Quy Trình Quản Trị Marketing Trong Doanh Nghiệp

Quy trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp 5/5 - (24 bình chọn)

Marketing thường được hiểu theo nghĩa đơn giản là tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… Quản trị marketing trong doanh nghiệp hiểu một cách khái quát nhất là tổ hợp của nhiều công việc liên quan đến khách hàng và cách tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, marketing luôn nắm giữ vị trí trọng yếu trong hoạt động của doanh nghiệp.

Mục lục

  • 1. Quản trị marketing trong doanh nghiệp là gì?
  • 2. Các bước quy trình quản trị marketing trong doanh nghiệp
    • 2.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường
    • 2.2. Bước 2: Phân khúc thị trường
    • 2.3. Bước 3: Thiết lập các chiến lược marketing
    • 2.4. Bước 4: Hoạch định chương trình marketing
    • 2.5. Bước 5: Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing
Quy trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp
Quy trình Quản trị Marketing trong doanh nghiệp

1. Quản trị marketing trong doanh nghiệp là gì?

Quản trị là công việc khá phổ biến và hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức đều thực hiện. Đây là hoạt động đánh giá, hoạch định, giám sát và đưa ra hướng đi cụ thể cho các kế hoạch hoặc dự án của doanh nghiệp. Theo đó, quản trị marketing trong doanh nghiệp là việc nhà quản trị đưa ra các phương án tổng quát, chiến lược cụ thể cho kế hoạch Marketing thương hiệu, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Quản trị marketing là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường: Marketing hướng nhiều đến thị trường, phân tích nhu cầu của khách hàng. Nhờ có hoạt động này mà doanh nghiệp có thể kết nối và đáp ứng xu hướng tiêu dùng chung của người mua. Các nhà quản trị marketing hơn ai hết cần thấu hiểu thị trường để có thể thực hiện hiệu quả các hoạt động này.

Liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp: Do marketing là tổ hợp của nhiều hoạt động khác nhau như phân tích, đánh giá, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch nên cần sự kết hợp của các bộ phận, phòng ban. Đó cũng là lí do để các phòng ban tăng sự liên kết và thực hiện kế hoạch đúng tiến độ, đạt chất lượng.

Nâng cao năng suất: Trong quản trị marketing, việc giám sát, thúc đẩy các hoạt động luôn được đề cao. Quá trình thực thi được giám sát chặt chẽ nên cả hiệu suất và kết quả làm việc đều tăng. Một nhà quản trị giỏi sẽ không gặp phải các vấn đề như chậm tiến độ, dự án dang dở, gặp nhiều rủi ro trong quá trình thực thi…

Quản trị marketing giúp xây dựng và duy trì những trao đổi có lợi với đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Marketing góp phần tối đa hóa tiêu thụ, tạo sự thỏa  mãn cho khách hàng nhờ sản phẩm/ dịch vụ chất lượng…từ đó hiện thực hóa mục tiêu doanh nghiệp đề ra nên cần được chú trọng.

2. Các bước quy trình quản trị marketing trong doanh nghiệp

Quy trình quản trị Marketing bao gồm 5 bước cơ bản bao gồm:

2.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Là bước quan trọng đầu tiên của mọi hoạt động. Chỉ khi nghiên cứu và phân tích thị trường thì mới có thể xác định được độ hấp dẫn và các cơ hội mà thị trường mang lại. Cần cân nhắc các yếu tố như môi trường vĩ mô, vi mô, môi trường bên trong và bên ngoài để có sự đánh giá chính xác nhất và lựa chọn mục tiêu tài chính phù hợp.

2.2. Bước 2: Phân khúc thị trường

Xem xét các phân khúc khách hàng khác nhau nhằm đưa ra phân tích và xác định đối tượng khách hàng phù hợp. Dựa vào dự đoán sự hấp dẫn của thị trường mục tiêu và kiểm tra năng lực thành công của doanh nghiệp để lựa chọn phân khúc khách hàng một cách khôn ngoan.

2.3. Bước 3: Thiết lập các chiến lược marketing

Là chiến lược định vị sản phẩm trên thị trường. Tùy vào từng giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của sản phẩm và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường mà đưa ra các chiến lược marketing sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp cần nỗ lực định vị sản phẩm bằng cách thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm/ dịch vụ của mình có những ưu điểm vượt trội và mang đến lợi ích then chốt cho người mua.

2.4. Bước 4: Hoạch định chương trình marketing

Chương trình marketing là sự kết hợp của nhiều phương thức marketing để đáp ứng thị trường mục tiêu. Marketing mix sẽ kết hợp và điều chỉnh một cách linh hoạt theo các biến đổi trên thị trường. Bằng cách phối hợp 4P : sản phẩm (product); giá cả (price); phân phối (place); cổ động (promotion) , marketing mix có thể tác động và làm thay đổi sức cầu của thị trường với sản phẩm của doanh nghiệp theo hướng có lợi.

2.5. Bước 5: Tổ chức, triển khai, kiểm soát hoạt động marketing

Là bước sắp xếp các nguồn lực, triển khai và giám sát kế hoạch marketing. Doanh nghiệp cần tiến hành tất cả các hoạt động theo kế hoạch và chiến lược đã vạch sẵn như làm ra sản phẩm theo thiết kế, định giá, phân phối và khuyến mãi sản phẩm. Nhà quản trị theo dõi, kiểm soát quá trình thực thi hoạt động của doanh nghiệp một cách chặt chẽ để phát hiện và khắc phục sai sót, dự trù thay đổi nếu có.

Quản trị marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đề xuất ra hướng đi, chiến lược vận hành chuỗi công việc. Vì vậy, nhà quản trị cần hiểu rõ các bước trong quy trình quản trị để có thể kiểm soát các hoạt động marketing một cách tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ thông tin về ngành quản trị Marketing mà Đại học Quốc tế Bắc Hà đã tổng hợp và gửi tới các bạn.

>> Tìm hiểu về những ngành nghề tiềm năng cho tương lai tại đây.

Từ khóa » Trình Bày Quy Trình Marketing