt các ý tưởng và đề xuất từ nhóm của mình.
Tất cả những đặc điểm trên tạo nên những điểm mạnh của phong cách lãnh đạo dân chủ: nhân viên làm việc với động lực cao hơn và tinh thần được cải thiện; tăng cường hợp tác với ban quản lý; cải thiện hiệu suất công việc; giảm xích mích, hiểu lầm không đáng có và giảm tình trạng vắng mặt, luân chuyển nhân viên.
Phong cách lãnh đạo hỗ trợ
Theo phong cách quản lý này, nhà lãnh đạo chỉ có chức năng hỗ trợ. Mối quan hệ giữa người lãnh đạo và nhân viên của họ giống như mối quan hệ giữa người chủ gia đình và các thành viên trong gia đình. Người lãnh đạo sẽ hướng dẫn cấp dưới như những thành viên trong gia đình của mình.
Phong cách này thích hợp khi nhân viên là người đã có chút kinh nghiệm, tuy nhiên, họ vẫn chưa tự tin về khả năng của mình khi giải quyết một công việc nào đó. Vì thế, cách tiếp cận này không có khả năng hiệu quả với những nhân viên giàu kinh nghiệm.
Phong cách lãnh đạo tự do
Các nhà lãnh đạo tự do có rất ít sự can thiệp với nhóm của mình, nhưng cũng vì vậy, cấp dưới của họ có được quyền hạn lớn nhất và khả năng sáng tạo không giới hạn. Người lãnh đạo tự do thường chuyển giao trách nhiệm ra quyết định cho cấp dưới và chỉ giữ tối thiểu quyền chủ động trong việc điều hành. Họ không đưa ra định hướng và cho phép nhóm thiết lập các mục tiêu của riêng mình cũng như tự giải quyết các vấn đề của riêng mình.
Phong cách lãnh đạo tự do có thể được áp dụng khi nhân viên có năng lực nghề nghiệp nhất định. Vì vậy, phong cách lãnh đạo này thì cần đòi hỏi nhân viên phải có năng lực, khả năng làm việc độc lập, dám nghĩ dám làm và có tầm nhìn xa trông rộng. Nếu không, cả nhóm sẽ rơi vào khủng hoảng hoặc bất đồng vì mâu thuẫn và không có một hướng đi cụ thể được thống nhất.
Mỗi một phong cách lãnh đạo sẽ phù hợp với từng đối tượng nhân sự và tính chất công việc khác nhau. Một nhà lãnh đạo giỏi đòi hỏi phải kết hợp khéo léo giữa các phong cách, thay đổi cho từng giai đoạn để đạt được hiệu suất công việc cao nhất. Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp những thông tin đầy đủ về phong cách lãnh đạo để bạn chọn ra một hình thức phù hợp nhất với bản thân và tổ chức của mình.
Từ khóa » Các Lý Thuyết Về Phong Cách Lãnh đạo
-
Một Số Lý Thuyết Về Lãnh đạo, Quản Lý Trên Thế Giới
-
Phong Cách Lãnh đạo Là Gì? - Luận Văn 99
-
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO - 123doc
-
Phong Cách Lãnh đạo Là Gì? Có Các Loại Phong Cách Lãnh đạo Nào?
-
Phong Cách Lãnh đạo Là Gì? 6 Phong Cách Lãnh đạo Phổ Biến Nhất
-
Phong Cách Lãnh đạo Là Gì? Các Phong Cách Lãnh đạo
-
[PDF] CHƯƠNG 7: CÁC LÝ THUYẾT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO
-
4 Học Thuyết Cốt Lõi Về Lãnh Đạo Là Gì? - MẸO SỐNG
-
Các Lý Thuyết Về Phong Cách Lãnh đạo - Hỏi Đáp
-
[PDF] BÀI 6 LÃNH ĐẠO - Topica
-
3 Phong Cách Lãnh đạo Và Cách Sử Dụng Phù Hợp
-
[PDF] ảnh Hưởng Của Phong Cách Lãnh đạo đến Kết Quả Hoạt động Doanh ...
-
3 Mô Hình Lãnh đạo Phổ Biến Nhất | Wismizer