5 Biểu Hiện Thường Thấy Của Hiện Tượng Biến đổi Khí Hậu

Biến đổi khí hậu đã và đang trở thành sự lo lắng chung của toàn nhân loại khi hậu quả mà chúng để lại ngày càng nghiêm trọng hơn. Vậy biến đổi khí hậu là gì? Biểu hiện của biến đổi khí hậu ra sao và hậu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Xem thêm: Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên Nhân, Hậu Quả và Giải Pháp

Contents

Khí hậu là gì?

khí hậu là gì

Khí hậu là định nghĩa chung để chỉ thời tiết trong một khoảng thời gian dài tại một địa điểm xác định. Khí hậu bao gồm các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, lượng mưa, các hiện tượng xảy ra trong khí quyển,…

Việt Nam là đất nước nằm trong vùng nhiệt đới, được phân ra làm 3 vùng khí hậu riêng biệt: Miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới, có 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông; miền Trung và Nam Trung Bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa; Miền Cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới Xavan. Miền Nam có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa.

Biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi tiêu cực của hệ thống khí hậu bao gồm: sinh quyển, khí quyển, băng quyển, thủy quyển, thạch quyển ở hiện tại và tương lai do chịu sự tác động của cả nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo qua hàng triệu năm.

Sự biến đổi khí hậu có thể là sự thay đổi của thời tiết bình quân giới hạn trong 1 vùng nhất định hoặc có thể biến đổi khí hậu toàn cầu.

biến đổi khí hậu là gì

Những biểu hiện của biến đổi khí hậu

Để hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu, mời bạn tìm hiểu ngay những biểu hiện rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu toàn cầu

Biến đổi khí hậu toàn cầu là hiện tượng xảy ra trên tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, cụ thể như sau:

Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao

nhiệt độ tăng cao

Sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày càng có chuyển biến xấu. Điển hình là sự nóng lên của Trái Đất, nhiệt độ trung bình ngày càng tăng cao do sự nóng lên của bầu khí quyển.

Theo WNO giai đoạn 2015 – 2019 nhiệt độ trung bình có xu hướng cao kỷ lục, hơn 0,2 độ C so với thời kỳ 2011 – 2015 và sẽ không dừng lại nếu không khắc phục kịp thời.

Hạn hán xuất hiện ở nhiều nơi

Biến đổi khí hậu kéo theo tình trạng hạn hán ở rất nhiều nơi và có xu hướng gia tăng, đe dọa sự sống của con người và sinh vật. Biểu hiện này của biến đổi khí hậu rất dễ dàng nhận thấy ở các nước khu vực châu Âu, châu Úc và phía tây của Hoa Kỳ.

Lượng mưa tăng giảm thất thường

Không chỉ hạn hán mà biến đổi khí hậu cũng làm lượng mưa tăng giảm thất thường. Thay vì chỉ mưa vào một số mùa nhất định trong năm thì các cơn mưa trái mùa lại thường xuyên xuất hiện gây lũ lụt gây hại đến con người và môi trường sống.

lượng mưa thất thường

Mực nước biển dâng cao, axit hóa đại dương

Biểu hiện tiếp theo đó là sự dâng cao của mực nước biển do băng tan. Theo NASA, đến s năm 2100 thì mực nước biển có thể dâng cao hơn 0,3 – 1,2m.

Ngoài ra, con người phát thải khí CO2 vào tầng khí quyển dẫn đến hiện tượng axit hóa đại dương. Mỗi năm đại dương hấp thụ 2 tỷ tấn CO2.

Liên tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan

Biến đổi khí hậu kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa bão, lốc xoáy, mưa đá, hiện tượng EL NINO,… Khu vực Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương là nơi ảnh hưởng rõ rệt nhất.

thời tiết cực đoan

Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp hơn, cụ thể:

  • Số ngày lạnh bị rút ngắn do nền nhiệt tăng cao, nắng nóng kéo dài, Đông – Hạ không phân biệt rõ rệt như trước.
  • Thường xuyên xảy ra thiên tai, bão lũ.
  • Xuất hiện nhiều hiện tượng cực đoan: mưa đá, lốc xoáy,.. nhất là ở khu vực Tây Nguyên.
  • Nước, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, xâm lấn.
  • Hạn hán kéo dài ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.

thực trạng biến đổi khí hậu ở việt nam

Các kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất

Kịch bản biến đổi khí hậu là những giả định có cơ sở khoa học và độ tin cậy để giải quyết tình hình biến đổi khí hậu trong tương lai. Hiện nay, có 4 kịch bản bao gồm: RCP2.6; RCP4.5; RPC6.0; RPC8.5.

