5 Bước Xây Dựng Quy Trình Marketing áp Dụng Cho TẤT CẢ Ngành ...
Có thể bạn quan tâm
Với sự phát triển của thời đại công nghệ số, các phương pháp Digital Marketing cũng ra đời nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp với đủ mọi ngành nghề khác nhau của xã hội.
Để có thể marketing một cách hiệu quả và mang lại nhiều khách hàng tiềm năng thì việc xây dựng được một quy trình Marketing là việc vô cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp. Việc này giúp khả năng tiếp cận khách hàng và phân tích đối thủ cạnh tranh trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.
Mục lục
- I. Các bước xây dựng quy trình Marketing cụ thể
- 1. Xác định mục tiêu marketing
- 2. Phân tích thị trường
- 3. Sản phẩm của bạn nhắm vào phân khúc nào?
- 4. Hoạch định chiến lược Marketing
- 5. Xây dựng các kế hoạch phân phối
- 6. Xây dựng chiến lược về giá cả
- 7. Chiến lược truyền thông
- 8. Thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm
- Related Post
I. Các bước xây dựng quy trình Marketing cụ thể
1. Xác định mục tiêu marketing
Xác định rõ ràng mục tiêu cần marketing là bước đầu tiên của quy trình bởi đây sẽ là kim chỉ nam cho các phương pháp marketing của bạn sau này. Mục tiêu marketing thường được xác định dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Nắm rõ mục tiêu kinh doanh và marketing giúp doanh nghiệp có thể đánh giá thị trường mục tiêu, phân tích đối thủ cạnh tranh, cần thu được bao nhiêu doanh số hoặc thị phần để đưa ra được số nguồn lực và ngân sách.
Xem thêm: Quy trình chăm sóc khách hàng chuẩn
2. Phân tích thị trường
Sau khi đã nắm rõ mục tiêu marketing, ta cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường để nắm được nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh ( điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ ), những yếu tố tác động đến dịch vụ hoặc mặt hàng của bạn.
3. Sản phẩm của bạn nhắm vào phân khúc nào?
Sau khi có được kết quả phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải tính toán phân khúc thị trường mà sản phẩm của bạn định nhắm tới là đâu? Khách hàng của bạn là ai? Độ tuổi nào? sở thích là gì? Những người đó quan tâm điều gì từ sản phẩm của bạn?… Từ những phân tích này, bạn có thể tìm ra những thị trường ngách mà có thể đối thủ của bạn chưa hề hay biết.
Việc lựa chọn được phân khúc khách hàng giúp bạn tập trung được nguồn lực và ngân sách để phục vụ những khách hàng phù hợp nhất và giúp bạn nhanh chóng đứng vững trên phân khúc thị trường đó. Bạn có thể triển khai kế hoạch Digital Marketing hiệu quả.
Xem thêm: Digital Marketing là gì – triển khai kế hoạch chiến lược digital marketing như thế nào ?
4. Hoạch định chiến lược Marketing
Sau khi có được các kết quả phân tích thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và nắm được nhu cầu của khách hàng thì cũng là lúc bạn cần hoạch định chiến lược marketing cho từng thị trường. Việc này sẽ vạch ra những kế hoạch bạn tiếp theo bạn nên làm gì và không nên làm gì để mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến dịch của mình.
5. Xây dựng các kế hoạch phân phối
Trong Marketing, người đầu tiên đặt chân vào thị trường sẽ là người được người dùng nhắc đến chứ không phải là người giỏi nhất. Vì vậy bạn cần xây dựng các kế hoạch để phân phối sản phẩm của mình đến tay khách hàng càng sớm càng tốt. Thuê đối tác phân phối để giúp bạn cũng là một giải pháp nên cân nhắc. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự thành bại của một chiến dịch marketing nên bạn nên tính toán thật thận trọng.
6. Xây dựng chiến lược về giá cả
Giá cả là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng quyết định việc khách hàng có lựa chọn sản phẩm của bạn hay không. Hãy xây dựng một chiến lược về giá để đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.
7. Chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông tốt sẽ giúp khách hàng nhớ tới sản phẩm của bạn và ghi nhớ thương hiệu của bạn. Đồng thời cũng cho khách hàng biết sản phẩm của bạn tốt như thế nào, tại sao nên mua sản phẩm của bạn.
8. Thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm
Không bao giờ có một kế hoạch hoàn hảo tuyệt đối, vì vậy cách duy nhất bạn có thể làm là hạn chế mọi rủi ro đến mức tối thiểu. Hãy vạch ra một kế hoạch thực hiện chi tiết và tỉ mỉ cách thức bạn tiến hành từng công đoạn mà bạn đã dày công nghiên cứu ở trên.
Nhu cầu của khách hàng thay đổi theo thời gian, đối thủ cạnh tranh cũng không chịu ngồi yên nhìn chúng ta thao túng thị trường. Vì vậy hãy đánh giá lại các kế hoạch của bạn, đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc để điều chỉnh các chiến lược marketing của mình cho tốt hơn.
Bên cạnh việc marketing, việc quản lý và chăm sóc khách hàng cũng rất cần thiết để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. CRMVIET đem đến giải pháp tích hợp 3 in 1 công việc này một cách hiệu quả, tìm hiểu ngay tại đây:
ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Related Post
Từ khóa » Trình Bày Quy Trình Marketing
-
Quy Trình Marketing Tổng Quan Trong 5 Bước - Gobranding
-
Quy Trình Quản Trị Marketing Trong Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Marketing Với 6 Bước Phù Hợp Với Mọi Lĩnh Vực Ngành Nghề
-
Quy Trình Marketing - Tất Cả Về Marketing Trong 5 Bước
-
5 Bước Của Quy Trình Marketing - TaiLieu.VN
-
Quy Trình Marketing Là Gì? 6 Bước Tạo Nên Sự Khác Biệt Cho Doanh ...
-
Cách Xây Dựng Quy Trình Marketing Hiệu Quả Cho Mọi Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Xây Dựng Chiến Lược Marketing Sản Phẩm/dịch Vụ/doanh ...
-
Bài 1: Quy Trình Quản Trị Marketing - HOC247
-
Quá Trình Marketing Và Các Bước Xây Dựng Chính Sách Marketing
-
Tổng Quan Về Quy Trình Hoạt động Marketing
-
5 Bước Của Quy Trình Marketing - VĂN THƯ LƯU TRỮ
-
Digital Marketing Và Quy Trình Làm Tổng Thể Cho Người Mới Bắt đầu
-
Chiến Lược Marketing Là Gì? Hướng Dẫn Xây Dựng Từ Cơ Bản Tới ...