Ảnh Hưởng Của Biến đổi Khí Hậu - UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế

Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.

Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu.

Biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến khí hậu thủy văn nước ta nói chung, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

1. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Theo báo cáo của "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH", thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam được đánh giá như sau:

- Nhiệt độ: trong khoảng 50 năm qua (1951-2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960). Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 lần lượt là 0,8; 0,4 và 0,6oC. Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-1,3oC và cao hơn thập kỷ 1991-2000: 0,4-0,5oC.

- Lượng mưa: trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.

- Mực nước biển: theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

- Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ gần đây (cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt không khí lạnh bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt không khí lạnh trong mỗi tháng mùa đông (11-3) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990, 1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.

- Bão: vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.

Về nhận định xu thế BĐKH ở Việt Nam:

- Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C vào năm 2100.

- Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng (từ 0% đến 10%) vào mùa mưa và giảm (từ 0% đến 5%) vào mùa khô. Tính biến động của mưa tăng lên.

- Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100.

Bảng 17.1. Thay đổi nhiệt độ trung bình năm (°C) so với 1980-1999, Kịch bản trung bình (B2)

Vùng khí hậu

Thập kỷ

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,4

2,6

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

ĐB Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,5

1,8

2,0

2,2

2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên Huế

Theo số liệu quan trắc tại các trạm, ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu đến chế độ KHTV tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

a. Về lượng mưa

Theo nhận định chung về biến đổi về lượng mưa trong cả nước trong những thập kỷ qua là không rõ rệt theo các thời kỳ: có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, số liệu quan trắc về lượng mưa cũng cho thấy rõ điều này (hình 17.1). Tại Huế từ 1956 đến 1998, thời kỳ mưa nhiều, mưa ít xen kẽ nhau có quy luật khá rõ ràng. Nhưng từ năm 1999 đến 2012, lượng mưa có xu hướng tăng rõ rệt: lượng mưa năm trung bình từ 1956-1998 là 2726mm; từ 1999-2012 là 3426mm (tăng tới 25% so với thời kỳ trước), hình 17.2 là biểu đồ lượng mưa năm trung bình trong 10 năm đã thể hiện rõ sự gia tăng lượng mưa từ 1999 đến nay. Tuy nhiên trong thời kỳ này vẫn có những năm mưa rất ít như năm 2006 và 2012.

Tại khu vực miền núi A Lưới và Nam Đông, lượng mưa cũng có xu hướng gia tăng rõ rệt từ 1999 đến nay. Xét theo 2 giai đoạn từ 1973-1998 và 1999-2012, lượng mưa năm trung bình tại các nơi như sau (bảng 17.2).

Bảng 17.2. Lượng mưa năm trung bình qua các thời kỳ

Trạm

Lượng mưa năm trung bình (mm)

Thời kỳ từ 1998 trở về trước (1)

Thời kỳ từ 1999-2012 (2)

Chênh lệch (2)-(1)

Huế

2726

3426

700

A Lưới

3378

3896

518

Nam Đông

3502

4206

704

Quá trình biến đổi mưa năm tại A Lưới, Nam Đông thể hiện ở các hình 17.3 đến 17.6.

Hình 17.3. Lượng mưa năm tại A Lưới

Hình 17.6. Lượng mưa trung bình trượt 10 năm tại Nam Đông

b. Về nhiệt độ

Theo đánh giá thực trạng BĐKH tại Việt Nam: trong khoảng 50 năm qua (1951-2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960). Tuy nhiên, tại Thừa Thiên Huế lại có một số nơi biến đổi khác thường. Theo số liệu quan trắc tại trạm Huế, nhiệt độ trung bình hàng năm có xu hướng tăng từ 1956-1975, giảm từ 1976 trở lại đây, với mức giảm nhiệt khoảng 0,30C (hình 17.7).

Nhiệt độ tại Huế từ 1976-2012 có xu hướng giảm, nhưng tại vùng núi Nam Đông và A Lưới lại có xu hướng tăng theo quy luật chung của cả nước. Xét từ năm 1973-2012, chia thành 2 giai đoạn (1973-1992; 1993-2012), mức tăng nhiệt tại A Lưới và Nam Đông giai đoạn sau so với giai đoạn trước từ 0,3-0,40C (hình 17.8, 17.9).

Hình 17.9. Nhiệt độ trung bình năm tại Nam Đông

Xét về nhiệt độ cực trị (cao nhất, thấp nhất tuyệt đối), các giá trị này đều xuất hiện ở thời kỳ trước năm 2000.

Bảng 17.3. Nhiệt độ cao nhất, thấp nhất tuyệt đối và năm xuất hiện

Trạm

Thời kỳ từ năm 2000 trở về trước

Thời kỳ từ 2001-2012

Tmax (0C)

Tmin (0C)

Tmax (0C)

Tmin (0C)

Huế

41,3

(1983)

9,5

(1999)

39,6

(2006)

12,2

(2005)

A Lưới

38,8

(1973)

3,8

(1974)

35,9

(2001)

9,6

(2007)

Nam Đông

41,0

(1983)

5,8

(1974)

40,2

(2010)

12,4

(2005)

c. Về bão

Theo báo cáo của "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH", vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn. Đối với Thừa Thiên Huế, số cơn bão ảnh hưởng trong những năm qua chưa có thay đổi nhiều (bảng 17.4). Về tốc độ gió do ảnh hưởng của bão có xu hướng giảm (hình 17.10). Tuy nhiên, số liệu quan trắc tại trạm Huế chưa thể hiện đầy đủ về mức độ ảnh hưởng của bão đến toàn tỉnh. Theo kết quả đo đạc, khảo sát về gió tại vùng ven biển (Thuận An), tốc độ gió lớn hơn khá nhiều so với tại thành phố Huế.

Bảng 17.4. Số cơn bão ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế qua các giai đoạn

Giai đoạn

Số cơn bão

Cấp gió mạnh nhất

1952-1960

4

12

1961-1970

12

12

1971-1980

8

10

1981-1990

7

10

1991-2000

2

7

2001-2012

5

10

d. Về mực nước

Tại Thừa Thiên Huế hiện nay chưa có trạm quan trắc mực nước biển nên chưa có cơ sở đánh giá về ảnh hưởng của BĐKH đối với yếu tố này. Theo báo cáo của "Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH", trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển trung bình ở các trạm Cửa Ông và Hòn Dấu đã tăng lên khoảng 20cm, phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.

Theo số liệu quan trắc tại các khu vực lân cận Thừa Thiên Huế: từ năm 1978-2012 mực nước trung bình tại Sơn Trà (Đà Nẵng) đã tăng lên là 8cm; tại Cửa Việt (Quảng Trị) tăng 7cm (hình 17.11 và 17.12).

Từ khóa » Những Biểu Hiện Biến đổi Khí Hậu Tại Việt Nam