Bạn có thể xem chi tiết các kịch bản trong hình dưới:

các kịch bản biến đổi khí hậu mới nhất 1

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam và trên toàn thế giới

Nguyên nhân nào dẫn đến biến đổi khí hậu? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan cụ thể như sau:

Quỹ đạo Trái đất thay đổi

Bất kể một sự thay đổi nào ở tham số quỹ đạo của Trái Đất đều trở thành nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Tuy nhiên sự thay đổi này diễn ra khá chậm chạp có chu kỳ lên đến 96.000 năm.

quỹ đạo trái đất thay đổi

Thay đổi dòng hải lưu ở đại dương

Sự thay đổi dòng hải lưu ở đại dương và mực nước biển tăng cao chính là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự thay đổi về phát xạ của mặt trời và hấp thụ bức xạ trái đấy

Sự nóng lên của Trái Đất là do sự thay đổi phát xạ của mặt trời và sự hấp thụ của Trái Đất. Các vết đen trên mặt trời làm cường độ xạ chiếu xuống trái đất thay đổi rất lớn.

Do hoạt động địa chất, phun trào núi lửa

Núi lửa phun trào dẫn đến sự phân bổ bức xạ và nhiệt biến đổi. Ngoài ra, núi lửa phun trao mang theo khói khí và tro ảnh hưởng tiêu cực đến tầng khí quyển trong nhiều năm.

núi lửa phun trào

Những tác động của con người

Ngoài những nguyên nhân tự nhiên thì con người cũng tác động rất lớn trong quá trình biến đổi khí hậu với hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng cao. Nền công nghiệp càng phát triển thì lượng khí xả thải càng tăng, trái đất càng nóng lên. Bên cạnh đó, nạn chặt phá rừng làm trái đất mất đi lá phổi xanh, ngày càng biến đổi cực đoan hơn.

tác động của con người

Các nguyên nhân gây biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Ngoài các nguyên nhân trên thì ở Việt Nam, biến đổi khí hậu còn do:

  • Kỹ thuật chăn nuôi hạn chế, chưa có cách xử lý xả thải.
  • Canh tác lạc hậu.
  • Chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy.
  • Đốt rơm rạ sau mỗi vụ mùa, đun nấu bằng các nguyên liệu thô.
  • Khói thải từ phương tiện giao thông, nhà máy xí nghiệp.
  • Sử dụng quá nhiều thiết bị làm lạnh.

Những hậu quả của biến đổi khí hậu đến Việt Nam và toàn cầu

Biến đổi khí hậu để lại những hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Tìm lời giải đáp ngay sau đây nhé!

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến con người

tác động đến sức khỏe con người

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là những nhóm người như người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, những người có cơ địa yếu, bệnh hô hấp, tim mạch.

Cụ thể, đợt nắng nóng kỷ lục năm 2003 đã làm thiệt mạng 70.000 người trên toàn Châu Âu, trong đó nước Pháp chiếm 13.000 người. Năm 2018 tại nước Đức cũng có 1000 người thiệt mạng. Gần đây hơn là vào tháng 7 năm 2019, gần 3.000 người Hà Lan mất vì nắng nóng.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến kinh tế

  • Lũ lụt phá hủy nhiều công trình, hòa màu, làm nước và đất bị biển đổi thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm.
  • Chi phí khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu khiến nền kinh tế bị hao hụt.
  • Giá cả leo thang, hàng hóa khan hiếm, mất đi nguồn thu từ du lịch và công nghiệp.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp

  • Lũ lụt làm mất hoa màu, đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặt giảm năng suất. Nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
  • Hạn hán kéo dài gây mất mùa.

tác động đến nông nghiệp

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng

  • Hiện tượng cháy rừng tăng cao do sự nóng lên của trái đất.
  • Nạn chặt phá rừng khiến đất bị xâm lấn, thu hẹp diện tích canh tách.
  • Đe dọa đời sống, tính mạng của các sinh vật tự nhiên và các động thực vật quý hiếm.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước

  • Gây ô nhiễm nguồn nước, nước sạch trở nên khan hiếm, nước ngầm suy giảm, nước bị nhiễm mặn, phèn.
  • Tài nguyên nước cạn kiệt, biến đổi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến mối quan hệ dân tộc, an ninh quốc gia

Sự biến đổi khí hậu kéo theo muôn vàn khó khăn: lương thực khan hiếm, giá cả leo thang dẫn đến nhiều xung đột, tranh chấp giữa các vùng lãnh thổ.

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến ngư nghiệp

Tại Việt Nam có khoảng 460 nghìn ngư dân, 100 nghìn người làm việc trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, hơn 2 triệu người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Vì thế, biến đổi khí hậu xảy ra thì ngành ngư nghiệp là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

tác động đến ngư nghiệp

Đề xuất một số biện pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu

Để khắc phục hậu quả và ngăn ngừa sự biến đổi khí hậu toàn cầu, chúng ta cần chung tay thực hiện những biện pháp tích cực sau:

Bảo vệ rừng, tích cực trồng cây xanh

Rừng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa biến đổi khí hậu. “Lá phổi xanh” càng lớn thì càng ngăn chặn được tình trạng nóng lên của trái đất. Vì thế cần tích cực trồng và bảo vệ rừng trên toàn thế giới.

Hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch

Nên hạn chế sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, khí đốt để hạn chế sự phát tán nhiệt gây nên hiệu ứng nhà kính.

hạn chế sử dụng nhiên liệu hỏa thạch

Khai thác các nguồn năng lượng sạch

Tích cực sử dụng các nguồn năng lượng sạch như năng lượng gió, mặt trời, năng lượng thủy triều,… những nguyên liệu thân thiện với thiên nhiên.

Liên tục cập nhật thông tin về biến đổi khí hậu

Bạn nên cập nhật những thông tin về biến đổi khí hậu để có cách khắc phục và chủ động phòng chống một cách hiệu quả nhất.

Thực hiện chính sách tiết kiệm điện

Thực hiện chính sách tiết kiệm điện bằng cách tận dụng nguồn năng lượng ánh sáng mặt trời, tiết kiệm điện và sử dụng đèn compact thay vì đèn sợi đốt,…

tiết kiệm năng lượng

Chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi

Để khắc phục và ngăn biến đổi khí hậu tại Việt Nam thì chúng ta nên chuyển đổi mô hình trồng trọt, chăn nuôi thông minh hơn. Thay thế các loại cây trồng dài hạn bằng cây ngắn hại để tránh bão lũ hoặc trồng cây có khả năng chịu mặn, chịu phèn.

Ưu tiên mua các thiết bị có dán nhãn tiết kiệm năng lượng

Nên lựa chọn các thiết bị có nhãn dán tiết kiệm năng lượng để giảm lượng khí CO2 thải ra môi trường.

Làm việc gần nhà và dùng phương tiện giao thông công cộng

Hạn chế sử dụng phương tiện gắn máy, phương tiện riêng. Nên đi bộ, xe đạp hoặc các phương tiện công cộng để hạn chế lượng khí xả thải ra ngoài môi trường.

sủ dụng phương tiện công cộng

Cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng

Theo 1 số thống kê thì nhà ở chiếm tới 1/3 khí thải ra ngoài môi trường gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Vì thế cần cải tạo cơ sở hạ tầng, xây nhà thân thiện, sử dụng hệ thống chống ồn, thang điều chỉnh nhiệt,… Nâng cao chất lượng công trình cầu đường để giao thông được lưu thông, giảm nguồn nhiên liệu tiêu thụ.

Không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng túi nilon

Túi nilon gây hại cho môi trường ngay từ khâu sản xuất đến khi sử dụng xong chúng cần rất nhiều thời gian để phân hủy. Chính vì thế nên hạn chế sử dụng túi nilon để bảo vệ môi trường và ngăn ngừa biến đổi khí hậu.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về các biểu hiện của biến đổi khí hậu. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc! Trân trọng!

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường là gì? 7 Nguyên nhân và 6 Biện pháp xử lý

Tweet Pin It

Từ khóa » Những Biểu Hiện Biến đổi Khí Hậu Tại Việt Nam